Môn kế toán ngân hàng

Kiến thức và bài tập Kế toán ngân hàng Theo thông tư 200. Kế toán ngân hàng là môn học nghiên cứu & vận dụng các kiến thức cơ bản của Lý thuyết hạch toán kế toán, các chuẩn mực kế toán quốc tế & Việt Nam để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng theo từng cấp độ chi nhánh & hội sở của một Ngân hàng thương mại như:
Huy động vốn, cho vay, đầu tư và kinh doanh chứng khoán, thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán vốn giữa các ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ & thanh toán quốc tế, báo cáo kế toán tài chính của một chi nhánh, của toàn hệ thống Ngân Hàng Thương Mại NHTM và tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng thương mại. Môn học này tập trung giải quyết những nội dung lý thuyết sâu và đặc thù cho lĩnh vực tài chính Ngân hàng mà sinh viên chưa được nghiên cứu trong các môn kế toán trước đó.

Bài Tập Kế Toán Ngân Hàng
Bài 1: Ngày 17/7/2007, khách hàng N đến gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng, với số tiền 150 triệu đồng, trả lãi đầu kỳ. Lãi suất 0.68% trên 1 tháng. Xử lý kế toán trong những trường hợp sau:
a] Ngày 17/10/2007, khách hàng mang sổ tiết kiệm đến để tất toán.
b] Ngày 20/9/2007, khách hàng đến rút trước hạn, ngân hàng chỉ trả lãi với lãi suất là0.2%/tháng.
Giải
Số tiền khách hàng thực tế gửi vào ngân hàng là: 150 / [1+ 3 * 0.68%] = 147.001176 triệu đồng
Như vậy, số tiền lãi mà khách hàng đã được nhận trước là: 150  147.0012 = 2.9988 triệu đồng
Nợ 1011 : 147.001176 triệu đồng.
Nợ 388 : 2.9988 triệu đồng.
Có 4232.3 tháng.N :150 triệu đồng.
Hàng tháng, phân bổ lãi vào chi phí: Nợ 801 : 0.9996 triệu đồng Có 388 : 0.9996 triệu đồng
a] Trường hợp khách hàng đến rút tiền đúng kỳ hạn:
Nợ 4232.3 tháng.N :150 triệu đồng.
Có 1011 :150 triệu đồng.
b] Trường hợp khách hàng rút trước hạn:
Khi đó ngân hàng sẽ tính lãi không kỳ hạn trên số tiền thực tế gửi vào. [từ 17/7/2007 đến 20/9/2007: 65 ngày]:

Số tiền lãi là: 147.0012 * 0.2% * 65 / 30 = 0.637 triệu đồng.
Số tiền khách hàng nhận được vào ngày 20/9/2007 là: 150 + 0.637  2.9988 = 147.6382 triệu đồng

Ở đây, ta thấy xảy ra hai trường hợp:
1] Nếu tại thời điểm này, Ngân hàng đã phân bổ lãi vào chi phí cả 3 tháng, như vậy, ta hạch toán ngược lại để làm giảm chi phí.
Nợ 4232.3 tháng.N :150 triệu đồng.
Có 1011 :147.6382 triệu đồng.
Có 801 :2.3618 triệu đồng [2.9988-0.637]
2] Nếu ngân hàng mới chỉ phân bổ lãi vào chi phí trong 2 tháng đầu.

Lúc này, tài khoản 801 đang có số dư nợ là 0.9996 * 2 =1.9992 triệu đồng,

và tài khoản 388 có số dư nợ là 0.9996 triệu đồng.
Ta hạch toán như sau:
Nợ 4232.3 tháng.N : 150 triệu đồng.
Có 1011 : 147.6382 triệu đồng.
Có 801 : 1.3622 triệu đồng [1.9992-0.637].
Có 388 : 0.9996 triệu đồng.

kiến thức và bài tập Kế toán ngân hàng Theo thông tư 200

Bài 2:Nhận được báo cáocủa ngân hàng nhà nướcvề số tiền mà kho bạc đã chuyển vào tài khoản của NH Ngoại Thương là : 4 tỷ.

Số tiền này Chính Phủ ủy thác cho NH để cho vay theo kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong kỳ, đã giải ngân cho công ty xây dựng A: 600tr.

Trong đó trả vào TKTG của Cty XD A mở tại chính NH: 300tr, chuyển tiền qua TTBT trả cho Cty cơ khí 200tr mở tại NHTM D, lĩnh 100tr để trả lương và tiền thuê nhân công.

-NH nhận được 5tr phí ủy thác củabộ tài chính chuyển vào TKTG tại NHNN.

-Trong số phí này, phải nộp thuế VAT 10%.

Khi nhận uỷ thác:

-Nợ 1113: 4.000.000.000VND.

-Có 4412: 4000.000.000VND. [Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay nhận của Chính phủ]

Khi giải ngân cho khách hàng:

-Nợ 359: 600.000.000VND.

-Có 4211.CTY XD A: 300.000.000VND.

-Có 5012 : 200.000.000VND.

-Có 1011 : 100.000.000VND.

Khi thông báo cho NH uỷ thác:

-Nợ 4412: 600.000.000VND.

-Có 459: 600.000.000VND.

Đồng thời nhập 981: 600.000.000 VND.[ cho vay, đầu tư theo hợp đồng nhận uỷthác]

Lệ phí uỷ thác:

-Nợ 1113 : 5.000.000VND.

-Có 714 : 4.500.000 VND.

Có 4531 : 500.000 VND[ thuế VAT].

kiến thức và bài tập Kế toán ngân hàng Theo thông tư 200

Video liên quan

Chủ Đề