Làm thẻ ngân hàng bằng CMND giả

[PLO]- Từ chiếc ví bị bỏ quên ở quầy giao dịch, cảnh sát phát hiện và triệt phá một đường dây chuyên thu mua, làm giả CMND để mở tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

Video: Triệt phá đường dây làm giả CMND từ chiếc ví bỏ quên ở ngân hàng

Ba người gồm Vũ Đức Tính, Dương Gia Hà và Vũ Đức Tình [tuổi từ 29 đến 34] đang bị Công an huyện Thanh Trì, TP Hà Nội điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Lộ mặt nhóm tội phạm từ chiếc ví đáng ngờ

Giữa tháng 3-2022, Công an huyện Thanh Trì nhận được trình báo từ nhân viên một ngân hàng có trụ sở trên địa bàn, về việc phát hiện chiếc ví của khách bị bỏ quên tại quầy giao dịch.

Bên trong ví chứa một số CMND và giấy phép lái xe đứng tên nhiều người khác nhau nhưng đều dán ảnh của một người.

Ba nghi phạm Tính, Hà và Tình. Ảnh: CACC

Nghi ngờ các giấy tờ trên là giả, công an vào cuộc điều tra, qua đó xác định chủ nhân của chiếc ví là Vũ Đức Tính. Khám xét đối với người này, lực lượng chức năng tạm giữ thêm hàng chục chiếc CMND, giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng đều là giả.

Khai với công an, Tính cho biết cuối năm 2020 quen biết với Dương Gia Hà và được Hà rủ làm CMND giả để mở tài khoản ngân hàng bán kiếm lời.

Hám lời, Tính đồng ý rồi đặt mua bảy CMND, bảy giấy phép lái xe giả, đứng tên nhiều người khác nhau nhưng đều dán ảnh của Tính. Có được giấy tờ giả, Tính mang đến ngân hàng để mở tài khoản.

Cứ mỗi khi đủ bộ gồm một CMND giả, thẻ ngân hàng và sim điện thoại kích hoạt tài khoản, Tính chuyển cho Hà. Qua đó, Tính được Hà trả tổng cộng hơn 60 triệu đồng. Thấy kiếm tiền dễ, Tính rủ thêm anh trai là Vũ Đức Tình cùng tham gia.

Cuối tháng 2-2022, Tính mang một CMND giả đi mở tài khoản ngân hàng thì bỏ quên chiếc ví như đã nêu. Sự việc vì vậy mà bị bại lộ.

Được biết, nhóm của Tính chỉ là một trong nhiều vụ làm giả giấy tờ bị Công an huyện Thanh Trì triệt phá trong thời gian vừa qua. Cơ quan này cho hay, thủ đoạn của các nghi phạm thường là thu mua CMND của nhiều người ở các tỉnh, thành khác nhau rồi mang về tạo con dấu giả trên CMND. Từ đó tạo tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Cũng liên quan đến loại tội phạm nêu trên, hồi tháng 5-2022, Công an huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tạm giữ Hoàng Ngọc Giáp [27 tuổi], Trần Văn Tình [29 tuổi] và Nguyễn Thị Ngọc Bích [21 tuổi, cùng trú trên địa bàn] để điều tra về hành vi mua bán dữ liệu thông tin cá nhân.

Cảnh sát cho biết nhóm này thu thập thông tin dữ liệu cá nhân của hơn 100 người trên địa bàn huyện Kim Sơn, bằng cách yêu cầu họ chụp ảnh chân dung và ảnh căn cước công dân. Sau đó, các nghi phạm chuyển dữ liệu thu thập được cho người nước ngoài qua ứng dụng Telegram, hưởng lợi gần 80 triệu đồng.

Dữ liệu thông tin cá nhân là "miếng mồi" béo bở cho các đối tượng tội phạm. Ảnh minh họa: TP

Tuyệt đối không cho mượn, cho thuê CCCD hoặc CMND

Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết thời gian qua xuất hiện tình trạng thu thập dữ liệu cá nhân bằng việc đánh cắp thông tin, xin chụp ảnh chân dung/ảnh CCCD/ảnh CMND hoặc thuê/mua tài khoản ngân hàng.

Có được dữ liệu, các đối tượng sẽ bán thông tin cho người khác [kể cả người nước ngoài] để sử dụng vào mục đích phạm tội như làm giấy tờ giả, chuyển tiền phi pháp, giả mạo hoặc giả danh lừa đảo…

Cục Cảnh sát hình sự khuyến cáo người dân tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, thuê, mua CCCD/CMND hoặc tài khoản ngân hàng nếu không có mục đích chính đáng. Đồng thời, không đăng tải, chia sẻ hình ảnh CCCD/CMND hoặc tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội.

Người dân cũng cần lưu ý không cung cấp thông tin CCCD/CMND cho những dịch vụ không thiết yếu, không có cam kết bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Trường hợp bị mất CCCD/CMND cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ.

Khi bị những kẻ xấu lừa đảo, lấy cắp thông tin căn cước công dân, chứng minh nhân dân để tiến hành các hoạt động phi pháp, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Trường hợp nghi ngờ, phát hiện số CCCD/CMND của mình bị sử dụng trái phép để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao trả sau, người dân cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng, nhà mạng để được hỗ trợ khóa tài khoản, thuê bao.

“Nếu phát hiện đối tượng mượn, chụp, thuê CCCD/CMND; mời chào cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, người dân cần tố giác và cung cấp ngay tài liệu, chứng cứ đến cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật” – Cục Cảnh sát hình sự lưu ý.

TUYẾN PHAN

Ngày 30-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Công an huyện Bình Chánh [TP.HCM] đã phối hợp với Phòng an ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM lấy lời khai 3 người, lập hồ sơ làm rõ hành vi sử dụng CMND giả để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Ba người bị cơ quan công an lấy lời khai, lập hồ sơ điều tra gồm: Lê Văn Nam [29 tuổi, quê  Thanh Hóa], Phạm Văn Châu [30 tuổi, quê Hậu Giang, cùng tạm trú huyện Bình Chánh] và Cao Thị Lộ Duyên [37 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận].

Theo thông tin ban đầu, ngày 11-3, Nam đến một chi nhánh ngân hàng ở khu dân cư Trung Sơn [thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh] sử dụng CMND tên L.Q.T. yêu cầu khóa tài khoản mang tên của anh T., mở tài khoản mới và chuyển số tiền 45 triệu đồng vào tài khoản này, đồng thời thay đổi chữ ký.

Chiều cùng ngày, chi nhánh ngân hàng này nhận tin báo khiếu nại của anh L.Q.T. về việc không thực hiện giao dịch nhưng vẫn bị rút 45 triệu đồng trong tài khoản. Nghi vấn có sự giả mạo, chi nhánh ngân hàng thông báo hình ảnh của Nam đến các chi nhánh khác để cảnh giác.

Sáng 26-3, Nam tiếp tục đến ngân hàng trên và sử dụng giấy CMND mang tên V.H.L. để làm thẻ ATM thì bị nhân viên ngân hàng phát hiện, báo cho công an địa phương.

Công an huyện Bình Chánh đã phối hợp với Phòng an ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM truy xét mời làm việc hai người liên quan là Châu và Duyên.

Bước đầu, Châu khai là người thuê Nam sử dụng CMND giả để mở tài khoản ngân hàng, còn Duyên khai là người mua lại thẻ ATM và sim sau khi Châu thuê người làm thẻ hoàn thành.

Khám xét nơi ở của Nam và Châu, cơ quan công an thu giữ 495 giấy CMND, 44 giấy phép lái xe và 85 thẻ các ngân hàng.

Vụ việc đang được công an mở rộng điều tra.

Làm giả giấy tờ, lừa chiếm đoạt hơn 70 chiếc ôtô

NGỌC KHẢI

Trong 1 năm từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 trên cả nước đã có hơn 2.500 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, tương đương gần một nửa số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là lừa qua mạng với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Đây là thống kê của Cục An ninh Mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an.

Tội phạm mạng giờ đây không chỉ lừa người dân mà nghiêm trọng hơn còn lừa cả ngân hàng và cả các nhà mạng để chiếm đoạt tiền của người khác với nhiều thủ đoạn mới, rất tinh vi.

Mới đây, Cơ quan công an đã triệt phá nhiều ổ nhóm lừa đảo rút tiền ngân hàng bằng CCCD, CMND giả. Hành vi phạm tội được đánh giá là rất nguy hiểm của tội phạm công nghệ cao.

Dùng CCCD giả để rút tiền ngân hàng

Với thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân, số điện thoại, hình ảnh, chữ ký của nhiều người qua mạng xã hội, nhóm đối tượng này đã làm giả CCCD của những người có khuôn mặt có nhiều điểm gần giống với khuôn mặt của 1 đối tượng trong nhóm.

Người dân không cho mượn hay đăng tải thẻ CCCD, CMND lên mạng xã hội

Sau đó, chúng sử dụng những CCCD giả này đến các ngân hàng yêu cầu thay đổi số điện thoại, nhận mã OTP , chiếm quyền sử dụng tài khoản của các nạn nhân.

Tại cơ quan công an, đối tượng được phân công trực tiếp mang CCCD giả ra ngân hàng rút tiền khai nhận, đã thực hiện trên 10 vụ rút tiền tại ngân hàng, chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng.

Thủ đoạn cắt dán ảnh làm CCCD giả

Để thực hiện hành vi lừa đảo, rút tiền ngân hàng bằng CCCD giả, nhóm đối tượng này cũng đã làm giả nhiều CCCD bằng cách dán ảnh của 2 đối tượng trong nhóm. Sau đó mang ra các ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản. Với thủ đoạn, mỗi tài khoản đăng ký 2 số điện thoại: 1 để nhận mã OTP và 1 để nhận thông báo biến động số dư tài khoản. Các đối tượng rao bán các tài khoản này trên mạng xã hội. Khi gặp khách có nhu cầu mua, chúng chuyển thẻ ATM cho khách và giữ lại số điện thoại biến động số dư.

Mỗi khi thấy tiền chuyển vào tài khoản, ngay lập tức chúng sẽ ra ngân hàng làm thủ tục rút tiền. Trước khi bị bắt, các đối tượng này đã mở 30 tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.

Trung tá Đỗ Thị Phương Thanh - Khoa Cảnh sát điều tra, Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết: "Tinh vi ở đây là các đối tượng đã chuẩn bị và phân chia vai trò của các đối tượng khác nhau trong cái vụ việc này. Các đối tượng cũng đã liên lạc với các nơi có khả năng làm giả giấy tờ tài liệu. Bằng mắt thường, trong nhiều trường hợp, chúng ta cũng không có đủ những căn cứ hay khả năng để phân biệt được khi mà những qui định liên quan đến CMND phải do những đơn vị chức năng, sử dụng những thiết bị kỹ thuật mới có thể kiểm tra được".

Theo điều 341 của Bộ luật Hình sự, chỉ riêng hành vi làm giả CCCD đã đủ yếu tố để cấu thành tội làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.

Chủ động phòng ngừa tội phạm lừa đảo rút tiền ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng nhận diện khách hàng chỉ căn cứ vào chữ ký mẫu và đặc điểm khi đối chiếu trên CCCD. Khi giấy tờ bị làm giả, về mặt nghiệp vụ, nhân viên ngân hàng khó nhận diện được.

Ngoài ra, theo quy định của ngân hàng, khách hàng muốn rút được tiền, chỉ phải đối chiếu gương mặt, chữ ký với thông tin có trong hồ sơ. Tuy nhiên, có một số trường hợp, giao dịch viên, chấp nhận những chữ ký không đúng hoặc đề nghị khách hàng ký lại, thậm chí là đưa mẫu chữ ký cũ để khách hàng nhìn và ký lại cho đúng. Đây chính là kẽ hở khiến các đối tượng lừa đảo dễ dàng qua mặt để thực hiện hành vi phạm tội.

Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa tội phạm dùng CCCD giả để rút tiền ngân hàng:

Về phía người dân:

- Không cho mượn hay đăng tải thẻ CCCD, CMND lên mạng xã hội, tạo điều kiện cho đối tượng lấy cắp thông tin, chỉnh sửa thay ảnh nhằm mục đích vay tiền hoặc rút tiền trong tài khoản của mình.

- Không mua bán hay sử dụng các tài khoản ngân hàng được rao bán trên mạng xã hội, tránh việc tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo.

- Trong trường hợp sử dụng tài khoản qua mạng, cần liên kết với ngân hàng để xác thực.

Về phía ngân hàng:

- Cần đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, sử dụng mã vân tay, soi kỹ dấu giáp lai trên CCCD để phân biệt thật giả.

- Liên kết với Trung tâm dữ liệu của Bộ Công an, trích lục các thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền để đối chiếu CCCD khách hàng mang đến.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nên tổ chức các buổi tập huấn liên quan đến nhân viên giao dịch hoặc khách hàng để cập nhật những phương thức thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm dùng giấy tờ, con dấu, chữ ký giả lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về phía cơ quan công an:

- Cần tiến hành công tác điều tra, xác minh, phong tỏa ngay lập tức đối với các vụ việc sử dụng CMND giả lừa rút tiền ngân hàng.

Để ngăn chặn hành vi dùng CCCD giả rút tiền ngân hàng, cần có biện pháp ngăn chặn việc làm giả giấy tờ cá nhân, trước hết từ phía ngân hàng, nhà mạng cần tăng cường công tác bảo mật thông tin khách hàng, kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký dịch vụ tài khoản ngân hàng, đăng ký kích hoạt sử dụng thuê bao điện thoại.

[Theo VTV]

Video liên quan

Chủ Đề