Kinh tế quảng ninh 2023

Tối 10/10, TP Hạ Long đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2022.

Công ty Xăng dầu B12 là đơn vị đầu mối tiếp nhận, dự trữ, bảo đảm nguồn xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam khu vực miền Bắc. Trong đó, các đơn vị...

UBND TP Hạ Long vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Nông nghiệp – Công...

Sự thay đổi quan niệm từ giáo dục suốt đời đến học tập suốt đời là quá trình từng bước đưa người học từ vị trí thụ động trở thành người chủ động, sáng...

Ngày 7/10, UBND Thành phố Hạ Long tổ chức phát động tháng cao điểm về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ [ATVSLĐ-PCCN] năm 2022. Dự lễ...

Tối 3/10 đoàn công tác Công an thành phố Hạ Long do Thượng tá Nguyễn Thành Kiên, Phó Trưởng Công an TP Hạ Long làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất về...

Thời gian vừa qua, việc triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên nền...

Trong những năm gần đây, hội viên Hội Nông dân TP nói chung và xã Thống Nhất nói riêng đã cùng thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng thương hiệu...

Ngày 30/9, tại Nhà văn hóa khu Đại Đán, phường Đại Yên, Phòng LĐ-TB&XH thành phố phối hợp với Hội LHPN thành phố, UBND các phường, xã trên địa bàn...

Trong xây dựng nông thôn mới [NTM], với cách làm sáng tạo, quyết đoán và trên quan điểm nhất quán là không chạy theo số lượng mà chú trọng chất lượng...

  • 1
  • 2
  • 3

Thời tiết

Thống kê truy cập

Đang online 3255 Tổng lượt truy cập 6238154

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 6,5-7%, CPI bình quân tăng không quá 4,5%. Đây là phương án khả thi để phấn đấu.

Ba phương án tăng GDP 


Trong phiên họp toàn thể lần thứ 9 diễn ra tại Quảng Ninh sáng ngày 30/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành thẩm tra kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch năm 2023.


Về dự báo bối cảnh năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là rất lớn, khó khăn, thách thức phải đối mặt rất nhiều, mang tính chất nhanh, mạnh, khó lường, tác động lớn và khá toàn diện.


Trong bối cảnh đó, quan điểm chỉ đạo điều hành được xác định theo hướng bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định, giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp, khó lường.


Đối với mục tiêu tăng trưởng GDP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến 3 phương án tăng trưởng.


Phương án 1: Trường hợp tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt khoảng 6,5%, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 7 - 7,5%, CPI bình quân tăng không quá 5%. Đây là phương án khi tình hình có thuận lợi hơn, các tác động, khó khăn, thách thức từ tình hình quốc tế cơ bản được hạn chế và tình hình trong nước được kiểm soát.


Phương án 2: Trường hợp tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt khoảng 7 - 7,5%, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 6,5 - 7%, CPI bình quân tăng không quá 4,5%. Đây là phương án khả thi để phấn đấu thực hiện với dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế năm 2023. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn phương án này.


Phương án 3: Trường hợp tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt cao hơn 7,5%, dự báo tăng trưởng năm 2023 đạt khoảng 6 - 6,5%, CPI bình quân tăng khoảng trên, dưới 4%. Đây là phương án khi tình hình bất lợi hơn, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục căng thẳng, chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng mạnh từ lạm phát cao và suy giảm tăng trưởng, suy thoái kinh tế ở một số nước.
 

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 9. Ảnh: CTTĐT QH


Tập trung vào 8 trọng tâm


Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nội dung các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 kết cấu thành 12 nhóm, tập trung vào 8 trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.


Thứ nhất, giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh thế giới, có phương án ứng phó hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.


Thứ hai, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và các chính sách khác, khai thác dư địa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ứng phó kịp thời với biến động của tình hình thế giới, trong nước. 


Bên cạnh đó là duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; kiểm soát các lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.


Thứ ba, chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nhất là các dự án có vai trò quan trọng để cơ bản xử lý các vướng mắc, khó khăn và tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. 


Khắc phục vướng mắc, bất cập, tạo điều kiện phát triển các loại thị trường đồng bộ, lành mạnh, bền vững, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, lao động, khoa học công nghệ…


Thứ tư, tiếp tục thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực; đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023. 


Song song với đó là ưu tiên bố trí vốn cho dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương, từng vùng lãnh thổ.


Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quyền lực. Đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng.


Thứ sáu, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 61/2022/QH15; phấn đấu trong năm 2023 hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch còn lại trong hệ thống quy hoạch quốc gia. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn.


Thứ bảy, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội; làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; đẩy mạnh phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.


Thứ tám, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
 

Thuỳ Chi

  • Chính phủ giao 147.138 tỷ đồng từ vốn ngân sách để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
  • Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022: Chuyển đổi số - động lực phát triển kinh tế tập thể
  • GDP quý III tăng 13,67%, tăng trưởng 9 tháng 2022 cao nhất trong 12 năm
  • Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP
  • GDP Việt Nam bất ngờ tăng lên, cũng là chuyện dễ hiểu
  • Đánh giá lại quy mô GDP: Việt Nam không phải ngoại lệ

Chủ Đề