Lâm Thao Phú Thọ có bao nhiêu xã?

Lâm Thao là một huyện đồng bằng- trung du của tỉnh Phú Thọ. Huyện lị là thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Phía bắc giáp thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì, phía nam và phía tây giáp huyện Tam Nông, phía đông giáp huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội.Đây là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Trường mầm non ở huyện Lâm Thao
  • Những điểm du lịch hấp dẫn ở Phú Thọ
  • Đặc sản Phú Thọ hấp dẫn du khách
  • Khách sạn giá rẻ ở Phú Thọ
  • Phương tiện giao thông cần biết khi đi du lịch Phú Thọ

2.Lịch Sử hình thành huyện Lâm Thao

Phủ Lâm Thao, gồm các huyện: Hoa Khê [nay là Cẩm Khê], Hạ Hoa [nay là Hạ Hòa], Sơn Vi [nay là huyện Lâm Thao],Thanh Ba, vốn thuộc tỉnh Sơn Tây, sau đưa sang tỉnh Phú Thọ. Ngày 8-9-1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa. Ngày 5-6-1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Sau năm 1975, huyện Lâm Thao có 18 xã: Bản Nguyên, Chu Hóa, Hà Thạch, Hợp Hải, Cao Mại, Cao Xá, Hy Cương, Sơn Vi, Thạch Sơn, Thanh Đình, Thụy Vân,Kinh Kệ, Sơn Dương, Tiên Kiên, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Xuân Huy, Xuân Lũng.
Năm 1977 huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu [trừ xã Thụy Vân được sáp nhập về thành phố Việt Trì]. Năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ.
Ngày 28-5-1997, chuyển xã Cao Mại thành thị trấn Lâm Thao – thị trấn huyện lị huyện Lâm Thao.
Sau nhiều lần chia tách và sát nhập, đến nay huyện Lâm Thao có 12 xã và 2 thị trấn.

3.Danh lam thắng cảnh huyện Lâm Thao

Lâm Thao là một huyện đồng bằng-trung du của tỉnh Phú Thọ. Lâm Thao là một vùng đất có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với 50 di tích đã được xếp hạng.

Chùa Phổ Quang

Đặc biệt, Lâm Thao có chùa Phổ Quang, tên thường gọi là chùa Xuân Lũng tọa lạc ở xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 120 km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được khởi dựng vào thời Trần. Hàng năm các hoạt động lễ hội được tổ chức đa dạng phong phú.Một tấm bia tạo năm 1634, có khắc bài thơ Đường luật 8 câu của Phạm Sư Mạnh năm 1377 nói việc đi kinh lý ở vùng này.Di tích thời Trần còn lại hiện nay là một bệ đá có chiều ngang 3,20m, rộng 1,23m, cao 1,05m, làm bằng 52 phiến đá xanh ghép lại, để tôn trí ba pho tượng Tam Thế ở chính điện.

Lễ hội đền Hùng

Chùa Thiên Quang: Chùa Thiên Quang nằm trong khu di tích lịch sử Đền Hùng, trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Được xây kề bên đền Hạ, ở độ cao 80m. Xưa chùa có tên là Sơn Cảnh Thừa Long Tự. Thời Lê Trung Hưng làm lại chùa gọi là Thiên Quang Thiền Tự. Chùa làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” gồm các nhà: Tiền đường, thiêu hương, tam bảo, ở phía trước là dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ 4 tầng; một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII gồm ba gian, hai tầng mái. Trên gác chuông có treo quả chuông đúc vào thời Hậu Lê.
Ngoài các di tích lịch sử, huyện Lâm Thao còn nhiều lễ nội nổi tiếng, tiêu biểu như lễ hội lễ hội Làng He – Lễ rước chúa gái, Trà trám- Lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam.

4.Đặc sản huyện Lâm Thao

Mảnh đất thiêng Phú Thọ nói chung và huyện Lâm Thao nói riêng – nguồn cội của dân tộc là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn, ai lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng nhớ mãi. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon thể hiện văn hóa vùng, cua đồng làng. Về huyện Lâm Thao,chúng ta phải kể đến xáo chuối, cua đồng làng Lời, tương Dục Mỹ cùng nhiều món ăn hấp dẫn, đặc trưng cho vùng Phú Thọ như trám om, cọ ỏm…
Những món đặc sản Phú Thọ tại Lâm Thao rất được lòng du khách, trở thành món quà biếu cho người thân, làm quà cho du khách ở xa về.

Xáo chuối đặc sản huyện Lâm Thao

5.Đơn vị hành chính huyện Lâm Thao

Lâm Thao có hai thị trấn là thị trấn Lâm Thao [huyện lị] và thị trấn Hùng Sơn cùng 12 xã. Huyện có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt.Nhiều trường học, bệnh viện, cơ sở y tế lớn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.
Đặc biệt,các ngân hàng, bệnh viện, trường học cùng nhiều dịch vụ từ cao cấp đến cơ bản được đưa vào phục vụ người dân…Tuy nhiên, một số dịch vụ ở huyện còn nhiều bất cập và dịch vụ còn kém so với các thành phố lớn.

6.Phương tiện giao thông huyện Lâm Thao

Huyện Lâm Thao có đường giao thông thuận lợi, tạo điều cho kinh tế phát triển. Đến Lâm Thao, du khách có thể đi bằng xe ô tô, xe khách, xe buýt , taxi tùy vào điều kiện và mục đích… Huyên có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ [Việt Trì – Bãi Bằng – Lâm Thao] nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch.

Taxi ở huyện Lâm Thao

7.Cảm nghĩ về huyện Lâm Thao

Lam Thao được thiên nhiên ban tặng cho khí trơi tươi mát, thiên nhiên hài hòa. Vùng đấy này có nhiều truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, đến đây du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống yên bình của người dân. Lâm Thao có những lễ hội dặc sắc, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Việt, món ăn ngon cùng cảnh đẹp trữ tình hứa hẹn sẽ là điểm tuyệt vời cho du khách khám phá.

Chủ Đề