Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng

Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. APG của pha tối là nguyên liệu trực tiểp để tổng hợp glucôzơ. II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước. III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra. IV. Diệp lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa

A. 1.

Show

B. 3

C. 2.

Đáp án chính xác

D. 4.

Xem lời giải

Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phân tử O2được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O. II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2. III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.

A. 4

B. 2

C. 1

D.3

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phân từ O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O. II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2. III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng

Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng. II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP. III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp. IV. Quang họp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
  • 3 Lục lạp
    • 3.1 Cấu tạo của lục lạp
    • 3.2 Sắc tố quang hợp
    • 3.3 Phổ hấp thụ của sắc tố
  • 4 Pha sáng
    • 4.1 Điều kiện xảy ra và bản chất của pha sáng quá trình quang hợp
    • 4.2 Quang hệ PSI và PSII
    • 4.3 Quang phân ly
      • 4.3.1 Thí nghiệm của van Niel
      • 4.3.2 Thí nghiệm đánh dấu phóng xạ
      • 4.3.3 Phương trình tổng quát của quang phân ly
    • 4.4 Chuỗi truyền electron thẳng hàng
  • 5 Pha tối
    • 5.1 Chu trình Calvin
    • 5.2 Chu trình Hatch-Slack (C4)
    • 5.3 Hô hấp sáng
  • 6 Ý nghĩa và vai trò
    • 6.1 Về mặt năng lượng và dinh dưỡng
    • 6.2 Về mặt môi trường
  • 7 Chú thích
  • 8 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Chữ Hán: 光総合, 光合, tiếng Anh là Photosynthesis bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp φῶς: phōs (ánh sáng) và σύνθεσις: synthesis (đặt cùng nhau). Do đó quá trình này có tên quang hợp (光合), gồm hai chữ quang (光) - "ánh sáng", và hợp (合) - "nhóm lại". Tiếng Hy lạp cũng tương tự, từ φῶς (tức phōs) nghĩa là "ánh sáng", và σύνθεσις (tức synthesis) nghĩa là "tổng hợp lại".[3][4][5]

Lịch sửSửa đổi

Các sinh vật đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện từ cách đây khoảng 3 - 4 tỉ năm tổng hợp thức ăn cho chúng từ những vật chất vô cơ bằng sự hóa tổng hợp (chemosynthesis), tức là lấy năng lượng từ các phản ứng hóa học từ các chất vô cơ như H2, NH4, H2S. Ngày nay, các sinh vật này vẫn còn tồn tại trong những môi trường rất đặc biệt như trong các hố xí, suối nước nóng có lưu huỳnh và các miệng núi lửa trên các sàn đại dương, được gọi là các sinh vật yếm khí. Sau đó xuất hiện nhóm sinh vật có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp ra các hợp chất hữu cơ phức tạp, sự quang tổng hợp (photosynthesis), thường được gọi tắt là sự quang hợp, đây là một quá trình sinh học, chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sinh vật quang hợp đầu tiên này không tạo ra oxy.

Chu trình Calvin

Về sau một số sinh vật có khả năng sử dụng nước cho sự quang hợp, tạo ra O2, dần dần tích tụ trong khí quyển, một số sinh vật tiến hóa khác có khả năng sử dụng O2 xúc tác trong các phản ứng để giải phóng năng lượng trong các phân tử thức ăn. Quá trình này được gọi là sự hô hấp hiếu khí (aerobic respiration). Sự quang hợp sử dụng CO2 và H2O tạo ra từ sự hô hấp hiếu khí và sự hô hấp hiếu khí thì sử dụng thức ăn và O2 sinh ra từ sự quang hợp.

Cả hai loại sinh vật này được gọi chung là sinh vật tự dưỡng-tự tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ, phân biệt với sinh vật dị dưỡng phải lấy thức ăn hữu cơ từ môi trường chung quanh, chúng tiêu thụ các sinh vật tự dưỡng.

Quang hợp là lá cây nhờ có chất diệp lục, ánh sáng, nước, khí carbon dioxide để tạo ra tinh bột, đồng thới nhả khí oxy ra môi trường bên ngoài

Trắc nghiệm sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?

  • A. Diệp lục a và diệp lục b
  • B. Diệp lục b và caroten
  • C. Xanthophyl và diệp lục a
  • D. Diệp lục b và carotenoit

Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?

  • A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy
  • B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
  • C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
  • D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

Câu 3:Lá cây có màu xanh lục vì

  • A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 4: Pha sáng của quang hợp là:

  • A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
  • C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã đươc caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP

Câu 5: Quá trình quang hợp có hai pha sáng và tối. Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào của pha sáng?

  • A. O$_{2}$, NADPH, ATP
  • B. NADPH, O$_{2}$
  • C. NADPH, ATP
  • D. O$_{2}$, ATP

Câu 6:Các tilacôit không chứa

  • A. các sắc tố.
  • B. các trung tâm phản ứng.
  • C. các chất truyền electron.
  • D. enzim cacbôxi hóa.

Câu 7: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Có cuống lá
  • B. Có diện tích bề mặt lớn
  • C. Phiến lá mỏng
  • D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Câu 8: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là:

  • A. màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
  • B. xoang tilacoit là noi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
  • C. chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
  • D. cả ba phương án trên

Câu 9:Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là

  • A. diệp lục a.
  • B. diệp lục b.
  • C. diệp lục a, b.
  • D. diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 10: Quá trình quang hợp cần phải có bao nhiêu nguyên tố trong các nguyên tố sau:

  1. Ánh sáng
  2. CO$_{2}$
  3. H$_{2}$O
  4. O$_{2}$
  5. Bộ máy quang hợp
  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 11: Diệp lục có màu lục vì:

  • A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục
  • B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục
  • C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
  • D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

Câu 12:Trong các phát biểu sau :

  1. Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
  3. Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
  4. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
  5. Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 13: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?

  • A. Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
  • B. Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
  • C. Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
  • D. Mang e đến chu trình canvil

Câu 14: Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng trong quá trình quang hợp, thì các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:

  • A. Tổng hợp ADN
  • B. Tổng hợp protein
  • C. Tổng hợp lipit

  • D. Tổng hợp cacbohidrat

Câu 15:Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?

  • A. Tích lũy năng lượng.
  • B. Tạo chất hữu cơ.
  • C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
  • D. Điều hòa không khí.

Câu 16: Nối nội dung cột A với nội dung ở cột B

CỘT A CỘT B
1. Pha sáng a. là sắc tố trực tiếp tham gia quang hợp
2. Pha tối b. diễn ra trong Stroma
3. Diệp lục c. là sắc tố làm cho lá có màu vàng
4. Carotennoit

d. diễn ra ở grana

Tổ hợp nào sau đây là đúng?

  • A. 1- b; 2- a; 3- d; 4- c
  • B. 1- d; 2- c; 3- b; 4- a
  • C. 1- d; 2- b; 3- a; 4- c
  • D. 3- a; 4- c; 1- b; 2- d

Câu 17: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

  • A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ và giải phóng oxi
  • B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
  • C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng
  • D. Điều hòa tỉ lệ khí O$_{2}$/ CO$_{2}$ của khí quyển

Câu 18:Hãy chú thích cho hình bên :

Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng

Phương án chú thích đúng là :

  • A. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - tilacôit ; 5 - grana.
  • B. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - tilacôit; 4 - chất nền ; 5 - grana.
  • C. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - grana; 5 - tilacôit.
  • D. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - grana; 4 - tilacôit ; 5 - chất nền.

Câu 19: Ở thực vật có 4 miền sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất là ở miền sáng nào?

  • A. đỏ
  • B. da cam
  • C. lục
  • D. xanh tím

Câu 20: Chuối phản ứng sáng của quá trình quang hợp tạo ra bao nhiêu chất trong các chất sau đây?

(1). ATP; (2). O$_{2}$; (3). NADPH; (4). C$_{6}$H$_{12}$O$_{6}$; (5). H$_{2}$O

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 21: Theo lí thuyết, để quá trình quang hợp tổng hợp được 180g glucozo thì cây phải sử dụng bao nhiêu gam nước cho pha sáng

  • A. 360g
  • B. 432g
  • C. 180g
  • D. 216g

Câu 22: Giả sử môi trường có đủ CO$_{2}$ cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh sáng thì:

  • A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng
  • B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
  • C. Cường độ quang hợp không thay đổi
  • D. Cường độ quang hợp đạt tối đa

Câu 23: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Diễn ra ở xoang thilacoit
  • B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng
  • C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO$_{2}$
  • D. Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng

Câu 24: Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai:

  • A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy
  • B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
  • C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
  • D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

Câu 25: Bơm proton là quá trình nào sau đây?

  • A. Phân giải năng lượng nhiệt động học
  • B. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
  • C. Hoạt động thẩm thấu
  • D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 8 sinh 11: Quang hợp ở thực vật

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm sinh học, trắc nghiệm sinh học theo bài, trắc nghiệm sinh học 11 bài 8 Quang hợp ở thực vật