Kinh nghiệm test đường huyết tại bệnh viện Từ Dũ

Test dung nạp đường huyếtHỏi - 03/08/2015 Kính thưa bác sĩ!Tôi 34 tuổi, mang thai lần 3, hai lần mang thai trước sức khỏe tôi rất tốt và sinh thường trên 3 kg. Ngày 01/08/2015 tôi khám thai tại bệnh viện Từ Dũ, thai 34-35 tuần em bé được 2550gr, siêu âm màu bác sĩ kết luận bình thường thai sống ngôi đầu.

Bác sĩ khám cho tôi đi xét nghiệm nước tiểu, lượng glucose là +14, trước khi làm xét nghiệm này tôi có uông nước dừa và ăn ít cơm dừa. Ngày hôm sau tôi nhịn đói quay trở lại bệnh viện làm test dung nạp đường huyết, kết quả khi đói là 4.1mmol/L, sau uống đường 75gr 1 giờ là 10.8, sau uống 2 giờ là 10.9 mmol/L. Bác sĩ kết luận tôi dương tính với test dung nạp đường huyết và đề nghị tôi khám chuyên khoa nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi rất lo lắng và mong được bác sĩ giải đáp vấn đề sau: Nếu đã có kết luận dương tính sao còn đề nghị tôi khám chuyện khoa bệnh viện Chợ Rẫy, phải chăng kết quả là chưa chắc chắn?

Trước khi mang thai tôi cân nặng 44kg, cao 1.54m. Đến thời điểm hiện tại tôi tăng 12kg, chân không bị phù và cách đấy 4 tuần lúc thai được 30-31 tuần lượng glucose trong nước tiểu của tôi là âm tính. Tôi có uống nước dừa suốt thai kì, chế độ ăn uống như người bình thường, nhưng đúng là tháng vừa rồi tôi có ăn lượng đường và tinh bột nhiều hơn một chút. Vậy xin bác sĩ tư vấn dùm tôi đã bị tiểu đường thai kì hay có trường hợp nào chỉ là do ăn lượng đường và tinh bột nhiều mới cho kết quả như vậy? Nếu tôi bị tiểu đường thai kì mà tôi biết điều chỉnh chế độ ăn uống làm cho lượng đường không vượt mức cho phép suốt thai kì còn lại có được gọi là hết bị tiểu đường thai kì hay chỉ được gọi là điều chỉnh phù hợp còn cơ thể tôi vẫn bị tiểu đường thai kì? Rất mong nhận hồi đáp của bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn.Trả lời
Chào bạn,

Test dung nạp đường dương tính đồng nghĩa đái tháo đường liên quan thai kỳ. Tùy theo từng trường hợp, các sản phụ sẽ được bác sĩ nội tiết chỉ định là điều trị bằng tiết chế hay phải chích Insulin. Các BS sản chuyển khám chuyên khoa vì mục đích hợp tác liên viện để phục vụ bệnh nhân tốt hơn, tránh bỏ sót hay những hậu quả đáng tiếc nếu không xử trí hết mức.

Thân mến,

BS. CKIITrần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Test dung nạp đường huyếtHỏi - 03/08/2015 Kính thưa bác sĩ!Tôi 34 tuổi, mang thai lần 3, hai lần mang thai trước sức khỏe tôi rất tốt và sinh thường trên 3 kg. Ngày 01/08/2015 tôi khám thai tại bệnh viện Từ Dũ, thai 34-35 tuần em bé được 2550gr, siêu âm màu bác sĩ kết luận bình thường thai sống ngôi đầu.

Bác sĩ khám cho tôi đi xét nghiệm nước tiểu, lượng glucose là +14, trước khi làm xét nghiệm này tôi có uông nước dừa và ăn ít cơm dừa. Ngày hôm sau tôi nhịn đói quay trở lại bệnh viện làm test dung nạp đường huyết, kết quả khi đói là 4.1mmol/L, sau uống đường 75gr 1 giờ là 10.8, sau uống 2 giờ là 10.9 mmol/L. Bác sĩ kết luận tôi dương tính với test dung nạp đường huyết và đề nghị tôi khám chuyên khoa nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi rất lo lắng và mong được bác sĩ giải đáp vấn đề sau: Nếu đã có kết luận dương tính sao còn đề nghị tôi khám chuyện khoa bệnh viện Chợ Rẫy, phải chăng kết quả là chưa chắc chắn?

Trước khi mang thai tôi cân nặng 44kg, cao 1.54m. Đến thời điểm hiện tại tôi tăng 12kg, chân không bị phù và cách đấy 4 tuần lúc thai được 30-31 tuần lượng glucose trong nước tiểu của tôi là âm tính. Tôi có uống nước dừa suốt thai kì, chế độ ăn uống như người bình thường, nhưng đúng là tháng vừa rồi tôi có ăn lượng đường và tinh bột nhiều hơn một chút. Vậy xin bác sĩ tư vấn dùm tôi đã bị tiểu đường thai kì hay có trường hợp nào chỉ là do ăn lượng đường và tinh bột nhiều mới cho kết quả như vậy? Nếu tôi bị tiểu đường thai kì mà tôi biết điều chỉnh chế độ ăn uống làm cho lượng đường không vượt mức cho phép suốt thai kì còn lại có được gọi là hết bị tiểu đường thai kì hay chỉ được gọi là điều chỉnh phù hợp còn cơ thể tôi vẫn bị tiểu đường thai kì? Rất mong nhận hồi đáp của bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn.Trả lời
Chào bạn,

Test dung nạp đường dương tính đồng nghĩa đái tháo đường liên quan thai kỳ. Tùy theo từng trường hợp, các sản phụ sẽ được bác sĩ nội tiết chỉ định là điều trị bằng tiết chế hay phải chích Insulin. Các BS sản chuyển khám chuyên khoa vì mục đích hợp tác liên viện để phục vụ bệnh nhân tốt hơn, tránh bỏ sót hay những hậu quả đáng tiếc nếu không xử trí hết mức.

Thân mến,

BS. CKIITrần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Các câu hỏi khác

  • Đa ối - 20/08/2015
  • Cắt vòi trứng - 20/08/2015
  • Tiêm ngừa và uống thuốc bổ sung trước khi mang thai - 20/08/2015
  • Động thai - 20/08/2015
  • Thời gian có thai sau khi tiêm ngừa Rubella - 12/08/2015
  • Phù chân - 12/08/2015
  • Dùng thuốc trước mang thai - 12/08/2015
  • Sức khoẻ mang thai - 12/08/2015
  • Sinh trước ngày dự sinh - 12/08/2015
  • Ê đỉnh đầu khi mang thai - 12/08/2015
  • Tiêu chảy khi mang thai - 12/08/2015
  • Tiêm ngừa khi mang thai - 12/08/2015
  • Tuần 24 thai nhi không có phản ứng với âm thanh - 12/08/2015
  • Quan hệ lâu nhưng không mang thai được - 12/08/2015
  • Xét nghiệm sàng lọc 12 tuần - 12/08/2015
  • Động thai tuần thứ 12 - 12/08/2015
  • Mang thai tuần 16 - 12/08/2015
  • Song thai 1 lưu 1 sống - 12/08/2015
  • Nhân xơ cứng - 12/08/2015
  • Tim thai - 12/08/2015

Video liên quan