Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu

Vì quy luật để tạo ra âm dương lịch khá phức tạp như chúng tôi đã nói ở bài trước nên hầu như rất khó để biết chính xác lịch âm, nếu chúng ta không có bảng ngày giờ sóc cũng như ngày giờ của các trung khí. Ngày nay, với kỹ thuật hiện đại, bằng máy tính, con người đã tính được chính xác bảng này để tạo ra lịch vạn niên.   Bảng này dựa trên sự chuyển động có tính tuần hoàn của Trái đất trên đường hoàng đạo, với trục quay đã được tính toán sẽ lệch thêm sau bao nhiêu năm. Cũng vậy, dựa trên thời gian quay quanh Trái đất của Mặt trăng tại những vị trí khác nhau của Trái đất trên đường hoàng đạo mà xác định chính xác được giờ sóc và các trung khí. Âm dương lịch đã và đang còn gắn bó với cuộc sống của chúng ta. Có 12 tiết khí và 12 trung khí thay phiên nhau một cách tuần hoàn trong năm dương lịch dùng để tạo âm dương lịch là: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh chập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Mỗi ngày này đều có một ý nghĩa về mặt thời tiết, mùa vụ và thường cách nhau từ 14 đến 16 ngày. Ngày Đông chí thường là 21-12 hoặc 22-12 dương lịch và bắt buộc phải rơi vào tháng 11 âm lịch. Theo đó, ngày Tết Nguyên đán sẽ vào khoảng từ 21-1 (như năm 1985) đến 19-2 (như năm 1996), tùy thuộc ngày Đông chí là ngày nào của tháng 11 âm lịch. Việt Nam chọn ngày Lập xuân là thời điểm đầu tiên của một năm âm dương lịch (có thể không trùng Tết Nguyên đán), thường khoảng ngày 3 hoặc 4 tháng 2 dương lịch (năm 2014 ngày Lập xuân là 4-2). Đó là ngày mà ở miền Bắc bắt đầu có mưa phùn, gây ra hiện tượng nồm, rất thích hợp cho sự phát triển của cây cối và vi khuẩn. Những ngày như Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông đều là đánh dấu ngày đầu tiên của mỗi mùa. Ngoài ý nghĩa gắn với lễ hội, tâm linh, tục giỗ ông bà tổ tiên, phong thủy, tướng số... thì âm dương lịch còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống từ xa xưa của người Việt. Đó là việc xác định chính xác mùa vụ cho lịch của nhà nông và thủy triều để tiện cho việc đi biển. Theo chu kỳ 19 năm, rất nhiều tháng cách nhau 19 năm có lịch giống nhau cả ngày dương lịch và ngày âm dương lịch. Chẳng hạn tháng 1 của những năm 2014, 1995, 1976, 1957 hay 2033 đều giống nhau: Ngày 1-1 là mùng 1 tháng Chạp, ngày 31-1 là ngày Tết Nguyên đán. Sau mỗi lần 19 năm, âm dương lịch lại thiếu so với dương lịch khoảng 1 giờ 12 phút. Như vậy, sau 20 lần hay 380 năm, âm dương lịch sẽ lệch 1 ngày so với lịch dương và chu kì 19 năm như trên của tháng 1 năm 2014 sẽ thay đổi (lịch tháng 1 năm 2052 khác năm 2033).

Kết quả kỳ trước: Tháng nhuận của các năm âm lịch 2012, 2009, 2006, 2004, 2001 tương ứng là tháng 4, 5, 7, 2, 4. Trao giải 50.000 đồng/người cho bạn Trần Quang Ngọc (42E1, Lý Thường Kiệt).

Kỳ này: Em có biết Tết Nguyên đán năm 2015 là ngày nào dương lịch? Câu trả lời gửi về chuyên mục "Toán học, học mà chơi", Tòa soạn Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Năm âm lịch và dương lịch hình thành như thế nào?

Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu

Mặt trăng - "sao Thái âm" - có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người châu Á.

Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.

Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.

Quảng cáo

Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.

Năm âm lịch

Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

Quảng cáo

Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch). Một năm đó có 354 hoặc 355 ngày. Đó là năm âm lịch thực sự. Thời cổ đại, Trung Quốc và Ai Cập là hai nước sử dụng năm âm lịch sớm nhất thế giới.

Năm âm dương lịch

Thế nhưng một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354 - 355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ ba, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày.

Thời tiết thay đổi nóng lạnh là do trái đất quay nghiêng quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thời tiết thay đổi nóng lạnh một lần. Một vòng quay này là cơ sở hình thành dương lịch. Bởi vậy dùng cách chia tháng nhuận để tính lịch phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, tức là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Cách tính lịch như vậy không còn là âm lịch thuần túy nữa mà là kết hợp giữa lịch âm và lịch dương.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

  • Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài 3 trang 190 KHTN lớp 6:

Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì? 

Quảng cáo

Lời giải:

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h. 

- Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h. 

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu

Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu

Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu

Khoảng thời gian mỗi tháng âm lịch mỗi năm dương lịch trên trái đất là bao lâu

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lời giải bài 3 trang 190 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo. Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Câu hỏi: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Trả lời: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.



    Chuyên mục:

Quảng cáo