Mortgage default là gì

1. Tìm hiểu về Mortgage (thế chấp)

1.1. Mortgage là gì?

Mortgage có nghĩa là thế chấp.

Mortgage là thuật ngữ chỉ hình thức thế chấp tài sản, là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Mortgage được hiểu trong tiếng Anh với những ý nghĩa như sau:

Mortgage: Sự thế chấp

Mortgage được định nghĩa trong từ điển Cambridge như sau an agreement that allows you to borrow money from a bank or similar organization by offering something of value. (một sự thỏa thuận để cho phép bạn mượn tiền từ một ngân hàng hay những tổ chức tương đương bằng cách cung cấp một thứ gì đó giá trị).

Ví dụ: He took out a $100.000 mortgage to buy a new car. (Anh ấy thế chấp được một khoản $100.000 để mua một chiếc xe mới.

Một số động từ, danh từ thường đi kèm với mortgage:

Apply for/ Take out/ Get a mortgage: đăng kí/mua/cho vay thế chấp là việc bạn thế chấp nhà với lãi suất cố định

Pay/Pay off/ Repay a mortgage: Thanh toán/trả dần/hoàn trả một khoản thế chấp (một phần lớn số tiền sẽ được dùng để trả cho một khoản thế chấp)

Mortgage payment/ Repayment: trả nợ thế chấp (Lãi suất tăng, người thế chấp không đủ khả năng chi trả các khoản thế chấp hàng tháng)

Mortgage Arrears/ Defaults: vỡ nợ, nợ thế chấp

Mortgage default là gì

Ý nghĩa của Mortgage trong các lĩnh vực khác:

Trong ngành hóa học, vật liệu: sự cầm cố, sự thế nợ

Trong ngành xây dựng: thế chấp

Trong ngành kỹ thuật chung: cầm đồ, cầm cố

Trong ngành kinh tế: biên bản thế chấp, cầm cố, đem cầm đồ, thế chấp

Một số từ thường đi kèm với Mortgage như:

Cụm từ

Nghĩa

Cụm từ

Nghĩa

Amortizing mortgage

thế chấp hoàn

Floating mortgage

thế chấp lưu động

Authorized mortgage bond

Trái phiếu thế chấp theo định mức

Graduated- payment mortgage

vay thế chấp mức trả tăng dần

Biweekly mortgage

thế chấp theo hình thức cấp tiền hai tuần một lần

Interest-only mortgage

thế chấp chỉ trả lãi

Blanket mortgage

thế chấp tổng sản

Lift a mortgage

hoàn trả khoản vay thế chấp

Cap and collar mortgage

vay thế chấp khả biên có giới hạn

mortgage bond

văn tự thế chấp

Capped mortgage

trái phiếu vay thế chấp có chừng mực

mortgage debtor

người cầm cố, thế chấp

charge by way of legal mortgage

vật ủy thác của thế chấp hợp pháp

mortgage market

thị trường thế chấp

cut-throat mortgage

sự thế chấp không chuộc lại được

mortgage money

tiền vay thế chấp

fixed-rate mortgage

vay thế chấp lãi suất cố định

mortgage premium

Phụ phí thế chấp

mortgage security

sự đảm bảo thế chấp

Term mortgage

tiền vay định kỳ có thể chấp

Open-end mortgage

hợp đồng thế chấp không kỳ hạn

Unlimited mortgage

thế chấp không hạn chế

Price level adjusted mortgage

Tiền vay thế chấp được điều chỉnh theo mức giá

Welsh mortgage

Thế chấp chạy nợ

Redeem a mortgage

Chuộc lại vật thế chấp

Straight mortgage

thế chấp trực tiếp

Repayment mortgage

thế chấp hoàn trả lãi

Transfer of mortgage

chuyển giao thế chấp

1.2. Từ đồng nghĩa với Mortgage là gì?

Một số từ đồng nghĩa với mortgage như: Contract (hợp đồng), Debt (nợ), Deed (chứng từ), Homeowners loan (khoản vay của chủ sở hữu nhà), Pledge (cầm cố), loan (cho vay), obligation (nghĩa vụ), pawn (cầm đồ).

1.3. Phân biệt Mortgage và Loan

Mortgage và Loan trong tiếng Anh đều có nghĩa là khoản vay, tuy nhiên hai từ này lại được sử dụng trong những trường hợp khác nhau:

Loan: được định nghĩa trong từ điển là an amount of money that is borrowed, often from a bank, and has to be paid back, usually together with an extra amount of money that you have to pay as a charge for borrowing. (Một khoản tiền được mượn, thường là từ ngân hàng và thường được trả lại với một khoản lãi đi kèm.

Ví dụ đơn giản sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai từ tiếng Anh này:

Loan: vay tiền của ngân hàng và trả lại với lãi suất đi kèm

Mortgage: vay tiền của ngân hàng để mua nhà, nếu như bạn không trả được nợ thì ngân hàng sẽ giữ nhà.

Mortgage default là gì

1.4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan tới Mortgage

1. Mortgage Rate: lãi suất vay nợ cầm cố, thế chấp. Lãi suất thế chấp là lãi suất tính trên một khoản thế chấp, được xác định bởi người cho vay và có thể cố định, giữ nguyên trong thời hạn của khoản thế chấp. Lãi suất thế chấp có thể khác nhau tùy từng người vay và hồ sơ tín dụng của họ.

2. Reverse mortgage: là khoản vay dành cho người cao niên từ 62 tuổi trở lên. Các khoản vay này cho phép chủ nhà chuyển đổi vốn nhà thành tiền mặt mà không cần các khoản thanh toán thế chấp hàng tháng.

2. Thế chấp là gì?

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của bản thân để lấy một khoản tiền nhất định. Người thế chấp sẽ phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thế chấp được định nghĩa như sau: thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tài sản thế chấp được giữ bởi bên nhận thế chấp. Hoặc cả hai bên có thể thỏa thuận để bàn giao cho bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Đặc điểm và phân loại của thế chấp

3.1. Đặc điểm của thế chấp

Một số đặc điểm của thế chấp mà người thực hiện thế chấp và người nhận thế chấp cần tuân theo như sau:

Thứ nhất, khi thế chấp tài sản cá nhân, người thế chấp không cần phải chuyển giao trạng thái của tài sản mà chỉ cần giao toàn bộ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó.

Thứ hai, bên nhận thế chấp có quyền sử dụng tài sản trong thời gian thế chấp, với điều kiện không được làm hư hại tài sản.

Thứ ba, tài sản thế chấp thường là bất động sản, các phương tiện giao thông cơ giới, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các vật phụ đi kèm bất động sản (hoặc một phần bất động sản) đều thuộc tài sản thế chấp (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác)

Thứ tư, tài sản thế chấp có thể là những tài sản được hình thành trong tương lai.

Thứ năm, việc thế chấp quyền sử dụng đất cần phải tuân theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự, luật đất đai, và các quy định khác có liên quan.

Cuối cùng, tài sản thế chấp sẽ được giữ bởi bên nhận thế chấp. Trường hợp bên thứ ba giữ tài sản thế chấp là do sự thỏa thuận của cả hai bên thế chấp và bên nhận thế chấp.

Mortgage default là gì

3.2. Phân loại thế chấp

Căn cứ theo nội dung thế chấp, thế chấp có thể được chia làm 2 loại là thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng.

Thế chấp pháp lý là hình thức người đi vay thỏa thuận quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng trong trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Khi người thế chấp không trả được nợ, ngân hàng có quyền bán hoặc cho thuê tài sản mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng. Ngân hàng có toàn quyền sử dụng số tài sản đó mà không bị các chủ nợ khác cùng tham gia.

Thế chấp công bằng là hình thức ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng tài sản. Khi người thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng phải dựa trên thỏa thuận để xử lý tài sản. Tài sản thế chấp có thể sẽ bị phân chia với những chủ nợ khác. Ngân hàng cũng không được tự phát thương mại tài sản để thu nợ mà phải có sự can thiệp của pháp luật.

Căn cứ vào số lần thế chấp, thế chấp có thể được chia thành 2 loại:

Thế chấp thứ nhất: là việc thế chấp tài sản để đảm bảo cho món nợ thứ nhất (khoản vay đầu tiền tồn tại)

Thế chấp thứ hai: là người thế chấp sử dụng phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và khoản vay thứ nhất để được vay những khoản vay tiếp theo, khoản vay thứ hai, thứ ba,...

Căn cứ vào tính chất của tài sản, thế  chấp cũng được chia thành hai loại là:

Thế chấp toàn bộ: Các phần phụ đều thuộc tài sản thế chấp. Ví dụ thế chấp một mảnh đất, thì các công trình trên miếng đất đó đều thuộc tài sản thế chấp.

Thế chấp một phần: Dùng một phần tài sản để thế chấp. Khi đó, các phần phụ của tài sản chi thuộc tài sản thế chấp khi có sự thỏa thuận của hai bên.

Căn cứ vào nguồn gốc của tài sản thế chấp, thế chấp cũng được chia thành hai loại, bao gồm:

Thế chấp trực tiếp: tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng.

Thế chấp gián tiếp: Tài sản thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng không phải là một.

Chắc hẳn bạn đã hiểu về nghĩa của từ Mortgage là gì cũng như nắm rõ được đặc điểm cũng như phân loại của thế chấp qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn rồi chứ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi tiếp những bài viết hay trên trang web nhé.

>> Tham khảo thêm:

  • Real estate là gì? Thuật ngữ quen thuộc trong bất động sản
  • Phát hiện âm câm trong tiếng Anh và cách đọc chuẩn từ
Mortgage default là gì