Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu 2022?

Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng có hiệu lực từ ngày 1.1.2022.

Đáng chú ý là quy định, hành vi "Không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”... có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 - 600.000 đồng, gấp đôi mức phạt tiền hiện hành.

Cụ thể, hiện hành theo Điểm i, k, Khoản 2, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt hành chính từ 200.000 - 300.000 đồng đối với các hành vi, như:

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2022, theo quy định mới tại Điểm b, Khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng, cụ thể bổ sung Điểm n, o vào sau Điểm m, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Nội dung Điểm n, o sau khi bổ sung tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, như sau:

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng bãi bỏ Điểm i, k tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Hỏi: Tôi chạy xe máy đi mua đồ, không đội mũ bảo hiểm nên bị đưa về công an phường. Theo tôi được biết, vi phạm không đội mũ bảo hiểm thì xử phạt tại chỗ nhưng anh công an đã lập biên bản và tạm giữ giấy tờ xe. Xin hỏi tôi bị xử phạt như vậy có đúng không? (Bạn đọc quận 11).

Trả lời: Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019; điểm b, khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28-12-2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm một trong các lỗi liên quan đến đội mũ bảo hiểm như sau:

- Không đội "mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy" không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Tương tự, đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) vi phạm một trong các lỗi nêu trên cũng phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2022.

* Về vấn đề nộp phạt tại chỗ: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01-01-2022) quy định tại khoản 1 Điều 56, như sau: "Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản".

Trường hợp bạn điều khiển xe máy, phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm, bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Vì vậy, bạn không được nộp phạt tại chỗ.

* Về việc tạm giữ giấy tờ xe: Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu trên không quy định hình thức xử phạt bổ sung "tước quyền sử dụng giấy phép lái xe" đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: người có thẩm quyền được áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép... để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

Hiện nay, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu? Thế nào là cài mũ bảo hiểm đúng quy cách? - Thiên Hương (Cà Mau)

Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu 2022?
Mục lục bài viết

1. Mức phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm mới nhất

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay, người vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể bị phạt tối đa lên đến 600.000 đồng.

Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu 2022?

Mức phạt không đội mũ bảo hiểm năm 2022 (Hình từ Internet)

2. Đội mũ bảo hiểm thế nào là đúng quy cách?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm cài quai mũ theo quy định sau đây:

- Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;

- Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

3. Thế nào là mũ bảo hiểm đúng quy định?

Mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, cụ thể:

- Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, bao gồm:

+ Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;

+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;

+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;

+ Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.

- Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Như Mai

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]