Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng phản ứng thuốc khi tiêm vắc-xin thì phải làm gì

Đây là thông tin các chuyên gia từ Hệ thống tiêm chủng VNVC luôn khuyến cáo với độc giả khi có tâm lý kén chọn vaccine, trì hoãn tiêm chủng do lo sợ các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, chỉ từ ngày 29/6 – 10/7/2021, chương trình tư vấn “Tiêm vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả” do Báo điện tử VnExpress phối hợp cùng Hệ thống tiêm chủng VNVC thực hiện đã nhận hơn 5.000 câu hỏi gửi về xoay quanh vấn đề tiêm vaccine Covid-19 an toàn, các phản ứng sau tiêm, lứa tuổi, điều kiện tiêm vaccine Covid-19, đặc biệt là những băn khoăn về nhiều “lời đồn thổi” về các tác dụng phụ nguy hiểm của vaccine cũng như các “chiêu” dự phòng phản ứng sau tiêm áp dụng trước, trong và sau khi tiêm vaccine. Điều này phản ánh nhu cầu rất lớn của người dân được giải đáp thông tin một cách toàn diện, khoa học, kịp thời, thiết thực về tiêm vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong tiêm chủng vaccine Covid-19

Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết: “Đa số người dân lo ngại người thể trạng yếu, người lớn tuổi, có bệnh lý nền ổn định, hoặc đang dùng thuốc thì sẽ bị “hành” nhiều khi chích vaccine Covid-19. Điều này hoàn toàn phản khoa học. Người có bệnh nền [bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đặt stent, viêm gan B-C, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu men G6PD…] càng nên chích ngừa để tránh biến chứng nặng nếu không may mắc Covid-19. Bệnh nhân ung thư đã điều trị ổn định càng nên chích ngừa sớm. Người càng lớn tuổi càng ít bị phản ứng phụ sau tiêm. Những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… vẫn có thể được chỉ định chích vaccine phòng Covid-19. Chích vaccine Covid-19 xong vẫn có thể uống thuốc hàng ngày bình thường vì rất hiếm các loại thuốc đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sinh miễn dịch của vaccine.”

Bác sĩ Chính nhấn mạnh, người dân không nên có tâm lý “kén chọn”, chờ đợi, trì hoãn hoặc từ chối tiêm chủng. Nếu có cơ hội, người dân nên chích đủ 2 mũi vaccine càng sớm càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo, vaccine là vũ khí tối ưu để chấm dứt đại dịch Covid-19. Nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm nếu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng đạt 70-85%. Hiện nay, Việt Nam đã chính thức bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhất lịch sử với mục tiêu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, an toàn, hiệu quả và công bằng, “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Trì hoãn tiêm hay “kén chọn” vaccine vào lúc này chính là rào cản lớn, làm chậm tiến độ thực hiện mục tiêu sớm tạo miễn dịch cộng đồng nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

“Để hỗ trợ thực hiện và đảm bảo an toàn cho người được tiêm, đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao phản ứng sau tiêm, công tác khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe sau tiêm cần được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã chuẩn bị công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 bài bản, kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng cho tất cả cán bộ nhân viên y tế, đặc biệt là khâu khám sàng lọc trước tiêm chủng của bác sĩ, làm sao để không quá lo lắng khiến bỏ lỡ cơ hội được tiêm chủng phòng bệnh của nhiều người nhưng vẫn đảm bảo chỉ định tiêm chủng chính xác, đảm bảo an toàn cho người được tiêm. Phương án xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm cũng được đào tạo đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Trang thiết bị xử trí cấp cứu phản vệ luôn được sẵn sàng. Mặc dù tỷ lệ xảy ra phản ứng phản vệ là rất hiếm nhưng tất cả các nhân viên y tế cũng như trang thiết bị luôn nằm trong tình trạng sẵn sàng khởi động để không bao giờ bỏ qua cơ hội vàng cứu bệnh nhân. Chúng tôi không cho phép được sai sót dù chỉ là 1 lần”, bác sĩ Bạch Thị Chính khẳng định.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ dưới 18 tuổi, người đang có bệnh cấp tính, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều cao, dài ngày… là những đối tượng cần hoãn tiêm vaccine. Các trường hợp hoãn tiêm khác bao gồm người mắc bệnh nền mạn tính chưa kiểm soát, người suy giảm miễn dịch nặng, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và xơ gan giai mất bù. Những đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vắc xin là người có tiền sử dị ứng phản ứng phản vệ mức độ 2 [có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan như: mề đay, phù mạch, khó thở, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi, tiêu chảy, nôn ói, đau bụng dữ dội, phải tiêm adrenalin hoặc phải điều trị cấp cứu trong bệnh viện….] và những chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo bác sĩ Chính, vaccine phòng Covid 19 không chứa virus Covid-19 sống, do đó không thể khiến người được tiêm bị nhiễm bệnh. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 mà thực hiện xét nghiệm tầm soát thông thường như xét nghiệm nhanh kháng nguyên hay làm RT-PCR thì sẽ không cho kết quả dương tính do vaccine. Việc có kết quả dương tính sau khi vừa tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể trùng hợp với sự lây nhiễm virus xảy ra cùng thời điểm đó. Thực tế, người được chủng ngừa vẫn có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiêm vaccine nhưng khi đã được tiêm vaccine thì bệnh sẽ nhẹ, không phải nhập viện điều trị và nguy cơ lây lan cho người khác thấp hơn.

Người lớn tuổi là đối tượng khuyến khích nên tiêm vắc xin Covid-19

Phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 không đáng lo ngại. Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, phản ứng sau tiêm chủng được chia làm hai nhóm thông thường [phổ biến] và nghiêm trọng [cực kỳ hiếm]. Quá lo lắng về phản ứng nghiêm trọng sau tiêm, nhất là từ các thông tin thiếu chính xác, không có kiểm chứng có thể sẽ “phá nát” vai trò của tiêm chủng, kéo theo hệ lụy phải trả giá bằng tính mạng của nhiều người khi số người từ chối tiêm vaccine tăng lên.

“Trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 cấp tốc trên diện rộng để đạt miễn dịch cộng đồng, nếu tính những ca đột tử do các nguyên nhân khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… vào nguyên nhân là do vaccine thì sẽ còn nhiều vì số người được chích vaccine sẽ ngày càng tăng, mà hiện tượng đột tử do nguyên nhân khác xưa nay không hiếm”, bác sĩ Chính chia sẻ.

Câu trả lời của bác sĩ Chính đã giúp nhiều người hiểu hơn về thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng trùng hợp giữa đột tử do nguyên nhân khác với thời điểm mới tiêm vaccine. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phản ứng nặng sau tiêm thường xảy ra ngay sau khi tiêm hoặc trong 72 giờ sau tiêm. Ngay cả trong 72 giờ sau tiêm vắc xin, các vấn đề sức khỏe xảy ra cần được xem xét toàn diện bao gồm cả lĩnh vực vắc xin và các nguyên nhân khác, tránh việc nghĩ quá nhiều đến phản ứng sau tiêm vắc xin mà bỏ qua việc tầm soát các bệnh lý khác thì sẽ rất nguy hiểm, bác sĩ Chính nhấn mạnh.

Thực tế, hầu hết phản ứng phụ sau tiêm vắc xin Covid-19 là những phản ứng thông thường như đau, đỏ tại vị trí tiêm hoặc các triệu chứng “giả cúm” như mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu, sốt… Các phản ứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng 2-3 ngày sau tiêm. Trong trường hợp sốt cao, lạnh run có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng khó chịu. Nếu xuất hiện tình trạng nôn ói, đi ngoài, mệt lả, khó thở… gây khó chịu, người được tiêm nên đến ngay bệnh viện kiểm tra. Đối với một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp gây phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 nghiêm trọng, thì người dân không nên tiêm mũi 2 hoặc phải được tiêm ở bệnh viện có đủ điều kiện cấp cứu ban đầu.

Trước khi tiêm vaccine, người dân nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, ngủ đủ giấc, hợp tác khai báo y tế, tuân thủ 5K, thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân như tiền sử dị ứng, các bệnh cấp tính/mãn tính đang mắc, các thuốc đang sử dụng và các thông tin khác liên qua đến bệnh… Sau khi tiêm cần phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe nhằm phát hiện và xử trí kịp thời những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, người dân cần tiếp tục tự theo dõi ít nhất 7-28 ngày sau tiêm tại nhà, thông báo bác sĩ ngay nếu nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều… Hạn chế tập thể dục với cường độ mạnh như chạy điền kinh, đá bóng, cử tạ, boxing…

Trước câu hỏi của nhiều độc giả về việc có cần làm xét nghiệm đông máu, xét nghiệm dị ứng, khám sức khỏe tổng quát, siêu âm tim phổi… trước khi tiêm vaccine Covid-19 hay không, bác sĩ Chính khẳng định không cần thực hiện các việc này với mục đích để tiêm vaccine Covid-19 vì xét nghiệm không có ý nghĩa trong việc “tiên đoán” được những phản ứng sau tiêm có thể xảy ra. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cũng như các tổ chức uy tín khác như CDC [Mỹ], UNICEF, Ủy ban sức khỏe Châu  u cũng không khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm này trước khi tiêm chủng, gây lãng phí nguồn lực và không có nhiều giá trị trừ khi người đi tiêm chủng thật sự đang mắc bệnh, việc khám sàng lọc trước tiêm của bác sĩ cũng đã có thể đánh giá khả năng có được tiêm hay không, chỉ yêu cầu người được tiêm “khai báo trung thực” các thông tin bệnh sử của mình.

Với “lời đồn thổi” dị ứng trứng gà không nên tiêm hoặc trước, trong và sau khi tiêm vài ngày không nên ăn trứng gà, bác sĩ Chính khẳng định không có bất cứ mối liên hệ nào giữa các vấn đề này với việc tiêm vaccine nói chung và vaccine Covid 19 nói riêng, nhiều người lầm tưởng việc một số loại vắc xin được nuôi cấy trên phôi trứng gà thì có thể gây phản ứng cho người có dị ứng hoặc sử dụng trứng gà, điều này hoàn toàn phản khoa học.

Trả lời câu hỏi của hàng ngàn độc giả “vaccine Covid-19 có an toàn hay không?”, bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, các loại vaccine Covid-19 đưa vào chương trình tiêm chủng tại Việt Nam đều đã được sử dụng trên nhiều nước, được chứng minh về tính an toàn, hiệu quả, được xem là biện pháp phòng bệnh tương tự như các loại vaccine khác.

“Không có vaccine nào có hiệu quả phòng bệnh 100% và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bất kỳ loại vaccine nào cũng kèm theo nguy cơ phản ứng sau tiêm ở nhiều mức độ khác nhau tùy cơ địa của từng cá thể. Tuy nhiên ngay cả với các phản ứng nặng, nếu được phát hiện sớm, xử trí kịp thời thì cũng không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể kiểm soát được. Bộ Y Tế cũng đã có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện tiêm chủng an toàn và hiệu quả, do đó người dân không nên trì hoãn hoặc chờ đợi “vaccine xịn” vì chúng ta không có khái niệm này và hiện không có nghiên cứu nào so sánh tính an toàn hay hiệu quả của các vắc xin với nhau và cũng sẽ không bao giờ có bởi không công ty/hãng dược nào muốn so sánh vắc xin của mình với một vắc xin khác vì bất cứ kết quả nào cũng sẽ gây bất lợi. Chúng ta cần sẵn sàng thực hiện tiêm chủng ngay khi có cơ hội, để sớm được bảo vệ chính mình, gia đình và tạo miễn dịch cộng đồng”, bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết.

Theo thống kê, rất nhiều câu hỏi được gửi tới chương trình tư vấn “Tiêm vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả” có chung chủ đề về việc thực hiện tiêm chủng dịch vụ: khi nào triển khai tiêm vaccine theo hình thức trả phí, chi phí tiêm vaccine là bao nhiêu, đăng ký tiêm dịch vụ tại đâu…

Về vấn đề này, bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng – Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC cho biết: “Mặc dù hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở thời điểm này đã nhập được vaccine Covid-19 về Việt Nam, đến nay đã đưa gần 1 triệu liều về để tiêm cho người dân, tuy nhiên VNVC cũng đã chấp thuận chuyển giao phi lợi nhuận toàn bộ 30 triệu liều vắc xin mà VNVC đã đặt mua mạo hiểm của AstraZeneca cho Bộ Y Tế để kịp thời đưa vào tiêm chủng miễn phí cho toàn dân. Chính vì vậy ở thời điểm này chưa có vắc xin Covid 19 tiêm dịch vụ. Tuy nhiên, Chính phủ và Bộ Y tế  đang tạo những điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp như VNVC tìm kiếm các nguồn vắc xin khác để sớm tiêm chủng dịch vụ cho người dân, giảm gánh nặng cho Chính phủ, góp phần hỗ trợ phòng chống dịch kịp thời và chủ động”.

VNVC chủ động đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin quy mô lớn trên toàn quốc

Chia sẻ thêm về năng lực nhập khẩu, bảo quản và khả năng triển khai tiêm vaccine Covid-19 an toàn trên diện rộng với số lượng lớn của Việt Nam nói chung và hệ thống VNVC nói riêng, bác sĩ Chính khẳng định, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mạng lưới tiêm chủng vắc xin rộng lớn, phủ khắp mọi miền đất nước, đặc biệt hiện đã có những hệ thống trung tâm tiêm chủng hiện đại như VNVC, được đầu tư lớn về cơ sở vật chất, hệ thống kho bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP, quy trình tiêm chủng an toàn, dịch vụ khách hàng cao cấp với giá thành hợp lý, do đó người dân sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận dễ dàng với vaccine Covid-19, cả miễn phí và dịch vụ. Điều quan trọng nhất lúc này là người dân cần bình tĩnh tìm hiểu rõ các thông tin về vaccine Covid-19 từ các nguồn thông tin chính thống để tránh hoang mang, trì hoãn, làm mất đi cơ hội được tiêm vaccine quý giá này.

Xem thêm phần giải đáp thắc mắc của các chuyên gia về tiêm chủng vaccine Covid-19

Video liên quan

Chủ Đề