Luyện tập trang 153 Ngữ văn 7

Hướng dẫn Soạn Bài 13 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Điệp ngữ sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

I – Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ [hoặc cả một câu] để làm nổi bật gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 152 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?

Trả lời:

– Khổ thơ đầu lặp lại từ “Nghe”

– Khổ thơ cuối lặp lại từ “vì”

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 152 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng của việc lặp lại từ ngữ:

– Từ “nghe” nhấn mạnh cảm giác, tâm tư của người lính trẻ.

– Từ “vì” nhấn mạnh nguyên nhân, động lực chiến đấu.

II – Các dạng điệp ngữ

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp [ điệp ngữ vòng].

Trả lời câu hỏi trang 152 sgk Ngữ văn 7 tập 1

So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng.

a] Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

[…]

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy

[Phạm Tiến Duật]

b] Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

[Đoàn Thị Điểm]

Trả lời:

So sánh điệp ngữ trong khổ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” vớ hai ví dụ dưới đây:

– Điệp ngữ trong khổ thơ đầu “Tiếng gà trưa” là điệp nối tiếp:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

– Ví dụ a]: Điệp ngữ nối tiếp

– Ví dụ b]: Điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ vòng].

III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 153 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Tìm điệp ngữ trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

a] Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

[Hồ Chí Minh]

b] Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

[Ca dao]

Trả lời:

a] Đoạn của Hồ Chí Minh:

Điệp ngữ:

– Một dân tộc đã gan góc.

– Dân tộc đó phải được.

⟹ Tác giả muốn nhấn mạnh: tinh thần đấu tranh của dân tộc ta và sự xứng đáng được hưởng những quyền độc lập, tự do của dân tộc ấy.

b] Ca dao

Điệp ngữ: trông, đi cấy

⟹ Điệp ngữ “trông” thể hiện nỗi lo lắng, lo toan của người nông dân làm ra hạt gạo.

Điệp ngữ “đi cấy” thể hiện việc đi cấy của mình khác hoàn toàn với của người khác.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 153 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì?

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

[Khánh Hoài]

Trả lời:

– Xa nhau… xa nhau: điệp ngữ cách quãng.

– Một giấc mơ…một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 153 sgk Ngữ văn 7 tập 1

a] Theo em, trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?

Phía sau nhà em có trồng một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em…

b] Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho tốt hơn.

Trả lời:

a] Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm.

b] Có thể chữa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị.

4. Trả lời câu hỏi 4 trang 153 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Trao đổi bài viết với các bạn khác. Nêu nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong bài của bạn.

Trả lời:

Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương – nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông nước trong lành ngọt mát.

Hoặc:

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên – đêm trăng quê hương. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà không rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa. Em yêu đêm trăng đẹp. Em yêu quê hương mình biết bao!

Bài trước:

  • Soạn bài Tiếng gà trưa sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học sgk Ngữ văn 7 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 7 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 7
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 7
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 7
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 7
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 7
  • Để học tốt môn GDCD lớp 7

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Điệp ngữ sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

Chủ Đề