Mục tiêu giáo dục môi trường

1. Giáo dục môi trường.

1.1. Khái niệm giáo dục môi trường

Hiệp hội quốc tế về bảo vệ tự nhiên (IUCN) đã đưa ra định nghĩa:

GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát triển các kĩ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hóa, và thế giới vật chất bao quanh; GDMT đồng thời cũng thực hiện quá trình đưa ra nội bộ những quy tắc ứng xử với những vấn đề liên quan tới đặc tính môi trường.

Tại hội nghị liên Chính Phủ về GDMT (năm 1977 tại Grudia) UNESCO đã đưa ra định nghĩa: GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đủ trình độ kiến thức, thái độ, kiến thức, kĩ năng để có thể nảy sinh trong tương lai.

Ở Việt Nam, theo dự án VIE 98/18, GDMT được hiểu là: Một quá trình thường xuyên làm cho con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quan tâm hành động để giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Trong khuôn khổ giáo dục ở nhà trường phổ thông, có thể hiểu đơn giản, GDMT là một quá trình tạo dựng cho học sinh ở những nhận thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi trường.

1.2. Mục đích của giáo dục môi trường.

a. Mục tiêu của giáo dục môi trường.

GDMT nhằm đem lại cho đối tượng được GDMT:

- Hiểu biết bản chất của các vấn đề về môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường tức là trang bị những kiến thức về môi trường.

- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như nguồn lực sinh sống, lao động và phát triển đối với bản thân mỗi người cũng như đối với cộng đồng, quốc gia và quốc tế; từ đó có thái độ, cách cư xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức, trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ Tức là xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường.

- Tri thức, kỹ năng, phương pháp hoạt động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn lực tài nguyên tự nhiên để họ có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc. Đây là mục tiêu và khả năng hoạt động cụ thể.

Hiểu biết về môi trường

Thái độ đúng đắn về môi trường

Khả năng hoạt động có hiệu quả về môi trường

-Vấn đề

-Nguyên nhân

-Hiệu quả

-Nhận thức

-Thái độ

-Ứng xử

-Kiến thức

-Kỹ năng

-Dự báo tác động

b. Mục đích của giáo dục môi trường.

GDMT không chỉ là việc học một lần trong đời, mà là học suốt đời và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới trưởng thành. Đối với các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường lứa tuổi vị thành niên, GDMT có mục đích tạo nên con người giác ngộ về môi trường the environmental person. Với người trưởng thành, mục đích này là người công dân có trách nhiệm về môi trường the environmental citizen. Với người đang hoạt động sản xuất, giảng dạy, dịch vụ, quản lý, mục đích này là hình thành nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường- The environmental professional.

Như vậy, mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới một xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra những công dân có nhận thức, có trách nhiệm về môi trường và biết sống về môi trường, theo những nấc thang sau:

Mục tiêu giáo dục môi trường

1.3. Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông.

Nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học đến bậc trung học luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác GDMT. GDMT ở trường phổ thông tác động lên thế hệ trẻ - đó là bộ phận phù hợp nhất để tác động lên bởi họ vẫn đang trong quá trình phát triển các thái độ, nhận thức, hành vi, họ lại là thành viên của nhóm dân cư đông nhất xã hội và hơn cả, sự thành đạt trong tương lai của họ phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển bền vững ngày hôm nay hơn bất kỳ nhóm dân cư nào.

Hệ thống các trường phổ thông được phân bố rộng khắp đến từng thôn, ấp ở mọi miền đất nước. Số lượng các trường phổ thông, số lượng giáo viên cùng học sinh đông đảo sẽ là một lực lượng hùng hậu tham gia trực tiếp và bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn quốc.

Hơn thế nữa, nhà trường phổ thông còn là trung tâm văn hóa giáo dục ở cộng đồng địa phương, có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp dân cư ở địa phương. Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường trong và ngoài nhà trường, mỗi nhà trường sẽ trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục và bảo vệ môi trường trên địa bàn của mình, và là hạt nhân tổ chức công tác GDMT ở các cộng đồng dân cư.

Như vậy, GDMT trong nhà trường phổ thông không những có tác dụng sâu sắc, lâu bền mà còn có tác dụng rộng lớn nhất.

1.4.Tình hình GDMT trong phổ thông trên thế giới và ở Việt Nam.

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, GDMT đã được đưa vào hệ thống giáo dục của nhiều nước: Liên Xô, Trung Quốc, Bỉ, Phần Lan, Đức, Nhật,Mexixo, Mỹ cho tới nay ở nhiều nước, GDMT đã được đưa vào giảng dạy như một môn học chính khóa, cũng nhiều nơi đưa vào như một môn học tự chọn, nhều nơi vẫn đưa vào theo kiểu tích hợp và lồng ghép trong các môn học truyền thống về tự nhiên, xã hội.

Ở Việt Nam, GDMT đã và đang được tích hợp, lồng ghép vào tất cả các môn học ở tất cả các bậc học phổ thông.