Liên hệ bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám năm 1945 8 1945 trong giai đoạn hiện nay

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nước Việt Nam trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Những bài học còn nguyên giá trị

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Đảng luôn vững mạnh về tư tưởng, xác định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp; Đảng đã xây dựng tổ chức đảng trong sạch, ăn sâu bám rễ trong quần chúng nhân dân. Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đảng đã xác định việc giành chính quyền về tay nhân dân trên cơ sở tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân-nông dân-trí thức.

Nhờ những quyết sách tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, Việt Nam thuộc địa đã giành được quyền tự quyết vận mệnh chính trị của mình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước độc lập, dân chủ đầu tiên tại Đông Nam Á. 

Vận dụng trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay

Sau bao nhiêu năm, những bài học nêu trên vẫn được Đảng ta ghi nhớ, vận dụng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông có nhiều biến đổi khôn lường khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển ở Việt Nam trở thành nhiệm vụ khó khăn với nhiều thách thức. Cụ thể, Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Khởi đầu là tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc là muốn hiện thực hóa đường “lưỡi bò”, độc chiếm Biển Đông, muốn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Hành động này của Trung quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng biển của Việt Nam. Đây chỉ là một vụ việc trong một chuỗi các vụ việc mà Trung Quốc đã và sẽ làm.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…Tại Điều 1, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 thể hiện: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Như vậy, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân; là nhân tố quan trọng bảo đảm cho Đảng, Nhà nước và dân tộc ta phát triển bền vững. Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vào bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương hợp lý.

Đảng và Nhà nước ta xác định giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối cách mạng với phương châm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được hiểu một cách tổng quát là, lấy cái không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi. Đây là quan điểm mang tính nguyên tắc phương pháp luận biện chứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại. Chủ quyền biển, đảo là chủ quyền quốc gia trên biển - là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cái bất biến; để đấu tranh bảo vệ lợi ích thiêng liêng đó, phải linh hoạt - phải ứng vạn biến. Điều đó có nghĩa là giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia là “dĩ bất biến”, còn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, kể cả đấu tranh pháp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, thậm chí bằng biện pháp quân sự là “ứng vạn biến”. Đảng và Nhà nước ta thể hiện cho nhân dân thế giới thấy chúng ta chỉ muốn hòa bình, lên án mạnh mẽ hành động phi pháp của phía Trung Quốc dùng xâm lược, vẽ lại bản đồ để khẳng định chủ quyền là việc làm trái đạo lý, trái luật pháp quốc tế, không thể chấp nhận trong thời đại ngày nay.

 Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, điều kiện tiên quyết là phải duy trì hòa bình, ổn định thì mới phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, trong đó xây dựng tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ trung tâm, chúng ta trang bị vũ khí để phòng thủ, tự vệ; xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh thì chúng ta mới có thể tự mình bảo vệ chủ quyền được. Cụ thể, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Chính phủ đã tăng cường xây dựng lực lượng thực thi pháp luật trên biển, kêu gọi hợp tác đầu tư ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn, hiện đại để vươn ra khơi xa đánh bắt hải sản…là những việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết.

Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta đã huy động lực lượng toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại vào cuộc đấu tranh chung. Để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Nhân dân cả nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã cùng lực lượng thực thi pháp luật trên thực địa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã tố cáo hành vi ngang ngược của nhà nước Trung Quốc trên trường quốc tế để tranh thủ dư luận tiến bộ trên toàn thế giới; đồng thời chúng ta kiên trì dùng ngoại giao để các nước có chung quyền lợi trên biển Đông hợp sức với Việt Nam ngăn chặn âm mưu và hành động độc chiếm biển Đông của Trung Quốc như cách mà Hồ Chủ tịch đã làm trong việc tranh thủ các lực lượng tiến bộ bên ngoài, phát huy nội lực bên trong tạo nên sức mạnh tổng hợp để làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lịch sử.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta kiên trì các giải pháp hòa bình trên cơ sở phát huy nội lực và tuân thủ luật pháp quốc tế; linh hoạt, khôn khéo sử dụng các phương sách từ ngoại giao, pháp lý, đến ứng xử trên thực địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định sức mạnh nội lực là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nội lực là sức mạnh bên trong gồm sức mạnh của nền kinh tế độc lập tự chủ, nền chính trị độc lập tự chủ, sức mạnh quân sự và văn hóa, xã hội của đất nước; sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của sự đồng thuận - đó là sức mạnh tổng hợp quốc gia, là thực lực quốc gia. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn tuân thủ pháp luật quốc tế. Cụ thể, Việt Nam đã nhiều lần chủ động gửi công hàm, giao thiệp ở nhiều cấp khác nhau để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu hộ tống vào vùng biển của Việt Nam - hành động xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã nhiều lần gửi thư đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu hành các tài liệu của Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

 Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay là lâu dài, gian khổ, đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết, nhưng phải bình tĩnh, kiên trì, vận dụng đúng đắn những bài học rút ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lịch sử nhằm đạt mục đích cuối cùng là độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Quỳnh Nghi - Tạp chí Cộng sản

[Baonghean.vn] - 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã không ngừng được phát huy, tỏa sáng, là điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thì việc vận dụng và phát huy những bài học của Cách mạng Tháng Tám càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Một là, cần nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, khu vực để kịp thời đề ra chính sách đúng đắn và phù hợp.

Nhờ bám sát sự thay đổi của tình hình thế giới, kịp thời ra quyết định chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn. Trên cơ sở đường lối đúng đắn, luôn theo dõi, bám sát những biến đổi của tình hình thế giới, trong nước, chủ động, kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, chuẩn bị đón thời cơ, lãnh đạo và chỉ đạo quần chúng nhân dân tận dụng thời cơ thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế để giành thắng lợi là bài học nổi bật nhất về sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám.

Các quyết sách liên quan đến an ninh và phát triển của đất nước phải luôn bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết. Ảnh: Thành Cường

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta cần tiếp tục phát huy những kinh nghiệm và bài học quý báu của Cách mạng Tháng Tám, cần có sự nhạy bén trong nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực. Các quyết sách liên quan đến an ninh và phát triển của đất nước phải luôn bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, thực hiện theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", kịp thời, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề an ninh chung, vì hòa bình hợp tác và phát triển; đồng thời thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa".

Hai là, không ngừng mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Đi cùng với những giá trị có ý nghĩa sâu sắc của nền độc lập, tự do, Cách mạng Tháng Tám đã đưa lại cho nhân dân ta từ thân phận nô lệ, lầm than trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Phát huy giá trị đó, ngay sau ngày thành lập nước, một trong những công việc quan trọng đầu tiên đã được Hội đồng Chính phủ lâm thời thực hiện là tổ chức cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu và xây dựng một Hiến pháp dân chủ cho đất nước. Đây là lần đầu tiên, danh hiệu công dân cao quý của một nhà nước độc lập ra đời và được ghi nhận trang trọng trong Hiến pháp. Kể từ  đó đến nay, các bản Hiến pháp của Nhà nước ta, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 luôn thể hiện xuyên suốt việc đề cao các quyền con người, quyền công dân, khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Công trình cầu Cửa Hội đang gấp rút hoàn thành. Ảnh: Hải Vương

Cùng với những quy định trong luật pháp, để quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên thực tế, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng hoàn thiện thể chế nhà nước dân chủ nhân dân. Trong đó, chính phủ và các cơ  quan công quyền là công bộc của dân; cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Mọi lợi ích đều là của dân, mọi phấn đấu của Chính phủ của cán bộ đều vì dân. Chính quyền từ cơ sở đến Trung ương đều do dân bầu cử, lựa chọn, đồng thời nhân dân có quyền bãi nhiệm những cán bộ chính quyền không làm tròn phận sự, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Ngày nay, việc tiếp tục mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn là một chủ trương lớn của Đảng ta. Trên cơ sở nhận thức cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng ta đang tiếp tục thực hiện chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", các hình thức dân chủ tiếp tục được mở rộng, nâng lên một tầm cao mới. Nhân dân được tạo mọi điều kiện để có thể tiếp cận, bày tỏ quan điểm, cách nghĩ, cách làm của mình. Từ đó, những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân được tiếp thu, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng; làm cho đường lối ấy hợp quy luật, thuận lòng dân, nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Độc lập, tự do, dân chủ là những giá trị cao quý mà Cách mạng Tháng Tám đã đem lại cho dân tộc ta, nhân dân ta. Nhưng giá trị độc lập, tự do, dân chủ ấy chỉ có ý nghĩa đầy đủ, khi đi cùng là cuộc sống của  nhân dân ngày một thêm ấm no, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Thấu hiểu nguyện vọng thiết tha, chính đáng đó, phát huy giá trị của Cách mạng Tháng Tám, suốt 75 năm qua Đảng ta không ngừng quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Từ một nước nghèo, kém phát triển, đến nay, Việt Nam đang nằm trong danh sách nhóm nước có thu nhập trung bình của thế giới và phấn đấu đạt mức nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2025.

Suốt 75 năm qua Đảng ta không ngừng quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ảnh tư liệu Thành Cường

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta tiếp tục xây dựng, thực hiện các chính sách nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tốt chiến lược dân số, gia đình, chương trình hành động vì trẻ em...

Bốn là, đẩy mạnh mặt trận ngoại giao, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước

Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, lần đầu tiên nước Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền. Phát huy quyền và vị thế dân tộc mà Cách mạng Tháng Tám mang lại, trong suốt 75 năm qua, Đảng ta không ngừng đẩy mạnh mặt trận ngoại giao, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, qua đó góp phần quan trọng vào những thành công chung của sự nghiệp cách mạng, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Đảng ta không ngừng đẩy mạnh mặt trận ngoại giao, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, qua đó góp phần quan trọng vào những thành công chung của sự nghiệp cách mạng. Ảnh: Thành Cường

Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam "là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế". Hội nhập quốc tế cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền; bình đẳng cùng có lợi; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta cũng sẽ tiếp tục phải đối mặt với không ít thách thức, song nếu nắm vững học thuyết của Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa tư bản nhà nước, nắm vững chủ trương đường lối đổi mới của Đảng đã đề ra, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chúng ta có thể biến "nguy" thành "cơ", vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vừa bảo đảm tốt môi trường an ninh đất nước.

Năm là, ra sức xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Bên cạnh những giá trị dân tộc, giá trị thời đại, Cách mạng Tháng Tám thành công còn là thực tiễn sinh động, minh chứng hùng hồn cho bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo cách mạng và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng mà Đảng ta xây dựng trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; thể hiện năng lực quy tụ lực lượng của toàn dân tộc; năng lực dự báo chính xác, nắm bắt đúng thời cơ; kịp thời phát động toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Ảnh: Thành Cường

Phát huy tinh thần của Cách mạng Tháng Tám, ngày nay, Đảng ta đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ra sức khắc phục những khuyết điểm trong đảng như sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống một bộ cán bộ, đảng viên, tình trạng buông lỏng kỷ luật, nội bộ thiếu sự đoàn kết; chất lượng sinh hoạt Đảng giảm sút. Khắc phục sự yếu kém trong công tác tư tưởng, công tác lý luận, sự bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ…

Tiếp nối sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, phát huy giá trị Cách mạng Tháng Tám lên một tầm cao mới, hiện nay và trong thời gian tới, toàn Đảng sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, sớm hoàn thành mục tiêu "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Bác Hồ.

Video liên quan

Chủ Đề