Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?

Hoạt động của bất kỳ cơ sở mầm non nào cũng phải hướng tới mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non lại phân thành 2 cấp bậc là bậc nhà trẻ và bậc mẫu giáo với những tiêu chí khác nhau. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo.

1. Mục tiêu chung của chương trình giáo dục mầm non

Thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 25/7/2009 có đề ra mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non như sau:

- Giáo dục mầm non nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, bước đầu hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

- Hình thành và phát triển cho trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng.

- Rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho phù hợp với từng lứa tuổi

- Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng vốn có của trẻ, đặt nền tảng vững chắc cho việc học tập của trẻ ở những cấp bậc tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

2. Nội dung cụ thể trong mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non

2.1. Mục tiêu giáo dục nhà trẻ

Mục tiêu chính của giáo dục nhà trẻ là giúp các bé trong nhóm tuổi từ  3 tháng đến 36 tháng  phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm – xã hội.

a. Phát triển thể chất

- Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi

- Thích nghi với mọi chế độ sinh hoạt tại nhà trẻ

- Biết thực hiện các hoạt động vận động cơ bản theo độ tuổi.

- Bắt đầu hình thành một số tố chất vận động như nhanh nhẹn, khéo léo, giữ thăng bằng cơ thể,…

- Có khả năng phối hợp khéo léo các cử động của bàn tay và các ngón tay

- Tự làm được một số việc đơn giản phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân.

Tham khảo thêm: 3 mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non bạn cần biết

b. Phát triển nhận thức

- Thích tìm hiểu, khám phá mọi thứ xung quanh

- Các giác quan có sự nhạy cảm

- Có thể quan sát, đánh giá, ghi nhớ và diễn đạt suy nghĩ bằng những ngôn ngữ, câu nói đơn giản

- Hình thành những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng, về bản thân.

c. Phát triển ngôn ngữ              

- Nghe và hiểu được những yêu cầu đơn giản bằng lời nói

- Biết đặt câu hỏi và trả lời một số câu đơn giản bằng lời nói.

- Sử dụng lời nói để giao tiếp hay diễn đạt nhu cầu

- Cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của các câu thơ, bài thơ và cảm nhận được ngữ điệu của lời nói.

- Hồn nhiên trong giao tiếp

d. Phát triển tình cảm, thẩm mỹ và kĩ năng xã hội

- Có ý thức về bản thân, giao tiếp mạnh dạn với mọi người

- Có khả năng cảm nhận và diễn tả cảm xúc với con người, sự vật.

- Thực hiện được các quy định đơn giản trong sinh hoạt.

- Thích hát, nghe hát, nhảy múa theo nhạc, kể chuyện, đọc thơ

- Thích vẽ, xé dán, xếp hình, chơi các trò chơi vận động

2.2. Mục tiêu giáo dục mẫu giáo

Mục tiêu chính của Giáo dục mẫu giáo là giúp các bé trong nhóm tuổi từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ bước sang bậc tiểu học.

a. Phát triển thể chất

- Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi

- Có một số tố chất vận động như nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh mẽ và bền bỉ

- Thực hiện đúng và vững vàng các thao tác vận động cơ bản

- Biết định hướng trong không gian

- Vận động nhịp nhàng, biết phối hợp vận động với các giác quan

- Có kĩ năng thực hiện một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

- Hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của thực phẩm đối vói sức khỏe con người.

- Có 1 số kĩ năng, thói quen tốt trong việc ăn uống sinh hoạt, giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

b. Phát triển nhận thức

- Ham hiểu biết, thích trải nghiệm và khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh

- Có khả năng quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại và ghi nhớ một cách có chủ định.

- Có khả năng giải quyết những vấn đề đơn giản theo các cách khác nhau.

- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng hình ảnh, hành động, lời nói, cử chỉ,…Trong đó sử dụng ngôn ngữ nói là chủ yếu.

- Bắt đầu hiểu biết một chút về con người, sự vật, hiện tượng và một số khái niệm sơ đẳng về toán.

c. Phát triển ngôn ngữ

- Biết lắng nghe và hiểu những lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

- Có khả năng biểu đạt bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt , điệu bộ,….

- Diễn đạt rõ ràng

- Giao tiếp có văn hóa

- Có khả năng nghe và kể lại câu chuyện, sự việc

- Cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao, ca dao phù hợp với độ tuổi.

- Có một số kĩ năng ban đầu trong việc đọc và viết.

d. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội

- Có ý thức về bản thân

- Có thể nhận biết và thể hiện tình cảm của mình với người khác, với sự vật, hiện tượng,…

- Có một số kĩ năng sống: tự tin, mạnh dạn, tự lực, hợp tác,…

- Có một số phẩm chất tốt: tự giác, tôn trọng, thận thiện, quan tâm, chia sẻ,…

- Chấp hành một số nguyên tắc, quy định trong sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng và trường mầm non.

e. Phát triển thẩm mỹ

- Cảm nhận được vẻ đẹp của đời sống thiên nhiên, con người và cả trong tác phẩm nghệ thuật.

- Có khả năng biểu lộ cảm xúc, sự sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, tạo hình,…

- Có hào hứng tham gia và yêu thích các hoạt động nghệ thuật

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn, quy định về quy mô xây dựng trường mầm non 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non đóng một vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức này ngay từ bé để hình thành thói quen tốt cho tương lai. Nếu phụ huynh chưa biết cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả thì hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP] tham khảo ngay bài viết bên dưới đây.

Đặt lịch tham quan Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] ngay hôm nay để trải nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường

Khái niệm kỹ năng sống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số ý chính đã được ISSP thu thập từ nhiều tài liệu nhằm giúp các phụ huynh hiểu rõ, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

1. Khái niệm kỹ năng sống

Kỹ năng sống là các kỹ năng cá nhân trong giao tiếp hằng ngày nhằm giải quyết các công việc hay các tình huống trong cuộc sống hiệu quả; tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn; kỹ năng tâm lý xã hội để quản lý bản thân hay tương tác với mọi người xung quanh,…

Xem thêm: Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?

2. Một số kỹ năng sống cơ bản

Kỹ năng sống cũng giống như một số vô tỉ vậy, không thể đếm được hết. Nhưng khi áp dụng vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các phụ huynh chỉ cần nắm rõ một số kỹ năng sống cơ bản sau:

  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng tự nhận thức.
  • Kỹ năng xác định mục tiêu.
  • Kỹ năng tư duy.
  • Kỹ năng đưa ra quyết định và xử lý tình huống.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống… giúp trẻ mầm non thích nghi với môi trường xung quanh tốt hơn, hòa đồng và tự tin giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và biết cách xử lý, ứng phó với những tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Bên cạnh việc cho con học các kiến thức văn hóa ở trường, phụ huynh cũng nên chú trọng đến việc giáo dục thêm các kỹ năng sống ngay từ khi trẻ ở lứa tuổi mầm non. Các kỹ năng được lựa chọn nên đơn giản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn hằng ngày cao để trẻ có thể hình thành các thói quen tốt ngay từ bé. Hơn nữa, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cũng sẽ đem đến cho trẻ nhiều lợi ích khác như:

  • Tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
  • Giúp trẻ tự tin để đối mặt với các trở ngại, thử thách.
  • Xây dựng một bản tính tự lập ngay từ bé cho trẻ.
  • Tăng khả năng tư duy cho trẻ.
  • Nâng cao thể chất và trí tuệ cho trẻ.

Các bước dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là công việc đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức. Do đó, phụ huynh nào chưa tìm được phương pháp phù hợp có thể tham khảo bài dạy ngay dưới đây. Quy trình dạy như sau:

  • Đưa ra một hành động cụ thể cho trẻ.
  • Cung cấp các kiến thức liên quan đến hành động: đối tượng, mục đích, cách thức,…
  • Hướng dẫn trẻ cách học hỏi, quan sát, làm thử,…
  • Đưa ra tình huống để trẻ vận dụng các kiến thức đã học vào. 
  • Thường xuyên tạo môi trường sinh hoạt để trẻ hình thành các thói quen tốt từ việc áp dụng các kỹ năng sống.

Xem thêm:

Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Trong thời đại hiện nay, cứ mỗi phút đồng hồ thì thế giới lại có thêm sự đổi mới. Vì thế, việc chỉ tiếp thu kiến thức từ sách vở sẽ là không đủ. Nắm bắt được điều này, nhiều phụ huynh đã đưa các kỹ năng sống vào việc nuôi dạy con. Tuy nhiên, một số ít phụ huynh chưa có phương pháp phù hợp dẫn đến hiệu quả của việc nuôi dạy chưa cao. Tại Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP], trẻ em lứa tuổi mầm non đang được giảng dạy theo triết lý giáo dục Reggio Emilia. Trong đó, trẻ là trung tâm của sự giáo dục, thầy cô và cha mẹ chỉ là người đồng hành, hướng dẫn cho trẻ. Trẻ có cơ hội thể hiện bản thân bằng chính năng lực, sự sáng tạo vốn, từ đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện cho trong quá trình học tập và trải nghiệm. Do đó, ISSP sẽ gợi ý cho các phụ huynh một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả dưới đây dựa trên triết lý giáo dục Reggio Emilia mà trường đang áp dụng.

Tìm hiểu chi tiết về Chương Trình Mầm Non tại Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl

Học sinh làm chủ lớp học

Việc cho trẻ tự học tập theo cách riêng của mình, làm chủ lớp họp được xem như là một trong các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non mang lại hiệu quả cao. Khi được tự do trình bày những ý kiến, quan điểm của mình, trẻ sẽ học được kỹ năng quản lý, sắp xếp và trình bày cho phù hợp với mỗi đề tài được giao. Ngoài ra, trẻ cũng dần hình thành được thói quen biết chịu trách nhiệm cho mỗi việc mình thực hiện.

Học sinh làm chủ lớp học

Xem thêm: Danh sách 10 trường tiểu học quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 – 2023

Thông qua trò chơi

Các hoạt động vui chơi thường ngày không những mang lại nhiều niềm vui cho trẻ mà còn giúp bé vận dụng được nhiều kỹ năng sống trong quá trình tham gia. Trẻ được trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau, được thỏa sức phát huy khả năng tưởng tượng và sáng tạo, học hỏi nhiều điều hay cùng bạn bè thông qua từng trò chơi thú vị. Ví dụ như khi tham gia trò chơi kéo co, trẻ sẽ biết cách cầm dây khi kéo như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, trẻ cũng cần biết đoàn kết, hợp tác, hiểu ý các thành viên trong đội để quá trình kéo được nhịp nhàng và đều đặn hơn, mang lại kết quả tốt nhất cho cả  đội.

Xem thêm: Phương pháp giúp trẻ vừa học vừa chơi một cách hiệu quả

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua trò chơi

Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ thói quen biết tự chăm sóc bản thân, thực hiện đúng quy trình của mỗi việc như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi đi ngủ, tự gấp chăn gối mỗi khi thức dậy… Những thói quen này còn giúp trẻ hình thành tính tự giác cao. Có thể trẻ cũng sẽ gặp những khó khăn, vấn đề mới nảy sinh trong khi sinh hoạt – đây là cơ hội tốt để trẻ học hỏi được thêm nhiều kỹ năng sống mới.

Thông qua phim ảnh, truyện kể

Phụ huynh cũng nên áp dụng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua phim ảnh và truyện kể. Nội dung từ các bộ phim hay câu chuyện sẽ giúp trẻ có những cái nhìn mới mẻ, học được nhiều điều hay cũng như biết cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, phim ảnh và truyện kể còn khiến cho trẻ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn, dễ tiếp thu những kỹ năng sống được truyền tải thông qua nội dung của bộ phim hay truyện.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua phim ảnh, truyện kể

Trực thuộc tập đoàn giáo dục lâu đời Cogrnita từ Anh Quốc, Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] là trường quốc tế ở TPHCM uy tín và chất lượng dành cho trẻ mầm non và tiểu học từ 18 tháng tuổi đến 11 tuổi tại Việt Nam. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại TP.HCM được cả 2 tổ chức giáo dục uy tín thế giới công nhận toàn diện là CIS [Hội đồng các trường quốc tế] và NEASC [Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England]. Năm 2021, ISSP đã trở thành trường ứng viên giảng dạy chương trình IP PYP [chương trình Tú tài Quốc tế Tiểu học] được công nhận toàn cầu.

Xem thêm: Danh sách 10 trường quốc tế tốt nhất TP. HCM 2022 – 2023

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP]

Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP qua 2 cách dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 [028] 2222 7788.
  • Email: .

Bài viết trên đây cung cấp các thông tin liên quan đến những cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông dụng và mang lại hiệu quả cao. ISSP hy vọng các bậc phụ huynh sau khi đọc xong sẽ tìm được cách thức phù hợp để giúp con mình rèn luyện thói quen và kỹ năng tốt ngay từ khi còn thơ bé.

Video liên quan

Chủ Đề