Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng

03/09/2016 13:47

Trong trồng trọt cây ăn trái, hay canh tác lúa và rau màu, việc tuân thủ nguyên tắc cơ bản trồng và chăm cây khoẻ bằng chọn giống tốt, đủ tiêu chuẩn, khả năng thích nghi cao và bảo vệ tốt thiên địch để giúp khống chế, ngăn chặn nhiều loại sâu bệnh nguy hại trong từng mùa vụ là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng, nhằm đỡ phải dùng thuốc bảo vệ thực vật gây nhiễm bẩn cho sản phẩm và độc hại cho người tiêu dùng.

Bởi lẽ, trong hệ sinh thái tự nhiên luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần loài luôn khống chế lẫn nhau để chúng tồn tại hài hoà về số lượng, đó là sự đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp nên lợi dụng đặc tính này để áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học và dùng cách phòng trừ sinh học bằng các loài thiên địch, nhằm khống chế các loài sâu hại nhân mật số, hạn chế sự can thiệp bằng biện pháp hoá học.

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng
Ảnh minh hoạ

Thiên địch là các loài côn trùng có ích đã có sẵn trong tự nhiên, chúng sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại có mặt trên đồng ruộng, trong vườn cây. Do đó, chúng có tác dụng kềm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Nhưng có điều quan tâm là khả năng sinh sản nhân mật số của chúng kém hơn các loài sâu hại, nên cần được bảo vệ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho chúng trú ngụ và không phun thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi lên đồng ruộng, vườn cây khi mật số sâu bệnh gây hại chưa tới ngưỡng phải phòng trị. Ðó là nhằm bảo vệ thiên địch, mà cũng là một biện pháp đấu tranh sinh học rất kinh tế trong quản lý dịch hại tổng hợp.

Một số loại thiên địch có ích phổ biến đã được biết đến và rất cần được bảo vệ, vì chúng là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, góp phần khống chế, tiêu diệt dịch hại, như các loại ong ký sinh trên trứng bọ xít, trứng sâu đục thân, trên sâu non, sâu cuốn lá lúa, ruồi đầu to ký sinh rầy, nhện Lycosa speudoannulata ăn sâu hại, chuồn chuồn kim, bọ rùa đỏ ăn rầy nâu, mèo, rắn bắt chuột... và các loại nấm ký sinh trên rầy nâu, trên bọ xít đen…

Nếu nông dân có ý thức bảo vệ tốt các loài thiên địch có ích trong vườn cây, trên ruộng lúa hay trên từng luống rau màu và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gốc hoá học bừa bãi, mà chỉ dùng thuốc có tính chọn lọc cao hay thuốc có gốc vi sinh trong bảo vệ cây trồng, thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường, môi sinh.

Bảo vệ thiên địch là bảo vệ sức khoẻ cho nhà nông, người tiêu dùng, duy trì sự cân bằng sinh học có lợi cần thiết trong từng hệ sinh thái. Muốn thế cần tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển mật số, như áp dụng các kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, hệ thống canh tác hợp lý.

Trên ruộng lúa nên áp dụng mô hình canh tác theo công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” bằng cách dọc quanh bờ mẫu, xa xa nên tạo một khoảnh đất trống áng chừng vài mét vuông (ngang 50-60 cm, dài vài mét) và trồng các loại rau quả có hoa như đậu bắp, các loại đậu… hay những loại hoa nhiều màu sắc, nhiều phấn hoa, như hoa sao nhái, hướng dương…

Trên bờ rẫy rau màu cũng thế, ngoài các đối tượng rau, củ, quả cho thu nhập chính cũng nên trồng xen một vài loại rau màu có hoa nhiều phấn, màu sắc sặc sỡ, có hương thơm để dẫn dụ các loài côn trùng có ích đến sinh sản, giúp cân bằng sinh học để đỡ phun thuốc độc hại, nhằm tạo ra nông sản an toàn cho người tiêu dùng.

Còn trong vườn cây ăn trái hãy thả kiến vàng, trồng xen thêm nhiều loài rau có hoa sặc sỡ, có mật ngọt, hương thơm để thu hút côn trùng có ích đến ăn phấn hoa, hút mật và sinh sản phát triển, vừa thụ phấn cho cây trồng vừa gây đàn thiên địch bảo vệ vườn cây.

Bảo vệ tốt thiên địch là không gây bất lợi hay tiêu diệt côn trùng có ích bừa bãi bằng các loại thuốc hoá học, nhất là các loại thuốc diệt cỏ. Chỉ khi thật cần thiết buộc phải dùng thuốc thì nên cân nhắc, dựa vào ngưỡng kinh tế và thực hiện theo “nguyên tắc bốn đúng”. Chỉ chọn sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, hay ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học để chỉ diệt trừ dịch hại, bảo vệ thiên địch có ích, an toàn với sức khoẻ con người và môi trường. Ðó cũng là áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học một cách tích cực và sẽ có tác dụng an toàn lâu dài./.

Nguyễn Văn Thước

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng

Sâu bệnh hại là một trong những vấn đề chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt trong quá trình làm nông nghiệp. Vậy bạn đã biết làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh hại một cách hiệu quả chưa? Nếu câu trả lời là chưa, hãy cùng  Sân vườn AZ  tìm hiểu về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến cũng như ưu nhược điểm của chúng nhé.

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng

Bạn có thể áp dụng rất nhiều cách phòng trừ sâu bệnh hại khác nhau. Tuy nhiên, các cách này thường thuộc 1 trong 5 nhóm biện pháp sau.

Canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng
Sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

Canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Làm đất, vệ sinh đồng ruộng giúp diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh
  • Gieo trồng đúng thời vụ giúp tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
  • Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý giúp tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây
  • Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích đất giúp làm giảm sự sinh trưởng của sâu, bệnh
  • Sử dụng giống chống sâu, bệnh giúp hạn chế sâu bệnh
Ưu điểmNhược điểm
Dễ áp dụng, hiệu quả dài lâuHiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnh

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp thủ công

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng
Sử dụng bẫy bắt sâu, côn trùng gây hại

2 trong số những biện pháp thủ công giúp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến nhất là:

  • Dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành, lá bị bệnh 
  • Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
Ưu điểmNhược điểm
  • Đơn giản, dễ thực hiện
  • Bảo vệ môi trường
  • Cung cấp nguồn thực phẩm sạch
  • Có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh
  • Khó áp dụng với vườn diện tích lớn vì tốn công 
  • Hiệu quả thấp khi sâu đã phát triển mạnh

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp hóa học

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng
Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học

Để phòng trừ sâu bệnh hại, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc các loại thuốc hóa học như:

  • Thuốc trừ sâu Wellof 330EC
  • Thuốc phòng trừ và đặc trị các loại sâu Bio Herb
  • Thuốc đặc trị bọ trĩ Bio Neem
  • Thuốc phòng trừ và đặc trị nhện Bio Garlic
Ưu điểmNhược điểm
Tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu bệnh nhanh
  • Gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi
  • Ô nhiễm môi trường
  • Giết hại các sinh vật có lợi khác trong vườn

Lưu ý:

Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục các nhược điểm khi diệt sâu bệnh bằng thuốc hóa học, cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ
  • Phun đúng kỹ thuật (đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, không phun lúc mưa,…)
  • Khi sử dụng thuốc hóa học cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, găng tay, ủng; đeo kính; mặc quần áo dài; đội mũ,…)

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng
Sử dụng ếch để diệt trừ sâu bệnh trong vườn

Để phòng trừ sâu bệnh hại, nhiều người lựa chọn sử dụng:

  • Các loại sinh vật như ong mắt đỏ, nấm, bọ rùa, ếch, chim,… 
  • Chế phẩm sinh học như chế phẩm Bt, chế phẩm M&B, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar, chế phẩm hoá sinh Momosertatin, chế phẩm Ditacin 8% và Ketomium
Ưu điểmNhược điểm
  • Hiệu quả cao
  • An toàn với người và động vật
  • Không gây ô nhiễm môi trường
Hiệu quả phụ thuộc vào loại thiên địch

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp kiểm dịch thực vật

Nếu tác dụng của các biện pháp hạn chế sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng
Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch thực vật là một hệ thống các biện pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác. Biện pháp thường thấy và được áp dụng phổ biến nhất là kiểm tra, xử lý sản phẩm nông nghiệp.

Ưu điểmNhược điểm
Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểmTốn công sức và thời gian

Mỗi biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Vì thế, tùy theo từng loại sâu bệnh và điều kiện cụ thể mà bạn cần áp dụng biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.