Một số khó khăn, hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh bà rịa – vũng tàu.

Nhập khẩu mỗi loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị phạt đến 15 triệu đồng

Chính phủ ban hành Nghị định số07/2022/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.

Theo đó, Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số90/2017/NĐ-CPngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y [đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số04/2020/NĐ-CPngày 3/1/2020 của Chính phủ].

Trong đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 vi phạm về chất lượng trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y. Cụ thể, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu mỗi loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất công bố.

Bổ sung khoản 2a sau khoản 2 Điều 39. Cụ thể, phạt tiền từ 25-30 triệu đồng đối với hành vi bán mỗi loại thuốc thú y nhập khẩu có chứa chất ma túy, tiền chất cho cơ sở buôn bán thuốc thú y không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định, cơ sở không được phép hành nghề khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật.

Nghị định cũng bổ sung điểm c vào khoản 1 Điều 34 vi phạm về thủ tục trong buôn bán thuốc thú y. Cụ thể, đối với hành vi không lưu trữ hóa đơn liên quan đến việc mua bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất tại cơ sở sau khi bán theo quy định thì bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng.

Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 34. Theo đó, ngoài quy định phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc thú y không thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi địa điểm [Nghị định 90/2017/NĐ-CP], mức phạt trên cũng áp dụng đối với một trong các hành vi: Không bảo quản lưu giữ thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất riêng biệt theo quy định; không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ số lượng thuốc thú y chứa chất ma túy, tiền chất đã nhập, bán, số lượng thuốc phải thu hồi, địa chỉ cơ sở mua, mục đích sử dụng cho cơ quan Nhà nước theo quy định.

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình

Ngày 12.1/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 15/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.

Thông báo nêu rõ, năm 2021 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu, chủ động khắc phục khó khăn và đạt kết quả tích cực: Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] đạt 4,83%, trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,41%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 6,83%; dịch vụ tăng 4,11%;...

Quảng Bình cũng là vùng đất còn nhiều khó khăn như khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế-xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, truyền thống văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên. Quy mô kinh tế còn nhỏ, phát triển chưa bền vững, chưa phát triển theo chiều sâu; việc phát triển kinh tế dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số còn hạn chế. Công tác quy hoạch chưa sát với tình hình, phát triển đô thị còn chậm. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới.

Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý các nhiệm vụ trọng tâm nêu trong báo cáo của tỉnh và ý kiến của các đại biểu dự họp. Quảng Bình cần huy động tốt mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 tốt hơn năm 2021, khắc phục khó khăn, thách thức, giải quyết được mâu thuẫn giữa tiềm năng, lợi thế lớn với cơ chế, chính sách và nguồn lực còn hạn hẹp, bất cập trong kết nối liên thông hạ tầng.

Cụ thể, tiếp tục cụ thể hóa đường lối Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Xác định mục tiêu là phát triển bền vững, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tinh thần là phải tự lực, tự cường, vươn lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, trên mảnh đất của mình. Mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, cố gắng hơn nữa, làm việc có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Phải nhanh chóng hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với xây dựng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo quy định của Luật Quy hoạch 2017 để xác định phương hướng phát triển, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và phân kỳ đầu tư theo khả năng nhưng việc lập quy hoạch phải tổng thể, bài bản, có tầm nhìn xa với tư duy đổi mới.

Chủ động nghiên cứu, đề xuất, áp dụng các cơ chế chính sách nhằm giải phóng mọi nguồn lực, tiềm năng lợi thế cạnh tranh; tăng cường hợp tác công tư, lấy nguồn lực Nhà nước để dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế và người dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội.

Cải cách hành chính mạnh mẽ góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, trọng tâm là tiếp tục đổi mới sắp xếp, kiện toàn, xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh. Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số các lĩnh vực hành chính công, y tế, giáo dục, văn hóa,

Nâng cao mức độ chế biến sâu ở các nhóm ngành công nghiệp chủ đạo

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Quảng Bình kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, thần tốc, khẩn trương hơn nữa hoàn thành mục tiêu tiêm chủng vaccine mũi thứ 2 và hoàn thành mũi tiêm thứ 3 trong quý I/2022, hoàn thành việc tiêm cho người từ 12 đến 18 tuổi trong tháng 1/2022 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tiếp tục đề cao nhận thức người dân; sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi phòng chống dịch.

Phát triển hạ tầng chiến lược để tăng cường kết nối vùng, chú trọng hạ tầng số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu; chú ý kết nối các khu du lịch; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hiện đại. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng và thân thiện với môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất theo hướng tiên tiến, hiện đại. Nâng cao mức độ chế biến sâu ở các nhóm ngành công nghiệp chủ đạo.

Quan tâm phát triển văn hóa theo định hướng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã xác định. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia; mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp, sửa chữa các đoạn kè biển, kè sông

Về việc chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II từ điện than sang điện khí và nâng công suất [từ 1.200 MW lên 3.000 MW]; phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chuyển đổi cơ cấu nguồn điện và phát triển nguồn năng lượng tái tạo, giảm dần năng lượng hóa thạch là cần thiết để phát huy tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh và theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương xem xét trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 khoa học, hợp lý, cân đối vùng miền, nguồn điện, truyền tải điện, phụ tải điện, sử dụng điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Về hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp, sửa chữa các đoạn kè biển, kè sông và hỗ trợ thêm vốn khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, tỉnh khẩn trương rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án cấp bách và có văn bản báo cáo tình hình thiệt hại, đề xuất nhu cầu hỗ trợ vốn gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về khởi công dự án đầu tư, xây dựng Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam [ACV] có văn bản cam kết tiến độ, lộ trình cụ thể, vốn đầu tư thực hiện Dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp ACV không có khả năng thực hiện khởi công dự án trong năm 2022, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với tỉnh kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới theo quy định.

Đối với các kiến nghị của tỉnh về [i] bổ sung 622 biên chế giáo dục đào tạo và không cắt giảm số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo từ năm 2023; [ii] sớm triển khai đầu tư mở rộng cầu Gianh và cầu Quán Hàu trên quốc lộ 1A; [iii] phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; [iv] bổ sung vốn Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3; [v] vốn đầu tư xây dựng tuyến đường phía Lào tới khu vực Lạ Vin; [vi] đầu tư tuyến đường 12 và cặp cửa khẩu Cha Lo-Na Phàu, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nội vụ, Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành nghiên cứu, xem xét, xử lý theo quy định, hỗ trợ, giúp đỡ để tháo gỡ khó khăn cho địa phương, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang

Ngày 11/1/2022, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số12/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, có nhiều huyện, xã nghèo, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông. Trong năm 2021, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức và chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã phát huy truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế-xã hội và phòng, chống dịch bệnh và phát huy được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh; đạt và vượt kế hoạch 17/20 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, trong đó: Tăng trưởng kinh tế [GRDP] đạt 5,67%; thu ngân sách Nhà nước vượt 8% dự toán; vốn huy động xã hội tăng hơn 10%; tỷ lệ che phủ rừng trên 65%; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm chú trọng, nhất là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công [PAPI] thuộc nhóm các địa phương có chỉ số cao nhất [xếp thứ 12/63 các tỉnh, thành phố]; tạo việc làm mới cho gần 22.000 lao động, vượt 4,7% kế hoạch; công tác dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt; quốc phòng, an ninh được giữ vững; chính trị, trật tự xã hội được duy trì ổn định.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và thành quả về kinh tế-xã hội mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đạt được trong năm 2021. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tỉnh vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục khắc phục như: Kinh tế phát triển chưa nhanh và bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; cơ chế, chính sách, nguồn vốn còn hạn hẹp; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] chưa cao [đứng thứ 31/63]; các chỉ số về cải cách hành chính [PAR Index] và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước [SIPAS] còn thấp; các hạ tầng chiến lược còn hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông còn rất khó khăn; sử dụng và khai thác tài nguyên chưa thực sự hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai; cân đối thu chi ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào điều tiết từ ngân sách Trung ương [thu ngân sách đứng thứ 59/63 tỉnh, thành phố]; đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn

Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Tuyên Quang cần cố gắng phát huy những điểm mạnh, quyết tâm khắc phục những hạn chế, bất cập để phát triển tốt hơn; trong đó lưu ý quán triệt và thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải luôn bám sát đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thước đo để cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, nhất là về 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 chương trình công tác lớn; kiên định mục tiêu xuyên suốt nhưng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, bảo đảm hiệu quả, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm trong tổ chức thực hiện; phát huy thế mạnh, hóa giải những hạn chế, bất cập để phát triển nhanh và bền vững.

Tỉnh phải tích cực triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về "Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành và bảo đảm thực hiện thành công công tác phòng, chống dịch bệnh, tiếp tục phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, không làm đứt gãy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân; quyết liệt, thần tốc hơn nữa việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, phấn đấu hoàn thành sớm hơn mục tiêu Chính phủ đã đề ra; chủ động tăng cường y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Tích cực chuyển đổi số, nâng cao năng suất lao động

Đồng thời, Tuyên Quang cần khẩn trương tập trung hoàn thành công tác lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quý I năm 2022; trong đó cần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống về lịch sử cách mạng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, bám sát tình hình thực tiễn để xác định rõ những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn, thách thức, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục, nhiệm vụ trọng tâm, phương hướng phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở ra không gian mới để phát triển nông, lâm nghiệp chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ, du lịch gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

Phát huy ý chí tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo, tích cực chuyển đổi số và nâng cao năng suất lao động để thu hút, huy động các nguồn lực xã hội; đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư [PPP], lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân và kích hoạt các nguồn lực xã hội; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế-xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Tuyên Quang.

Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Tuyên Quang đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số PAR Index, SIPAS; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Chú trọng quy hoạch, phát triển hạ tầng xã hội, nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa để góp phần xóa đói, giảm nghèo, chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực; phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc thù, truyền thống cách mạng của Tuyên Quang.

Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc; giữ vững quốc phòng, bảo đảm an ninh, ổn định trật tự an toàn xã hội..../.


Video liên quan

Chủ Đề