Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát

Lùi xe có tín hiệu báo nhưng gây tai nạn giải quyết như thế nào? Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa luật sư cháu có một số câu hỏi nhờ luật sư giúp đỡ cháu , vào ngày 15/6/2016 cháu điều khiển xe o to cẩu tự hành , vận chuyển khoảng 5 tấn đá mỹ nghệ từ Quảng Ninh đến số nhà 18D lô 67 Đường Lê Hồng Phong phường Đồng Lâm Quận Hải An thành phố Hải Phòng , sau khi trả hàng xong cháu điều khiển xe lù từ trên viả hè ra đừơng Lê Hồng Phong, trướcc lúc lùi xe cháu có đặt hai chóp cao su có ánh hào quang để báo hiệu và có nhờ hai người đứng ra hiệu cho các phương tiện khác biết . Cháu cho xe lùi được khỏang 2m thì dừng laị vì cần cẩu vướng vào dây điện, xe cháu đang đỗ thì một người đi xe máy đi với tốc độ nhanh, không nghe hai người đứng ra hiệu mà cố tình lách vựơt. Hậu quả là người đi xe máy lao vào sườn bên phải phía sau xe oto của cháu, sau gần một giờ cấp cứu ở bệnh viện thì anh ta chết, gia đình người ta làm đơn kiện, vậy cháu múôn hỏi ra Tòa cháu phải chịu bồi thừờng như thế nào và cháu có phải đi tù không ạ ? Nếu có thì thời gian là bao nhiêu ạ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

“Bộ luật dân sự năm 2015”

Luật giao thông đường bộ năm 2008

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định như sau: 

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau: 

Điều 14. Vượt xe

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Điều 16. Lùi xe

1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

+ Trong trường hợp thứ nhất nếu đoạn đường Lê Hồng Phong là đoạn đường được phép lùi xe. Khi vượt xe phải có bảo hiệu bằng đèn hoặc còi trong trường hợp trong khu dân cư đông từ 22h đến 5h sáng chỉ được báo hiệu bằng đèn. Trong trường hợp này người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ kia đã không tuân thủ quy định của Luật giao thông bộ năm 2008 khi vượt xe. Trong trường hợp này bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. 

+ Trường hợp thứ hai nếu đoạn đường Lê Hồng Phong là đoạn đường cấm lùi xe dừng xe. Thì dù bạn đã có báo hiệu bằng đèn và nhờ người báo hiệu thì bạn vẫn vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008. Căn cứ khoản 1 Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015”

Điều 202: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

Trong trường hợp này bạn đã phạm tội vi pham về quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và gây ra thiệt hại tính mạng cho người khác (cụ thể là người đó chết) thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với bạn là: 

– Phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng và cải tạo không giam giữ đế 3 năm. Hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 

– Và phải bồi thường mọi thiệt hại gây ra cho nạn nhân và gia đình của nạn nhân theo quy định tại Điều 610 “Bộ luật dân sự năm 2015”:

“Điều 610: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1.Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợ lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát

>>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông qua tổng đài: 1900.6568

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Trường hợp cả hai bên gây tai nạn giao thông đều có lỗi, lỗi từ phía người điều khiển lùi xe, và lỗi từ phía nạn nhân:

Theo quy định tại Điều 617 “Bộ luật dân sự năm 2015”, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị hại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.

Xe ô tô được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 623  “Bộ luật dân sự năm 2015”: “1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định “

Trong trường hợp này lỗi từ cả hai phía, do đó bạn chỉ bồi thường thiệt hại với phần lỗi tương ứng lỗi của mình  theo quy định tại Điều 617  “Bộ luật dân sự năm 2015” .