Linh mục có được an thịt chó không

Tại sao người Công Giáo chỉ ăn chay có 2 ngày và kiêng thịt thì lại cho ăn những món ăn khác như tôm, cua, cá… đôi khi còn ngon và đắt tiền hơn thịt nữa, trong khi các đạo khác ăn chay khắc khổ hơn. Thực hành việc ăn chay phải như thế nào mới đúng. Con xin cám ơn cha.

Việc ăn chay và kiêng cữ thường đi chung với nhau nhưng là hai việc khác nhau.

Ăn chay vốn là một từ bên Phật Giáo và đã được cha Alexandre de Rhodes giảng trong Từ điển Annam-Bồ Đào Nha – Latinh như sau : Ăn chay. Đích thực có nghĩa là kiêng thịt và cá, nhưng bây giờ để chỉ sự ăn chay của những Kitô hữu. Ăn chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được ăn vào những ngày cụ thể. Còn kiêng cữ (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu như thịt, cá, tôm…

Ăn chay là việc thực hành phổ biến của hầu hết các tôn giáo. Tuy nhiên, mục đích của việc ăn chay lại không giống nhau. Đối với những tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường là cữ sát sinh không dùng những thức ăn có nguồn gốc từđộng vật hoặc không có sự giết chóc động vật trong quá trình chế biến vì lòng từ bi đối với tất cả mọi loài chúng sinh. Trong khi đó người Công Giáo ăn chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Vì thế mà việc ăn chay hai bên khác nhau nên không thể so sánh vì không cùng mục đích.

Đối với Kitô giáo, ban đầu đó là một việc làm tự nguyện của giáo dân lâu dần mới thành thói quen trong Hội Thánh. Sau đó ăn chay trở thành luật buộc. Việc ăn chay được ấn định cho suốt Mùa Chay. Từ Thế Kỷ V đến Thế Kỷ IX, ngoại trừ ngày Chúa Nhật, mùa này chỉ được dùng một bữa ăn, thường là bữa tối. Không được có thịt, cá trong bữa ăn và có nơi còn cấm cả trứng cũng như các sản phẩm từ sữa. Đầu Thế Kỷ X, bữa này chuyển về buổi trưa. Khoảng Thế Kỷ XIV, buổi tối có thể dùng một bữa ăn nhẹ. Đến thời Trung Cổ thì bãi bỏ luật cấm ăn cá và các sản phẩm từ sữa như bơ, phó mát…

Theo Giáo Luật 1917 thời đó chỉ được dùng một bữa chính ăn no trong các ngày mùa Chay trừ Chúa Nhật và hai bữa ăn khác không có thịt và cũng không ăn nhiều như các bữa ăn thông thường. Các ngày kiêng thịt là các ngày thứ sáu quanh năm còn trong mùa Chay thêm ngày thứ Bẩy (x. Giáo Luật cũ 1250 – 1254).

Luật kiêng cữ nghiêm nhặt vẫn được tuân giữ cho tới ngày 17 tháng 2 năm 1966. Với Tông Hiến Poetemini của Đức Giáo Hoàng Paul VI đã có sự thay đổi về việc ăn chay và kiêng thịt.

Ngày nay, việc ăn chay và đã được giảm bớt đi chỉ còn 2 ngày là Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh theo qui định của Giáo Luật điều 1251 như sau :

Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục, các ngày thứ sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng; còn luật kiêng thịt và ăn chay thì phải giữ ngày Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính cuộc Khổ Nạn và sự chết của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Bạn có hỏi tại sao ăn chay ít thế chỉ có hai ngày một năm ? Đọc lại lịch sử chắc bạn cũng thấy rằng đã có thời gian việc ăn chay khá nhiệm nhặt. Ăn chay suốt mùa Chay vào thời kỳ mà lương thực không lấy gì làm sung túc lắm. Tuy nhiên, nếu ăn chay trở thành một sự áp đặt cứng ngắt thì cũng tạo ra một sự tuân thủ miễn cưỡng và giả tạo. Đôi khi còn dẫn đến hình thức luồn lách để tránh né thí dụ như như luật không qui định thời gian của bữa ăn nên người ta có thể kéo dài một bữa ăn vài giờ đồng hồ.

Chắc bạn cũng từng gặp trường hợp có những người ăn chay đã phải thức chờ sau 12 giờ đêm ngày thứ Tư lễ tro để ăn cho đỡ đói. Việc ăn chay hẳn không phải lúc nào cũng dễ dàng với nhiều người. Vậy thì việc qui định bắt buộc chỉ còn 2 ngày cho thấy Giáo Hội giảm đi việc bó buộc nhưng vẫn cho bạn được tự do ăn chay thêm vào những ngày bạn muốn hãm mình để giúp bạn làm chủ các bản năng và tiến tới sự tự do nội tâm, diễn tả lòng thống hối và hiệp thông với cuộcTử Nạn của Chúa. Nếu thấy ít, bạn vẫn có thể tự nguyện ăn chay nhiều hơn. Đâu có ai cấm bạn ! Miễn là đừng làm hại sức khoẻ thôi. Đó chính là việc ăn chay tự nguyện như đã được thực hiện thuở ban đầu của Hội Thánh khi chưa có luật buộc.

Điều 1251: Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục, các ngày thứ sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng…

Điều 1252: Ai đã trọn 14 tuổi buộc phải giữ luật kiêng thịt; còn luật ăn chay buộc tất cả những người thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các vị Chủ chăn và cha mẹ phải lo sao để cả những người vị thành niên không buộc ăn chay kiêng thịt cũng được thấm nhuần tinh thần sám hối đích thực.

Điều 1253: Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức.

Như vậy mục đích của việc kiêng thịt hay kiêng một thức ăn nào khác là một sự hãm mình, từ bỏ bản thân trong ngày sám hối chung của toàn thể Giáo Hội là ngày thứ sáu. Cho nên điều quan trọng là thấm nhuần tinh thần sám hối như được nói đến trong điều 1252 chứ không chỉ tuân thủ một qui định thuần tuý luật lệ.

Giáo Luật cũng đã đề cập đến việc kiêng một thức ăn khác cũng như có thể được thay thế bằng những việc bác ái và đạo đức theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục ( điều 1253). Vì vậy mà có nơi không nói đến kiêng thịt nữa nhưng không vì thế mà không cần nghĩ đến sám hối và làm các việc đạo đức, bác ái… Và như đã bạn thắc mắc kiêng thịt mà lại tìm những món ăn ngon hơn như tôm, cua… mà ăn thì còn đâu là ý nghĩa của ngày thống hối chung và ăn kiêng như thế cũng coi như chưa kiêng gì cả !

TUỔI GIỮ CHAY: Từ 18 tuổi trọn đến hết 59 tuổi.

TUỔI KIÊNG THỊT: Từ 14 tuổi trở lên

CÁCH GIỮ CHAY: Trong ngày chay chỉ được ăn một bữa no(chọn bữa nào cũng được), còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v

CÁCH KIÊNG THỊT: Cấm ăn thịt loài máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) bao gồm thịt và tất cả những thứ khác như tim, gan, lòng chay…. Nhưng được dùng các nước thịt và các đồ ăn có pha chất thịt, như cháo nước thịt. Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và phó mát …

NGÀY BUỘC GIỮ CHAY VÀ KIÊNG THỊT : Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh
st 

50712

04/06/2021 11:44 View: 21850

Giữa những tranh luận gay gắt về việc nên hay không nên ăn thịt chó, nhiều người vẫn không hiểu tại sao các vị tu hành lại khuyên mọi người kiêng thịt chó? Thịt chó chứa nhiều đạm và nguồn dinh dưỡng rất dồi dào, vậy có yếu tố tâm linh nào mà chúng ta cần cân nhắc mỗi khi có ý định ăn thịt chó hay không? Vận đen, xui xẻo hay nghiệp báo...? Điều gì làm mọi người sợ hãi?

Linh mục có được an thịt chó không

Thịt chó sẽ làm đổi vận của người ăn?

Bên huyền môn, vì sao chư vị pháp sư, chư vị tổ thầy cấm các đệ tử mình ăn thịt chó? (mặc dù họ vẫn ăn mặn, ăn thịt cá hàng ngày?), điều này hẳn nhiên là có nguyên do của nó!

Trong bí thuật huyền môn có truyền rằng khi ăn thịt chó sẽ làm đổi vận của người ăn. Đổi vận tức là như thế nào?

  • Tức là đang thua bạc ăn vào sẽ thắng bạc
  • Đang thắng bạc ăn vào thì lại thua!
  • Đang xui xẻo ăn vào thì lại may mắn
  • Đang may mắn ăn vào thì lại xui xẻo!

Kỳ thực đó chỉ là lời thổi phồng, truyền miệng của mấy ông thầy pháp lang băm mà thôi! Chứ nếu ăn thịt chó mà có thể chuyển vận thì tại sao ông ấy không bao giờ dám ăn, thậm chí lỡ mà ăn trúng phải miếng thịt chó thì sẽ bị tổ vật cho thừa sống thiếu chết mấy ngày liền không ăn uống được thứ gì!

Cái chiều ngược lại thì hoàn toàn không hề có đâu thưa quý vị, nhưng chiều xuôi đi (tức là đang may mắn ăn thịt chó vào sẽ gặp điều xui xẻo là hoàn toàn có thật).

Ác nghiệp khi trộm chó, giết chó, ăn thịt chó

Quả tình trong hiện tại, chỉ mới là đi trộm chó, giết chó thôi mà ác báo của nó có khi đã là bỏ cả mạng người, mà không chỉ một mạng đó thôi đâu, còn vợ con cha mẹ họ hàng người đó nữa, chịu cái ác báo ấy cả một đời không thể khá giả hơn.

Còn kẻ giết chó, ăn thịt chó thì cũng không tốt gì hơn, họ cũng chịu chung một phần ác nghiệp đó, cho nên mới có chuyên ăn thịt chó vào là đổi vận như thế! Nhưng đổi là chỉ đổi từ may mắn sang xui xẻo mà thôi, chứ không có chuyện ăn thịt chó vào là có thể may mắn hơn được, nếu không thì làm sao các vị thầy pháp đó không bao giờ dám động đến dù chỉ một miếng!?

Việc này có hai nguyên do chính yếu:

Nguyên do thứ nhất: Người ăn thịt chó khó giữ lòng trung thành

Đó chính là vì huyền môn là một (bí thuật), tức là chỉ có thể truyền dạy cho các đồ đệ trong tông phái, bái sư, bái tổ, thể độc trước tổ sư, chư vị tiên gia chứ không phải ai cũng có thể dạy, ai cũng có thể truyền cho được. Sỡ dĩ có việc này là bởi vì các ông thầy pháp này, bản thân đạo hạnh còn thấp, tất cả các pháp lực có được đều là thỉnh mời chư tiên, hoặc là nương nhờ pháp lực của chư vị tổ sư, tổ thầy, âm binh, chứ bản thân ông ấy chỉ như một cầu nối mà thôi!

Những điều mà ông ấy học được là những quy tắc, những phương pháp để tạo cầu nối ấy và giúp cho cầu nối ấy được duy trì, tức là có thể nói ông ấy không có làm gì, mà chính những vị tổ sư của ông ấy hoặc binh tướng của tông phái ấy trực tiếp làm!

Vậy nên dù người ngoài có học lỏm được câu thần chú, đạo linh phù về nhà bắt chước làm y chang như vậy thì cũng không có chút pháp lực gì, bởi vì người đó là người ngoài, chư vị tổ thầy đâu có trợ duyên, đâu có cữ binh cữ tướng thừa lệnh mà hành cho được!

Trong các lời thề độc đó có lời thề trọn đời không ăn 3 loại thịt (có những môn phái là 5 loại) trong đó nhất định không thể ăn thịt chó!

Bởi vì sao lại có chuyện này? Bởi vì chó là loài vật thế nào có lẽ mọi người đều đã có thể cảm nhận được mà ad không cần nhắc lại thêm!
Quý vị hãy nhìn vào bức hình bên trên, nếu chịu khó suy xét quý vị sẽ hiểu được điều Tamlinh.org muốn nói đó.

Một ông lão xin ăn! Có thể do những giông tố của cuộc đời, có thể do sa cơ, lỡ vận, cũng có thể chỉ là do nghiệp chướng truyền đời, có thể lúc này bạn bè xa lánh, vợ con ngoảnh mặt, người đời khinh khi, duy chỉ có con chó đó là không bao giờ thay đổi, dù khi ông ấy là một đại gia, hay khi ông ấy là một lão ăn mày thì nó vẫn luôn luôn, cẩn cẩn trung thành với ông ấy, mãi mãi không bao giờ thay đổi,

Dù chịu đói, chịu khát, chịu đòn roi, mắng chửi thế nào nó cũng không bao giờ phản bội lại chủ nhân của nó! Đó là một đặc ân mà Thiên Đế ban cho loài vật này, không chỉ giúp đỡ cho con người trông nhà, làm bạn, mà còn là một thông điệp quý giá thức tỉnh lòng người mỗi khi muốn phản bội lại một ai đó, một điều gì đó!

Chính vì cái đặc tính này của loài chó mà chư vị tiên sư, chư vị tổ thầy CẤM CÁC TÔNG ĐỒ ĂN THỊT CHÓ, bởi vì khi một con người có thể ăn được thịt loài vật này, hoặc ham thích ăn thịt loài vật này thì tâm tánh người này hoàn toàn khó mà giữ được tính trung thành bền chặt được. Mà huyền môn bí thuật lấy đệ tử làm truyền thừa, lấy sự trung thành của họ làm nền tảng truyền pháp, thì làm sao có thể chọn lựa một người hoặc để cho đệ tử tông phái mình ươm mầm sự phản bội cho được? Đó là lý do vì sao họ sẽ hành xác người đệ tử khi vi phạm lời thề này, thậm chí nếu cố tình phạm phải có thể phải chịu cảnh điên khùng, chết chóc rất thê thảm!

Xét về góc độ tâm lý học mà nói thì điều này là vô cùng ý nghĩa: "Bởi vì nếu một người đã có thể phản bội lại một loài vật luôn luôn trung thành với con người thì chứng tỏ tâm lý người này đã ươm mầm của sự phản bội, mầm mống này có thể không bao giờ bộc phát trong đời nhưng cũng có thể sẽ phát triển, đâm chồi, khi có điều kiện thích hợp! Ban đầu chỉ là phản bội lại những lời hứa, lời cam kết, lời thề cho đến phản bội cả thân hữu, bạn bè, kể cả là phản bội đối tác, phản bội quốc gia"

Có không ít nhà tuyển dụng nước ngoài khi vào Việt Nam mở công ty tuyển dụng, trong mục phỏng vấn họ thường kèm vào đó câu hỏi về loài chó hoặc có liên quan đến chó như là (bạn có thích ăn thịt chó hay không? hay là bạn nghĩ thế nào về thịt chó? về người ăn thịt chó???....) đó là một phương pháp khảo sát lòng trung thành một cách khoa học mà đơn giản nhất họ có thể kiểm chứng!

Ad không ủng hộ việc chửi bới như thế này, nhưng các bạn hãy nghĩ lại khi ăn thịt chó, biết đâu miếng thịt chó bạn vừa ăn là từ con chó có bầu. 

Còn xét về góc độ tâm linh, việc giết chó, ăn thịt chó còn ghê sợ hơn nhiều!

Đó là loài chó tuy chúng vô cùng trung thành với chủ nhân của chúng, kể cả khi chúng bị chính ông chủ mình giết chết, làm thịt đãi khách thì nó vẫn không một chút oán hờn khi gặp nhau nơi Âm Ty, thậm chí chúng còn cầu xin chư vị Diêm Vương giảm bớt tội lỗi cho người chủ ấy, thử hỏi trong chúng ta, có người nào đủ lòng bao dung, tha thứ như thế chưa? Khi chúng càng xin lơn thì tội nghiệp của người chủ đó càng thêm nặng nề, chứ làm sao có thể giảm nhẹ cho được!

Tất cả điều đó được khởi phát từ lòng trung thành đã trở thành bản tánh căn cốt của loài này rồi.

Nhưng đối với người không phải là chủ nhân của nó thì việc giết nó, ăn thịt nó lại kết một mối oán cừu vô cùng sâu nặng.

Tại sao người giết chó, ăn thịt chó ...đi đâu cũng bị các con chó thù ghét?

Người ăn thịt chó thì đi đâu, chỗ nào cũng bị các con chó thù ghét, kêu sủa inh ỏi, đó là vì sao quý vị có biết không???

Có người nói tại ăn thịt chó nên có mùi làm cho các con chó khác nó ngửi được, nó kêu sủa như thế, nhưng mà ăn thịt chó cách nay cả tuần cả tháng rồi, tắm gội bao nhiêu lần rồi làm sao mà có thể còn lưu mùi gì cho được?

Kỳ thực nguyên nhân thực tế của việc này đó là bởi vì người đó đang bị các vong oan cẩu theo bám, các con chó khác nó cảm thụ được (mọi người nên nhớ là loài chó ngoài khả năng trông nhà, giữ cửa chúng còn có thể cảm nhận được các loại vong linh, hồn ma, quỷ quái), cho nên chúng cảm thụ được cái đám oan cẩu kia đang đu bám theo kẻ đồ tể ấy mà chúng kêu sủa, thù ghét chứ không phải chúng đang kêu sủa, thù ghét người ăn thịt chó đó đâu!!!

Vậy chúng đu bám theo để làm gì?

Để làm cho người đó luôn khơi mào sự phản bội trong tâm thức, sẽ luôn luôn có một động lực thôi thúc người đó PHẢN BỘI lại bất kỳ điều gì. Điều này làm cho người đó trở thành một kẻ không ai dám tin, không nơi nào dám dùng nữa!

Tác hại của nó là không thể nói hết cho được chứ đừng nói là không hề gì quý vị à!

Âm binh - Oan cẩu

Một nguyên do thứ hai mà các ông thầy pháp không dám ăn, mà cũng không thể ăn thịt chó: Đó là bởi vì họ muốn có pháp lực thì buộc lòng phải dụng đến âm binh, mà âm binh của họ chỉ là những oan vong hoặc cô hồn lang thang họ gom về làm âm binh mà thôi, nếu khi họ ăn thịt chó tức là tạo mối oán cừu thì loài oan cẩu nó đeo bám theo như bên trên vừa nói đó, cho nên âm binh sẽ sợ mà không dám đến nhận lệnh, thì pháp lực của họ làm sao phát huy cho được, chính vì lẽ này họ càng không thể ăn thịt chó!

Chúng sanh vô minh, muốn thức tỉnh mà luôn mê muội hãy hiểu rõ lẽ này, thấu triệt cái nguy hại này khi giết hại ăn thịt loài chó mà tìm về nẻo sáng, tránh họa cho thân mình mà cũng để tránh cho những thân quyến của mình

NẾU BẠN KHÔNG MUỐN CÓ MỘT NGÀY CHỊU ĐAU ĐỚN KHỔ SỞ KHI NGƯỜI MÌNH TIN YÊU NHẤT ĐANG TÂM PHẢN BỘI LẠI MÌNH, THÌ NGAY HÔM NAY BẠN HÃY LÀ NGƯỜI KHÔNG BAO GIỜ PHẢN BỘI!

Chúc tất cả an lạc!

Nguy cơ nhiễm bệnh dại và nhiều vi khuẩn nguy hiểm khi ăn thịt chó

Nhiều người cho rằng thịt chó có tác dụng trong y học, giúp tăng sinh lực nam giới. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều đó. Không chỉ vậy, ăn thịt chó có thể nguy hiểm nếu con vật không được kiểm tra về bệnh, thịt không được chế biến phù hợp.

“Người ăn thịt chó, mèo cũng có nguy cơ lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng, sán chó... có nguồn gốc từ các động vật này. Đặc biệt, nếu con vật đó bị bắt trộm, thịt của nó có thể bị nhiễm độc”, PGS Niên nói.

PGS.TS Dương Duy Đồng thuộc Bộ môn Dinh dưỡng động Vật, khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Nông Lâm TP.HCM, cũng cho biết thêm loài chó rất dễ bị nhiễm virus dại.

Người trực tiếp giết và chế biến thịt chó có vết xước ngoài da, người ăn thịt chó không được nấu chín kỹ, nguy cơ lây bệnh dại rất lớn. Nguy hiểm hơn, đây là loại bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Theo PGS Đồng, người dân ăn thịt chó bị đánh bả tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bả chó được làm từ nhiều nguồn chất độc, có thể ngấm vào máu của chúng. Lượng độc tố này, khi vào cơ thể con người, có thể gây nhiều phản ứng, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí tử vong.

Khi không bảo quản tốt, thịt và nội tạng chó có thể phân hủy dần, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây độc như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn phát triển. Người làm thịt và cả ăn thịt chó dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, có thể nguy hiểm tính mạng.

Theo thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198, thịt chó giàu chất đạm nhưng lại có tính nhiệt nên dễ gây nóng, khó tiêu, chướng bụng. Thường xuyên ăn thịt chó trong thời gian dài, cơ thể khó tiêu hóa, thận, gan làm việc không đáp ứng được nên dễ mắc các bệnh về gan như xơ gan hay suy thận, gout. Riêng bệnh nhân gout không nên ăn thịt chó.

Bên cạnh đó, trong Đông y cũng khẳng định, thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh. Do vậy sau khi ăn nhiều, người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh huyết áp dễ bị tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới tai biến, vỡ mạch máu não. Do đó, người có bệnh liên quan mạch máu não cũng không nên ăn thịt chó.

-----------------------------

Kết luận: 

Chuyện người khác phản đối việc ăn thịt chó mèo, không phải vì người ta coi khinh hay miệt thị. Theo đúng lý thuyết thì con người là động vật tiến hoá cao nhất, do đó người ta ăn thịt những con khác kém hơn mình là quy luật khách quan trong xã hội. Giống như sói ăn thịt thỏ vậy. 

Nhưng khuyên nhủ hay phản đối cũng là để bớt đi một gia đình bị mất một thành viên quan trọng, bớt đi những kẻ trộm cắp chó mèo bị đánh thừa sống thiếu chết, thế gian này bớt đi những tiếng khóc than.

Con chó bạn ăn có thể là một thành viên trong gia đình ai đó, có thể chúng đã giúp cho một người nào đó bớt trầm cảm, thậm chí chúng đã từng cứu một người nào đó.

Bạn không ăn thịt chó mèo, bạn ủng hộ việc cấm giết chó mèo, tức là bạn đang góp phần giúp cho xã hội này bớt đi những kẻ trộm cắp bất lương.

*************************************

Nguyễn Phương: "Mình kể các bạn nghe.

Ông bà ngoại mình sống cả đời lương thiện ( mình nhìn theo con mắt của con cháu ). Nhiều khi việc ông bà làm cho người ngoài tới giờ mình vẫn nhớ. Như bà mình cõng một bà bị tai biến về nhà, bị bà ấy tiểu cả lên người nhưng về vẫn không nặng nhẹ câu nào, chỉ đi tắm. Ông ngoại mình đợt đó nhà nghèo lắm, nhưng đợt bão lũ người miền trung ra ngoài Bắc xin ăn nhiều. Gặp một ông lão đứng cổng ăn xin, ông mở cổng ra cho ông ấy vào nhà. Bảo ông vào đây mà uống nước, không việc gì phải đứng ngoài ấy. Người ông có đúng 5k, ông cho ông ấy 3k ( năm ấy là năm 2000).

Còn nhiều việc nữa của ông bà mình không kể hết. Nhưng từ lúc mình sinh ra tới lúc ông ngoại mất đi, mình chưa thấy ông bà ở ác hay nói ác với ai câu nào. Câu luôn thường trực trên miệng ông ngoại mình đó là "nó cũng là một kiếp người".

Nhưng ông bà mình có một cái nghiệp từ kiếp trước hay sao ấy, đó là cậu mình - người con trai duy nhất. Từ năm cậu mình biết nhận thức, là cậu bắt đầu biết ăn cắp lừa đảo, không năm nào ông bà mình được yên. Lừa hết người trong nhà, trong họ tới người ngoài. Nhà lúc nào cũng có người tới đòi nợ. Cuối cùng hắn làm cho ông bà mình phải bán nhà đi, ông mình shock nặng đổ bệnh ung thư phổi, 6 tháng sau thì mất. Gần như tới phút cuối cùng của cuộc đời vậy.

Có người nhà mình đi xem, thì thầy nói cậu mình kiếp trước là con chó mực đen, bị ông bà mình đánh chết nên sinh thù, kiếp này hiện lên báo oán. Nói thì bảo láo, nhưng từ khi mình nghe câu ấy xong, đôi lúc mình nhìn kĩ cậu mình, mình thấy đó không giống gương mặt một con người. ....
Ông bà chỉ được mẹ mình, dì mình hỗ trợ ít. Mẹ mình từ năm bắt đầu đi kiếm tiền hầu như chỉ để nuôi con và trả nợ cho cậu thay ông bà. Mẹ mình tháo vát, tiết kiệm để ra được mấy trăm cuối cùng cũng đem làm lại nhà cho ông sau khi ông mất. Mình nghĩ có được con gái như mẹ, và các cháu gái như mình cũng là chút phúc Đức của ông bà trong cuộc đời này. Nhà mình chỉ nhờ được con gái. Còn cháu trai con cậu mình lớn lên cũng toàn không ra gì. Thằng lớn thì trộm cắp, mới 16 tuổi đã đòi lấy vợ là đứa lang thang đầu đường xó chợ. Thằng bé thì mới lớn đã lươn lẹo thảo mai.... Đấy, vậy nên sướng hay khổ ở kiếp này mình nghĩ liên quan đến rất nhiều ở kiếp trước, chứ không thì tại sao ông bà mình tốt thế mà vẫn khổ cả đời."

**************************

*Lưu ý : Đây là những chia sẻ kinh nghiệm – quan điểm cá nhân của người viết trong quá trình nghiên cứu tâm linh, không đại diện cho tông môn nào. Nếu có gì thiếu sót, Tamlinh.org mong nhận được sự đóng góp của các bậc thiện tri thức mọi nơi.

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web