Nếu quy trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Điều kiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt là một trong các điều kiện để hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu được phát hành để lựa chọn nhà thầu. Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điều 33 Luật đấu thầu năm 2013 xác định 3 nguyên tắc thực hiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm:

“Điều 33. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toà bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.”

Theo Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013

a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

b) Nguồn vốn cho dự án;

c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi trừ trường hợp các hoạt động thực hiện trước đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi, cụ thể: việc lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, xác định danh sách ngắn đối với các hoạt động mua sắm của dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi được thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi.

d) Các văn bản pháp lý liên quan.

a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;

c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

d) Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);

đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

Khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013 quy định về căn cứ xác định giá gói thầu đối với ba trường hợp như sau:

“Điều 35. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

2. Giá gói thầu:

a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.”

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật đấu thầu năm 2013 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đấu thầu

Luật Hoàng Anh

Đấu thầu về bản chất là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng. Hiện nay hoạt động đấu thầu diễn ra ngày càng nhiều nên trong bài viết lần này chúng tôi sẽ đưa đến cho quý bạn đọc những nội dung cơ bản về quy trình lựa chọn nhà thầu.

Quy trình lựa chọn nhà thầu 2022

Quy trình lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nghiên cứu, khảo sát thị trường

Nghiên cứu, khảo sát thị trường có thể bao gồm các nội dung:

+ Thống kê kinh nghiệm đấu thầu từ các dự án trước hoặc các dự án liên quan.

+ Theo dõi chỉ số giá được cơ quan có thẩm quyền công bố.

+ Điều tra thị trường nhà cung cấp tiềm năng.

+ Tổng hợp thông tin và cập nhật giá cả tại thời điểm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Bước 2: Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Bước 3: Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Đối với gòi thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, nếu xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt.

Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.

Bước 4: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể là đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu hoặc đơn vị chức năng trực thuộc người có thẩm quyền, trực thuộc chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án nếu chưa phê duyệt dự án.

Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì việc lựa chọn tư vấn phải tuân thủ quy định pháp luật.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt.

Đơn vị thẩm định tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung sau:

+ Tuân thủ nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

+ Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

+ Nội dung và giá trị các phần công việc nêu trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nội dung từng gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Bước 5: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm: phần công việc đã và đang thực hiện; phần công việc chưa thực hiện nhưng không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu; phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Bước 6: Đăng tải kế hoạch chọn nhà thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm tự đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Như vậy quy trình lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như đã nêu ở trên.

Nếu quy trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:

Thứ nhất: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm.

Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

Thứ hai: Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

Việc ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu này giúp quá trình lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu sau này được diễn ra dễ dàng hơn, khi đăng tải lên trên báo đấu thầu hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thứ ba: Phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu:

Phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định trên không được vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực thi, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu… vì các kế hoạch khi lập ra là để phục vụ cho nhà nước, cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội phải khả thi và hiệu quả kinh tế.

Đồng thời, còn đòi hỏi việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đặt lợi ích chung lên trước hết, hạn chế tư duy cục bộ địa phương hay lợi ích nhóm, mà cần có sự chia sẻ lợi ích cũng như hợp tác với nhau trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Để thực hiện nguyên tắc này nói riêng và các nguyên tắc khác nói chung, chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước.

Ngoài ra, khi thực hiện các nguyên tắc để đảm bảo tính khách quan, khoa học thì sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan vào hoạt động đấu thầu là đòi hỏi bức thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Nội dung bài viết trên là những bước cơ bản của quy trình lựa chọn nhà thầu và những nguyên tắc khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà quý độc giả có thể tham khảo.