Lãi suất tiền gửi ngân hàng vietcombank 2017 mới nhất năm 2022

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam

Tên viết tắt:VIETCOMBANK

Địa chỉ: Số 198 Trần Quang Khải - P. Lý Thái Tổ - Q. Hoàn Kiếm - Tp. Hà Nội

Người công bố thông tin: Ms. Phùng Nguyễn Hải Yến

Điện thoại: (84.24) 3934 3137

Fax: (84.24) 3824 1395 - 3936 0049 - 3825 1322

Email:

Website:https://vietcombank.com.vn

Sàn giao dịch: HOSE

Nhóm ngành: Tài chính và bảo hiểm

Ngành: Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan

Ngày niêm yết: 30/06/2009

Vốn điều lệ: 37,088,774,480,000

Số CP niêm yết: 4,732,516,571

Số CP đang LH: 4,732,516,571

Trạng thái: Công ty đang hoạt động

Mã số thuế: 0100112437

GPTL: 138/GP-NHNN

Ngày cấp: 23/05/2008

GPKD: 0103024468

Ngày cấp: 02/06/2008

Ngành nghề kinh doanh chính:

Dịch vụ tài khoản; huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu); cho vay (ngăn, trung, dài hạn); bảo lãnh; chiết khấu chứng từ; thanh toán quốc tế; chuyển tiền; thẻ; nhờ thu; mua bán ngoại tệ; ngân hàng đại lý; bao thanh toán; Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhân đăng ký
kinh doanh.

- Ngày 01/04/1963: Ngân hàng chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962.

- Ngày 01/04/1963: chính thức khai trương hoạt động như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.

- Năm 1978: Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong.

- Ngày 14/11/1990: chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Năm 1993: Thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First Vina Bank, nay là ShinhanVina Bank.

- Ngày 21/09/1996: Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân Hàng Ngoại Thương theo mô hình Tổng công ty 90: 91 với tên giao dịch quốc tế Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank. Thành lập Văn phòng đại diện tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang Nga), khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác Singapore.

- 26/12/2007: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

- 02/06/2008 chính thức chuyển thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

- 30/6/2009: cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yếttại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM.

- Ngày 30/9/2011: Vietcombank đã ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.

- Ngày 15/7/2015: Vietcombank đã thực hiện Lễ khởi động triển khai Hiệp ước Vốn Basel II.

- Năm 2016: Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong ngành xử lý hết dư nợ tại VAMC.

- Năm 2017-2018: Thoái vốn đầu tư tại Ngân hàng TM CP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

- Ngày 16/01/2019: Tăng vốn điều lệ lên 37,088,774,480,000 đồng.

Chỉ tiêuĐơn vị
Giá chứng khoánVNĐ
Khối lượng giao dịchCổ phần
Tỷ lệ NN nắm giữ, Tỷ suất cổ tức%
Vốn hóaTỷ đồng
Thông tin tài chínhTriệu đồng
EPS, BVPS, Cổ tức TMVNĐ
P/E, F P/E, P/BLần
ROS, ROA, ROE%

1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty.2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố

3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.

Hiện nay, lãi suất huy động vẫn đang được duy trì ở mức khá thấp, dao động từ 3-4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7%-5%/năm đối với kỳ hạn 6-12 tháng và 4,2-6,5%/năm đối với kỳ hạn hơn 12 tháng. Tuy nhiên, việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp như vậy cũng đang gặp phải áp lực. Ðó là lạm phát của năm, sự cạnh tranh của các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, cùng với nhu cầu tín dụng tăng,… cũng tạo sức ép không nhỏ lên mặt bằng lãi suất.

Lãi suất tiết kiệm bật tăng sau Tết Nguyên đán

Theo khảo sát trên thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi ngay trong tháng 2. Ðơn cử ngày 7/2, ngày đầu tiên giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hầu hết ngân hàng đều áp dụng chương trình ưu đãi hấp dẫn như tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân. Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), khách hàng được hưởng lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm khi gửi tiền tiết kiệm Prime Savings trên Ngân hàng số VPBank NEO. Ðây là mức lãi suất cao nhất tại VPBank và các ngân hàng khác tại thời điểm này. Còn đối với sản phẩm tiết kiệm thường tại quầy, tùy theo kỳ hạn, lãi suất huy động tại VPBank tăng 0,5%-0,7%/năm so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,2-0,3%/năm so với tháng trước đó.

Ngoài VPBank có mức tăng kỷ lục, nhiều ngân hàng cũng đồng loạt điều chỉnh. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng lãi suất từ 0,2-0,5%/năm với nhiều kỳ hạn từ ngày 7/2. Theo đó, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank là 5,8%/năm với kỳ hạn 36 tháng và 5,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), lãi suất gửi tiết kiệm online cao hơn 0,8%/năm so với gửi tại quầy. Theo bảng lãi suất mà MSB đang niêm yết, lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất là 5,6% cho kỳ hạn 12 tháng; và 5%-5,3%/năm cho kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng. Ðối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), khách hàng gửi tiết kiệm online cũng được cộng thêm 0,3%-0,4%/năm so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng đầu xuân cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2%-0,4%/năm tùy theo từng kỳ hạn gửi…

Duy trì mặt bằng lãi suất ổn định

Trước đó, ngay trong tuần giao dịch cuối cùng trước Tết Nguyên đán, nhu cầu tiền mặt tăng mạnh khiến thanh khoản trong hệ thống gặp áp lực tạm thời và kênh thị trường mở (OMO) đã tiếp tục được sử dụng. Theo nghiên cứu từ Công ty SSI Research, trong tuần cận Tết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm 8,8 nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Tổng lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO là 9,9 nghìn tỷ đồng. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh với kỳ hạn qua đêm vượt lên hơn 2%, kết thúc tuần ở 2,3% (tăng 121 điểm cơ bản (bps)). Lãi suất kỳ hạn dài tăng 38-47 bps, giao dịch từ 2,2%-2,5% cho các kỳ hạn 1 tuần-1 tháng.

Ðánh giá nguyên nhân lãi suất huy động tăng trở lại, theo các chuyên gia tài chính-ngân hàng, là do lạm phát đang có xu hướng nhích lên. Các ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì mặt bằng lãi suất thực dương. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng cũng tăng cao khi hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới. Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ tín dụng đã có sự bứt phá ngay từ những ngày đầu năm. Tính đến ngày 28/1, dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,74% so cuối năm trước (tăng 16,32% so cùng kỳ năm trước; tháng 1/2021 chỉ tăng 0,53%). Ðiều này cho thấy dòng vốn đã khai thông, khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau dịch khá tích cực.

Thực tế trong năm 2021, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều ngân hàng thương mại lớn đã hạ lãi suất cho vay tới bốn lần. Theo Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thanh Tùng, nếu tính cả ba chương trình giảm lãi suất để hỗ trợ cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ đầu năm 2021 đến nay và chương trình giảm lãi suất khác của Vietcombank, tổng lợi nhuận Vietcombank giảm để hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng lên tới 7.000 tỷ đồng. Trong khi đó, báo cáo chung cho toàn hệ thống từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho thấy, lũy kế từ đầu dịch Covid-19 bùng phát đến nay, toàn hệ thống đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khoảng 620 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm lãi, phí tổng cộng lên tới hơn 40 nghìn tỷ đồng. Ðáng chú ý, thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay với tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ ngày 15/7/2021 đến 31/12/2021 là khoảng 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.

Tuy nhiên, việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay đang gặp phải không ít áp lực. TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia nhận định: "Nếu bây giờ giảm lãi suất xuống mức quá thấp, tôi e rằng các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển dòng tiền của mình sang các kênh đầu tư khác. Như vậy nó sẽ tác động tiêu cực đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng". Ngoài ra, theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ðào Minh Tú, rủi ro lạm phát có nguy cơ tăng cao khi giá nguyên vật liệu của thế giới vẫn ở mức cao (chi phí đẩy) và áp lực phục hồi kinh tế trong nước nửa cuối năm 2022 (cầu kéo); xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia, độ trễ của các gói kích thích kinh tế khá lớn hai năm qua sẽ tác động tới diễn biến lạm phát, thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, nhất là khi nền kinh tế của Việt Nam có độ mở cao.

Việc duy trì mặt bằng lãi suất ổn định đang là thách thức đối với cơ quan điều hành, nhưng ông Tú cũng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục kiên định với mục tiêu này: "Năm 2022, chúng tôi tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chủ động theo dõi sát tình hình, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nâng cao khả năng thích ứng với diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế".