Ngày chốt nav của các quỹ là gì

(ĐTCK) Nhà đầu tư suy luận, các quỹ sẽ mua vào, kéo giá các cổ phiếu có trong danh mục đầu tư, hoặc mua vào các cổ phiếu trụ để giữ nhịp thị trường.

Chỉ còn vài phiên giao dịch là kết thúc tháng 6, thời điểm các quỹ đầu tư chốt giá trị tài sản ròng (NAV) quý II, nên nhiều nhà đầu tư đang suy luận theo “thuyết âm mưu”: các quỹ sẽ mua vào, kéo giá các cổ phiếu có trong danh mục đầu tư, hoặc mua vào các cổ phiếu trụ để giữ nhịp thị trường.

Những cổ phiếu được kỳ vọng neo giá nhờ khối ngoại là HPG, KDH, MWG, MBB, VNM… và các cổ phiếu lớn được xem là trụ của chỉ số chung. Dòng tiền vì thế vẫn khá lạc quan với thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, dòng tiền còn tìm đến các cổ phiếu có câu chuyện riêng như CTD, cổ phiếu “họ” FLC như HAI, AMD, FLC, ROS, KLF.

Ðáng chú ý, cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi số lượng tài khoản mở mới tăng cao, thanh khoản thị trường tăng vọt…, kỳ vọng sẽ đem lại kết quả kinh doanh khả quan.

Trong phiên giao dịch ngày 23/6, các mã SSI, MBS, SHS, BSI, VIX, HCM, VND, VCI tăng giá mạnh, thậm chí tăng trần, dù sang phiên tiếp theo, nhóm này đã chịu áp lực điều chỉnh cùng xu hướng chung của thị trường.

Dòng tiền vẫn đang tìm cơ hội đầu tư sinh lời khi mà thị trường có thể được giữ nhịp bởi các tổ chức đầu tư cho đến ngày chốt NAV theo thông lệ, bởi tâm lý nhà đầu tư không quá bi quan và kỳ vọng vào kết quả kinh doanh quý II ở một số nhóm ngành.

Thực tế, số ngành dự báo có kết quả kinh doanh khả quan hay số doanh nghiệp có câu chuyện riêng không nhiều. Phần lớn kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp được nhận định sẽ phản ánh giai đoạn khó khăn vì giãn cách xã hội do dịch Covid-19.

Theo Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS), xu hướng thị trường điều chỉnh vẫn đang chiếm thế chủ đạo và khả năng sẽ được duy trì trong các phiên tới. VNCS khuyến nghị, nhà đầu tư nên canh bán khi thị trường xuất hiện những phiên hồi phục.

Tuy nhiên, trong bản tin của khối công ty chứng khoán gần đây ghi nhận thông tin đại hội đồng cổ đông và cập nhật ước tính lợi nhuận quý II của các doanh nghiệp đã đưa ra nhận định về không ít cổ phiếu đang có mức định giá theo lý thuyết cao hơn mặt bằng thị giá hiện tại, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp có mảng kinh doanh khu công nghiệp.

Thông tin mà Ðầu tư Chứng khoán ghi nhận ở không ít doanh nghiệp có dự án khu công nghiệp cũng như doanh nghiệp xây lắp dự án nhà xưởng là nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu từ trước Tết đã ký hợp đồng thuê sau khi hết thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 và nhiều khách hàng đề nghị gửi clip thông tin dự án để xem trước bởi chưa thể tới Việt Nam xem trực tiếp dự án do đường bay quốc tế chưa mở cửa.

Hai nhà thầu xây dựng lớn là Hòa Bình và Ricons đều nhận định, phân khúc nhà xưởng khu công nghiệp sẽ bùng nổ khi dịch bệnh qua đi.

Trong trung hạn, từ nay đến cuối năm, các cổ phiếu đang được định giá ở mức P/E 6 - 7 lần dự kiến vẫn hấp dẫn đầu tư, nhất là khi triển vọng doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm nay và sang năm 2021 khả quan hơn.

Vì vậy, sau thời điểm chốt NAV quý II, thị trường chứng khoán có thể có những phiên rung lắc, nhưng thị trường có thực sự vững vàng hay không nhiều khả năng sẽ thể hiện vào cuối tháng 7, khi kết quả kinh doanh quý II lần lượt được công bố.

Thị trường chứng khoán có nhiều kiến thức mà bạn cần phải cập nhập đầy đủ trước khi tham gia đầu tư. Trong đó, các chỉ số để đo lường, đánh giá các sản phẩm tài chính là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, ngân hàng số Timo sẽ nhắc đến NAV, một trong các chỉ số cần thiết. Xem ngay để hiểu rõ NAV là gì trong chứng khoán nhé!

NAV (Net Asset Value) còn được gọi là giá trị tài sản thuần. Dùng để đánh giá giá trị tài sản của một doanh nghiệp có tương xứng với định giá hiện tại hay không. NAV là chỉ số đại diện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần công ty.

NAV bao gồm 3 thành phần:

  • Vốn điều lệ (là vốn góp từ các cổ đông của công ty).
  • Vốn phát hành cổ phiếu.
  • Vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu một doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhưng tài sản thể hiện ra bên ngoài lại cao thì đó có thể là do vốn vay. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số NAV này để đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của một công ty để cân nhắc lựa chọn khi đầu tư.

Ngày chốt nav của các quỹ là gì
NAV (Net Asset Value) còn được gọi là giá trị tài sản thuần (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán cơ bản

Cách tính chỉ số NAV như thế nào?

Chỉ số NAV rất quan trọng giúp người chơi đánh giá được các cơ hội và rủi ro khi đầu tư chứng khoán. Để tính tỉ số NAV, bạn có thể dựa trên công thức sau:

NAV = (Tổng tài sản – Tổng nợ cần phải trả) / Tổng số cổ phiếu hiện đang lưu hành

Tùy theo loại hình đầu tư mà bạn có thể lựa chọn chỉ số NAV cho chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu để đánh giá chính xác nhất. Trong đó tổng tài sản được tính bằng tổng giá trị cổ phiếu theo tiền mặt và thị giá.

Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

Chỉ số NAV rất cần thiết giúp người chơi chứng khoán đánh giá được hiệu quả hoạt đồng đầu tư của quỹ có đang tăng trưởng hay không. Cụ thể ý nghĩa của chỉ số này đối với thị trường đầu tư chứng khoán được thể hiện như sau:

  • Khi công ty phát hành cổ phiếu 110.000 đồng nhưng NAV là 140.000 thì có thể doanh nghiệp đó đã tích lũy được nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận mới từ nguồn cũ hoặc các quỹ dự phòng. Vì thế, các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi mua cổ phiếu giá 140.000 thì bạn vẫn đang mua đúng với giá trị thật của doanh nghiệp.
  • Nếu NAV của doanh nghiệp đang ở mức 140.000 đồng nhưng mang lại giá trị khá cao thì bạn có thể bỏ ra số tiền lớn hơn để mua cổ phiếu. Nhằm mang lại lợi nhuận và tăng giá trị của NAV trong thời gian tới.
  • Trong trường hợp NAV của doanh nghiệp là 130.000 đồng nhưng đang thua lỗ và NAV có thể bị giảm thì bạn cần phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng. Từ đó đưa ra quyết định khôn ngoan, an toàn nhất, hãy nhớ rằng lợi nhuận cao thì rủi ro sẽ lớn hơn.

Ngày chốt nav của các quỹ là gì
Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán (Nguồn: Internet)

Sự khác biệt của chỉ số NAV với cổ phiếu

Giữa chỉ số NAV và giá cổ phiếu có những điểm giống nhau nhưng trên cơ bản là khác nhau. Cụ thể:

  • NAV là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu được hiểu là mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để giao dịch. Giá cổ phiếu cũng có thể bị thao túng từ thị trường.
  • Giá cổ phiếu có thể tăng giảm bởi người mua và bán tùy vào yếu tố cung cầu hoặc xu hướng thị trường. Đồng thời, giá cổ phiếu có thể thấp hoặc cao hơn chỉ số NAV. Sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu và NAV sẽ cho thấy mức độ ổn định, thị trường có đang đánh giá chính xác về giá trị của doanh nghiệp hay không.
  • Chỉ số NAV sẽ được chốt theo ngày, và phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp. Ngược lại, giá cổ phiếu biến động theo từng thời điểm tùy vào người bán và người mua quyết định.

Ngày chốt nav của các quỹ là gì
NAV và giá cổ phiếu có những điểm giống và khác nhau (Nguồn: Internet)

Như vậy, với bài viết này bạn đã được biết NAV là gì trong chứng khoán và ý nghĩa của nó. Trước khi đầu tư chứng khoán, bạn cần tìm hiểu kỹ những thông tin và biết cách sử dụng các chỉ số để đánh giá rủi ro và cơ hội sinh lời. Bên cạnh NAV còn một số chỉ số khác như PE, PS, EPS,… Đối với các nhà đầu tư mới, để nhận diện và hiểu các thuật ngữ này là không dễ dàng. Thế nên để an toàn và đầu tư hiệu quả hơn, bạn có thể nhờ cậy các chuyên gia trong ngành tài chính.

Xem thêm:

  • Chỉ số PE là gì?
  • Chỉ số PS là gì?
  • Chỉ số EPS là gì?

Cụ thể, quỹ mở VinaCapital với đội ngũ nghiên cứu, phân tích đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực. Đa dạng các danh mục như chứng chỉ quỹ, cổ phiếu niêm yết, trái phiếu,… Lợi nhuận mà VinaCapital mang đến hàng năm cho các nhà đầu tư và vô cùng ổn định và tăng trưởng. Hiện nay, bạn có thể tham gia đầu tư sinh lời vào 4 quỹ do VinaCapital quản lý, bao gồm:

  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF).
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp Cận Thị Trường Việt Nam (VESAF).

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,4––19,6VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,1–23,2Nguồn: VinaCapital

Tải app Timo Digital Bank trên App Store hoặc Google Play để nâng cao lợi nhuận cho số tiền nhàn rỗi của mình ngay nhé!

Chốt NAV là gì?

NAV (Net Asset Value) hay giá trị tài sản ròng đây là chỉ số thể hiện giá trị ròng của một cổ phiếu và thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư. Với chỉ số này, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác nhận được giá trị thuần của tài sản công ty và của các cổ đông.

Giá trị tài sản ròng của quỹ là gì?

Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value – NAV) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý đầu tư, đặc biệt là trong quản lý quỹ đầu tư và quản lý tài sản. Đây là giá trị của tất cả tài sản mà một quỹ đầu tư hoặc tổ chức quản lý tài sản sở hữu sau khi trừ đi các khoản nợ và cam kết tài chính.

NAV (Net Asset Value) là giá trị tài sản thuần, được tính bằng tổng giá trị các tài sản trừ đi tổng giá trị các khoản nợ phải trả. Ví dụ: 1 công ty đầu tư có chứng khoán và các tài sản khác trị giá 10 tỷ đồng và có nợ phải trả là 1 tỷ đồng từ đó thấy NAV của công ty đầu tư là 9 tỷ đồng.

Phương pháp NAV là gì?

NAV (Net Asset Value) còn được gọi là giá trị tài sản thuần. Dùng để đánh giá giá trị tài sản của một doanh nghiệp có tương xứng với định giá hiện tại hay không. NAV là chỉ số đại diện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần công ty.