Không phải là điểm khác biệt giữa thiên nhiên miền Tây số với miền Đông là

Giải Bài Tập Địa Lí 11 – Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Thuận lợi:

   + Lãnh thổ lớn, trải dài theo chiều B-N và Đ-T, tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

   + Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi để giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

   + Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

   + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.

– Khó khăn:

   + Lãnh thổ rộng lớn, khó khăn trong bảo vệ, quản lí các đơn vị hành chính.

   + Nhiều múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế- đời sống giữa khu vực phía Đông và phía Tây.

   + Đường biên giới kéo dài, chủ yếu ở vùng núi cao nguyên, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền -→ vấn đề an ninh quốc phòng phức tạp.

   + Vùng nội địa khô hạn, khắc nghiệt.

– Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.

– So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

– Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:

– Địa hình: núi cao (D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).

– Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

* So sánh miền Đông và miền Tây:

Tiêu chí Miền Đông Miền Tây
Địa hình

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

Sông ngòi – Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

– Thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.

* Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc:

– Thuận lợi:

   + Địa hình:

      • Đồng bằng châu thổ phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng…

      • Đồng cỏ lớn phía Tây thuận lợi chăn thả gia súc.

   + Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

   + Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn .

-→ phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dang.

   + Diện tích rừng ở phía Tây giàu có -→ phát triển lâm nghiệp.

   + Khoáng sản phong phú, nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn -→ phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.

– Khó khăn:

   + Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho giao thông, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt.

   + Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt (Hoa Nam).

– Tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục.

– Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, dân số thành thị tăng nhanh hơn.

– Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Dân cư phân bố không đều:

   – Giữa miền núi và đồng bằng:

      + Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông, nhiều thành phố đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải…).

=→ Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

      + Miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2..

=→ Địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt.

      + Riêng vùng phía Bắc SN. Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 -50 người/km2), trong lịch sử đây là con đường tơ lụa và ngày nay có tuyến đường sắt chạy qua.

   – Giữa thành thị- nông thôn:

      + Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 60%).

      + Số dân thành thị là 37%, số dân thành thị đang tăng lên nhanh.

Đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc:

Miền Đông Miền Tây

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

– Nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

Miền Đông Miền Tây
Thuận lợi

– Nông nghiệp:

+ Đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, nguồn nước dồi dào

=> phát triển nông nghiệp trù phú.

+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa

=> đa dạng cây trồng vật nuôi.

– Công nghiệp:

+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào

=> thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy…

+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

=> công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng…

– Nông nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn

=> Phát triển lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ

=> Chăn nuôi gia súc lớn.

– Công nghiệp:

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt…

=> phát triển nhiều ngành công nghiệp

+ Thượng nguồn các sông lớn

=> thủy năng dồi dào.

Khó khăn – Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa.

– Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

– Giao thông khó khăn.

* Nhận xét:

Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:

   – Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân.

   – Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

* Giải thích:

   – Miền Đông là vùng đồng bằng, điều kiện tự nhiên thuận lới, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển nên dân cư đông đúc.

   – Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt nên dân cư thưa thớt.

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.

Kết quả:

   – Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm (năm 2005 là 0,6%).

   – Chênh lệch giới tính (nam nhiều hơn nữ).

   – Hội chứng tiểu hoàng đế.

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là

Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

Địa hình miền Tây Trung Quốc:

Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?

Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là:

Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?

Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?

Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là

Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do

BÀI 10. TRUNG QUỐC

1. Nhận biết

Câu 1: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc.                                                   B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và hoang mạc.                                              D. núi thấp và hoang mạc.

Câu 2: Tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tiến hành chính sách dân số triệt để.                             B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.

C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.                             D. Người dân không muốn sinh nhiều con.

Câu 3: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. công cuộc đại nhảy vọt.                                                 B. các kế hoạch 5 năm.

C. công cuộc hiện đại hóa.                                                 D. cuộc cách mạng văn hóa.

Câu 4: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính nào sau đây?

A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 5: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là

A. thấp dần từ bắc xuống nam.                                           B. thấp dần từ tây sang đông.

C. cao dần từ bắc xuống nam.                                            D. cao dần từ tây sang đông.

Câu 6: Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu

A. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa.                                    B. nhiệt đới và xichs đạo gió mùa.

C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.                                  D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa.

Câu 7: Các dân tộc ít người của Trung Quốc phân bố rải rác ở khu vực nào sau đây?

A. Các thành phố lớn.                                                         B. Các đồng bằng châu thổ.

C. Vùng núi cao phía tây.                                                   D. Dọc biên giới phía nam.

Câu 8: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào sau đây trong cải cách nông nghiệp?

A. Giao đất cho người nông dân.                                       B. Cải tạo tốt hệ thống thủy lợi.

C. Đưa giống mới vào sản xuất.                                         D. Tăng thêm thuế nông nghiệp.

Câu 9: Thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc là

A. khí hậu khá ổn định.                                                       B. nguồn lao động dồi dào.

C. cơ sở hạ tầng hiện đại.                                                   D. có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 10: Dân tộc nào chiếm số dân dông nhất ở Trung Quốc?

A. Hán.                                 B. Choang.                            C. Tạng.                                D. Hồi.

Câu 11: Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng

A. ven biển và thượng lưu các con sông.                           B. ven biển và hạ lưu các con sông.

C. ven biển và vùng đồi núi phía Tây.                                D. phía Tây Bắc và vùng trung tâm.

Câu 12: Phần phía đông Trung Quốc tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.            B. Đại Tây Dương.               C. Ấn Độ Dương.                 D. Bắc Băng Dương.

Câu 13: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.                 B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.                  D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Câu 14: Phát minh nào sau đây không phải của Trung quốc?

A. La bàn.                             B. Giấy.                                 C. Kĩ thuật in.                       D. Chữ la tinh.

Câu 15: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới sau các nước nào sau đây?

A. Nga, Canada, Hoa Kì.                                                    B. Nga, Canada, Australlia.

C. Nga, Hoa Kì, Braxin.                                                     D. Nga, Hoa Kì, Mông Cổ.

Câu 16: Nhận xét nào dưới đây là đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc?

A. Chủ yếu là núi và cao nguyên.                                       B. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.                            D. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc?

A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa.          B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

C. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.               D. Phía bắc miền đông có khí hậu ôn đới gió mùa.

Câu 18: Sản lượng sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?

A. Điện, than, dầu khí.                                                        B. Phân bón, thép, khí đốt.

C. Điện, phân đạm, khí đốt.                                               D. Than, thép thô, xi măng, phân đạm.

Câu 19: Biện pháp nào sau đây đã được Trung Quốc thực hiện trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp?

A. Thực hiện chiến dịch đại nhảy vọt.                               B. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.

C. Thành lập công xã nhân dân.                                         D. Khai hoang mở rộng diện tích.

Câu 20: Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là

A. các đồng bằng châu thổ sông.                                        B. vùng sơ nguyên Tây Tạng.

C. vùng trung tâm rộng lớn.                                               D. dọc theo “con đường tơ lụa”.

2. Thông hiểu

Câu 1: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây?

A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài.

B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 2: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do

A. sản lượng lương thực thấp.                                            B. diện tích đất canh tác rất ít.

C. dân số đông nhất thế giới.                                              D. năng suất cây lương thực thấp.

Câu 3: Thành tựu của chính sách dân số triệt để của Trung Quốc là

A. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.                            B. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính.

C. làm tăng số lượng lao động nữ giới.                              D. giảm quy mô dân số của cả nước.

Câu 4: Tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

A. làm tăng tình trạng bất bình đẳng giới.                          B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

C. mất cân bằng trong phân bố dân cư.                              D. tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh.

Câu 5: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. công cuộc đại nhảy vọt.                                                 B. cuộc cách mạng văn hóa.

C. công cuộc hiện đại hóa.                                                 D. cải cách trong nông nghiệp.

Câu 6: Miền Tây Trung Quốc có kiểu khí hậu chủ yếu nào sau đây?

A. Khí hậu ôn đới hải dương.                                             B. Khí hậu ôn đới gió mùa.

C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.                                      D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 7: Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Dệt may.                           B. Cơ khí.                              C. Điện tử.                            D. Hóa dầu.

Câu 8: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Điện, luyện kim, cơ khí.                                                B. Điện, chế tạo máy, cơ khí.

C. Điện tử, cơ khí chính xác, máy tự động.                        D. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.

Câu 9: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào trong cải cách ngành nông nghiệp?

A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.                         B. Cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi.

C. Áp dụng kĩ thuật mới, phổ biến giống mới.                   D. Hạn chế xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây của Trung Quốc thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất?

A. Đông Bắc.                        B. Hoa Bắc.                           C. Hoa Trung.                       D. Hoa Nam.

Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm mạnh?

A. Tỉ lệ xuất cư cao.                                                           B. Tỉ lệ kết hôn thấp.

C. Áp dụng triệt để chính sách dân số.                               D. Tốc độ già hóa dân số rất nhanh.

Câu 12: Vùng trồng lúa gạo của Trung Quốc tập trung ở khu vực có khí hậu nào dưới đây?

A. Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa.                           B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa.

C. Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới gió mùa.                         D. Cận nhiệt gió mùa và nhiệt đới gió mùa.

3. Vận dụng

Câu 1: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.                    B. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên.

C. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài.                     D. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ TRUNG QUỐC PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 2005 VÀ 2014 (Đơn vị: %)

Năm

2005

2014

Thành thị

37,0

54,5

Nông thôn

63,0

45,5

 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và năm 2014?

A. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng.                           B. Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

C. Tỷ lệ dân thành thị luôn ít hơn dân nông thôn.             D. Tỷ lệ dân nông thôn và thành thị không thay đổi.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay?

A. Quy mô GDP ngày càng tăng và đứng hàng đầu thế giới.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP xếp vào loại cao nhất thế giới.

C. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng tăng nhanh.

D. Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn.

Câu 4: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

A. khí hậu.                            B. địa hình.                            C. diện tích.                          D. Sông ngòi.

Câu 5: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.                                        B. Phát triển kinh tế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế.                                      D. Mở các trung tâm thương mại.

Câu 6: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.                    B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.

C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo.                       D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?

A. Chịu tác động của dòng biển lạnh.                                 B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.

C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt.                 D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.

Câu 8: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc:


Không phải là điểm khác biệt giữa thiên nhiên miền Tây số với miền Đông là


(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

C. Quy mô, cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

Câu 9: Biện pháp nào sau đây không được Trung quốc thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường?

A. Tăng cường vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị.

B. Mở rộng quyền tự chủ cho các nhà máy, xí nghiệp.

C. Sử dụng lực lượng lao động nông thôn để sản xuất công nghiệp.

D. Xây dựng các khu chế xuất duyên hải thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 10: Cho biểu đồ: 

Không phải là điểm khác biệt giữa thiên nhiên miền Tây số với miền Đông là


SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT, NHÂP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2012

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014)

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012?

A. Luôn xuất siêu.                                                               B. Luôn nhập siêu.

C. Năm 1985 xuất siêu.                                                      D. Năm 2012 xuất siêu.

4. Vận dụng cao

Câu 1: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc là

A. tai biến thiên nhiên thường xảy ra.

B. sự phân hóa về khí hậu trên lãnh thổ.

C. sự phân bố không đều nguồn tài nguyên nước giữa các vùng.

D. diện tích đất trồng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ TRUNG QUỐC NĂM 2014

(Đơn vị: triệu người)

Chỉ tiêu

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Nam

Nữ

Số dân

1368

749

619

701

667

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015, NXB Thống kê 2016)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về dân số Trung Quốc năm 2014?

A. Tỉ lệ dân thành thị là 45,2%.                                          B. Tỉ lệ dân số nam là 48,2%.

C. Tỉ số giới tính là 105,1%.                                              D. Cơ cấu dân số cân bằng.

Câu 3: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

(Đơn vị: %)

Năm

2004

2010

2015

Xuất khẩu

51,4

53,1

57,6

Nhập Khẩu

48,6

46,9

42,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017)

Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                                B. Cột.                                  C. Đường.                             D. Tròn.

Câu 4: Tại sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở ven biển?

A. Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải.

B. Nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

C. Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài và xuất, nhập khẩu hàng hóa.

D. Thuận lợi để giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2004 - 2014 (Đơn vị: Triệu tấn)

Năm

2004

2012

2014

Lương thực

422,5

590,0

607,1

Bông vải

5,7

6,84

6,16

(Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lương thực, bông của Trung Quốc thời kì 2004 - 2014?

A. Sản lượng lương thực giảm, sản lượng bông tăng.

B. Sản lượng lương thực tăng chậm hơn sản lượng bông.

C. Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn sản lượng bông.

D. sản lượng lương thực, bông có xu hướng tăng liên tục.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

Năm

1985

1995

2004

Xếp hạng trên thế giới

Than (triệu tấn)

961,5

1536,9

1634,9

1

Điện (tỉ Kwh)

390,6

956,0

2187,0

2

Thép (triệu tấn)

47

95

272,8

1

Xi măng (triệu tấn)

146

476

970,0

1

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục)

Nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2004?

A. Sản lượng than tăng nhanh nhất.                                   B. Sản lượng thép tăng chậm nhất.

C. Sản lượng điện tăng chậm hơn sản lượng than.            D. Sản lượng Xi măng tăng nhanh hơn sản lượng thép.

Câu 7: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

2010

2015

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

53,1

57,6

Nhập Khẩu

60,7

46,5

48,6

46,9

42,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017)

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                                B. Cột.                                  C. Đường.                             D. Tròn.

Câu 8: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2004 - 2014 (Đơn vị: Triệu tấn)

Năm

2004

2012

2014

Lương thực

422,5

590,0

607,1

Bông vải

5,7

6,84

6,16

(Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc)

Để thể hiện sản lượng lương thực, bông vải của Trung Quốc giai đoạn 2004 - 2014 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                                B. Cột.                                  C. Đường.                  D. Tròn.