Lễ tang cố thủ tướng võ văn kiệt năm 2024

VOV.VN - Sáng 22/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Trung ương, TP.HCM và tỉnh Vĩnh Long đã đến dâng hương, dâng hoa phần mộ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Nghĩa trang TP.HCM ở phường Linh Trung, TP. Thủ Đức.

Cùng tham dự đoàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Trung ương, TP.HCM và tỉnh Vĩnh Long đến Nghĩa trang TP.HCM để dâng hương, hoa cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tại Nghĩa trang TP.HCM – nơi yên nghỉ của các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP.HCM, Đoàn đại biểu đã dâng hương, hoa lên Đài tưởng niệm. Sau đó, Đoàn di chuyển về khu vực phần mộ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và dành phút mặc niệm, dâng hương, dâng hoa với lòng thành kính, tưởng nhớ, tri ân nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt [có tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân], quê quán xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ông là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một trong những nhà lãnh đạo đã góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đất nước thành công như ngày nay.

Tại đây, Đoàn đại biểu Trung ương, TP.HCM và tỉnh Vĩnh Long dành phút mặc niệm, dâng hương, hoa lên đài tưởng niệm Nghĩa trang TP.HCM – nơi yên nghĩ của các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP.HCM.

Lễ dâng hương, dâng hoa cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt diễn ra trước thềm Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đồng chí Võ Văn Kiệt - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt [23/11/1922 – 23/11/2022]. Hội thảo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Thành ủy TPHCM và Tỉnh ủy Vĩnh Long phối hợp tổ chức./.

Thông cáo đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng chiều nay viết, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từ trần hồi 7h40 ngày 11/6/2008, thọ 86 tuổi.

"Đồng chí mất đi là một tổn thất đối với Đảng, nhà nước và nhân dân ta, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đồng chí Võ Văn Kiệt, Ban chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Võ Văn Kiệt với nghi thức quốc tang", thông cáo viết.

Linh cữu ông quàn tại Hội trường Thống Nhất, TP HCM. Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, bắt đầu từ 8h ngày 14 đến 8h30 ngày 15/6. Lễ truy điệu bắt đầu lúc 9h ngày 15/6. Lễ an táng được tổ chức cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM.

Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu ông Võ Văn Kiệt ở TP HCM, Ban tang lễ sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại trung tâm Hội nghị quốc tế số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội và trụ sở UBND tỉnh Vĩnh Long.

Trong hai ngày quốc tang [14-15/6], các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Ban lễ tang nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt gồm 33 lãnh đạo cấp cao do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh làm trưởng ban.

Ông Võ Văn Kiệt có tên khai sinh là Phan Văn Hòa, sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long. Bí danh hoạt động cách mạng là Sáu Dân.

Tham gia cách mạng năm 1938, vào Đảng tháng 11 năm 1939, ông là Thủ tướng Chính phủ khóa 1991-1997. Từ tháng 12/1997, ông Kiệt được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa VIII] chấp thuận rút khỏi Bộ Chính trị và cử làm Cố vấn Ban chấp hành Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội các khóa 6, 8, 9, huân chương Sao Vàng, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Những năm cuối đời, ông Kiệt sống tại TP HCM. Với tư cách công dân, nguyên Thủ tướng vẫn hết sức quan tâm đến những vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước và thường xuyên đóng góp ý kiến, viết bài thể hiện quan điểm, chính kiến

Chiều 22.11, tại Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt [tọa lạc TT.Vũng Liêm, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long], đoàn công tác do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đã vào dâng hoa, dâng hương viếng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Tham dự cùng đoàn có bà Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết…

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương viếng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Nam Long

Trước vào lễ viếng, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã dâng hương tưởng nhớ, kính cẩn đặt vòng hoa trước anh linh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Sau lễ dâng hương, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng và tưởng nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Nam Long

Tại lễ viếng, ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở VH-TT-DL Vĩnh Long, cho biết cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; người chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Ông là tấm gương sáng để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước yêu quý, kính trọng và noi theo.

Các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Nam Long

Trước anh linh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, chung sức, đồng lòng, vượt lên mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, góp phần thực hiện mục tiêu cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và các thế hệ cách mạng đi trước, trong đó có cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hằng mong muốn.

Chủ Đề