Kích thước pixel là gì

Bạn thường thấy tỉ lệ màn hình là 1.920 x 1.080 pixel hay chiều dài ảnh là 800 pixel. Vậy bạn có thắc mắc pixel là gì hay không? Ý nghĩa của pixel đối với một vài ngành công nghiệp hiện nay ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này của GhienCongNghe.

Kích thước pixel là gì

Mục Lục
1. Pixel là gì?
2. Cách tính pixel là gì?
3. Tác dụng của pixel là gì?
4. Ý nghĩa của Pixel trong ngành thiết kế
5. Ý nghĩa của Pixel trong ngành công nghiệp hình ảnh

Pixel là gì?

Đầu tiên hãy tìm hiểu pixel là gì? Pixel hay điểm ảnh, là đơn vị nhỏ nhất của hình ảnh hoặc đồ họa kỹ thuật số có thể được hiển thị và biểu diễn trên thiết bị hiển thị kỹ thuật số. Một pixel là đơn vị logic cơ bản trong đồ họa kỹ thuật số. Các điểm ảnh được kết hợp để tạo thành một hình ảnh, video, văn bản hoàn chỉnh hoặc bất kỳ thứ nào có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính.

Kích thước pixel là gì

Một pixel được biểu thị bằng một dấu chấm hoặc hình vuông trên màn hình hiển thị màn hình máy tính. Điểm ảnh là các khối xây dựng cơ bản của hình ảnh hoặc màn hình kỹ thuật số và được tạo ra bằng cách sử dụng tọa độ hình học.

Kích thước pixel là gì

Pixel còn được gọi là phần tử hình ảnh (pix = ảnh, el = phần tử)

Cách tính pixel là gì?

Thông thường, mỗi bức ảnh đều có những hình dạng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn,Chiều rộng và chiều cao của bức ảnh có thể tính bằng đơn vị pixel. Vậy công thức tính lượngpixel là gì?

Nếu muốn tính số lượng pixel trong bức ảnh, bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau đây là chính xác nhất.

Ta có Pixel của hình ảnh = (Số Pixel chiều dài) x (Số Pixel chiều rộng)

VD: Nếu bạn muốn tính số pixel của một bức hình có chiều dài 1920 pixel x 1080 pixel thì công thức sẽ là:

1920 x 1080 = 2,073,600 pixel

Tác dụng của pixel là gì?

Độ cao của một điểm ảnh cũng chính là khoảng cách giữa các điểm ảnh (được tính bằng milimet). Chúng được đo từ tâm của điểm ảnh cho tới tâm của điểm ảnh tiếp theo. Cũng chính vì thế một bóng led có thể điều khiển độ sáng lẫn nhau và cường độ điểm ảnh trên mỗi tấm module led cũng chính là khoảng cách nối giữa các bóng led.

Kích thước pixel là gì

Khoảng cách giữa 2 pixel tương đồng với khoảng cách bóng led. Chính vì thế mà điểm ảnh (pixel) lớn thường có độ phân giải màn hình cao hơn. Khoảng cách 2 pixel mà cao thì khoảng cách giữa các bóng led càng lớn bởi vậy mà độ phân giải màn hình lại thấp.

Chúng ta có thể hiểu rằng

  • Màn hình sắc nét: khoảng cách giữa 2 điểm ảnh thấp ( theo tiêu chuẩn HD, full HD, 4k )
  • Màn hình không nét: khoảng cách giữa 2 điểm ảnh cao ( không đạt yêu cầu )

Kích thước pixel là gì

Ý nghĩa của Pixel trong ngành thiết kế

Dưới đây là một vài ý nghĩa của pixel trong ngành thiết kế, in ấn:

  • Dung lượng ảnh tỷ lệ thuận với lượng pixel. Lượng pixel càng lớn thì dung lượng ảnh càng lớn và ngược lại
  • Kích thước hiển thị ảnh trên màn hình tỷ lệ thuận với lượng pixel. Lượng pixel càng lớn thì kích thước hiển thị ảnh trên màn hình càng lớn
  • Chất lượng ảnh không phụ thuộc hoàn toàn vào lượng pixel. Ảnh nhiều pixel không có nghĩa sẽ sắc nét chất lượng
  • Trong in ấn, bạn cần dựa vào lượng pixel để lựa chọn kích thước bản in phù hợp. Ví dụ với 320 x 240 = 76.800 pixel hay 0,07 megapixel, bạn không thể in với kích thước lớn như 24 x 32 (61cm x 81cm).

Kích thước pixel là gì

Ý nghĩa của Pixel trong ngành công nghiệp hình ảnh

Nếu bạn đã nghe qua về độ phân giải hay độ phân giải màn hình thì chắc chắn bạn đã biết rằng pixel là một trong 3 yếu tố tạo nên sự sắc nét của hình ảnh hiển thị trên màn hình: pixel, PPI và DPI.

Kích thước pixel là gì

Pixel hay điểm ảnh, là một điểm vật lý trong một hình ảnh raster, hoặc một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số. Lượng pixel càng lớn cộng với khoảng cách giữa các pixel nhỏ thì dẫn tới hình ảnh xuất ra màn hình cũng nét và mượt hơn.

Một số bài viết liên quan đến Pixel mà bạn có thể quan tâm:

  • Độ phân giải là gì
  • Độ phân giải màn hình là gì
  • DPI là gì

Trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về pixel là gì. Mong những thông tin trên hữu ích với bạn, Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức công nghệ mới mẻ mỗi ngày.

Tham khảo Techopedia