Khám tuyến yên ở đâu

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm nền sọ, là tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.  Khi có khối u tăng trưởng bất thường phát triển trong tuyến yên, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tuyến này trong cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng (làm tăng hoặc giảm chức năng tuyến yên) các tế bào đích sản xuất ra hormone bị hủy hoại dẫn đến suy tuyến yên. Các loại u tuyến yên: •    U tuyến yên không tăng tiết.

•    U tuyến yên tăng tiết: U tuyến yên tăng tiết prolactin, u tuyến yên tăng tiết GH, u tuyến yên tăng tiết ACTH. 

Khám tuyến yên ở đâu

Triệu chứng bệnh lý u tuyến yên Triệu chứng của bệnh lý này phụ thuộc vào loại u tuyến yên người bệnh mắc phải và độ lớn của nó. Một số u tuyến yên, đặc biệt là u nhỏ, không gây ra triệu chứng và chúng được phát hiện một cách tình cờ khi chụp Cắt lớp vi tính hoặc chụp Cộng hưởng từ sọ não.

Khi u tuyến yên gây ra triệu chứng, là do lượng hormone đích trong cơ thể cao hoặc thấp bất thường, tùy thuộc vào lượng hormone thay đổi, các triệu chứng có thể xảy ra như:

  • Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, tiết sữa bất thường ở nữ; giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH (growth hormone) gây cho người bệnh phát triển với nhiều rối loạn như to đầu chi, mặt to, trán rộng, trán dô, cằm rộng, môi dày, da thô, bàn chân và ngón chân to, bàn tay và ngón tay to.
  • Hội chứng Cushing: Béo trung tâm (béo thân), mặt tròn đỏ, u mỡ sau gáy; rậm lông mi, tóc mai, râu, ria mép ở nữ, tóc sau gáy; tăng huyết áp, trứng cá ở mặt, lưng; rạn da màu tím đỏ, sờ vào thấy mịn như lụa và lõm dưới mặt da.
  • Cường giáp: Hồi hộp đánh trống ngực, sợ nóng, run tay, sụt cân, ra mồ hôi nhiều, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, dễ lo lắng, rối loạn giấc ngủ.

Các triệu chứng liên quan đến kích thước của u tuyến yên cũng có thể xảy ra nếu nó phát triển lớn hoặc chèn ép lên các mô lân cận như: 

  • Nhức đầu.
  • Thay đổi thị lực.

Nếu nghi ngờ u tuyến yên bạn cần làm các phương pháp cận lâm sàng nào?

  • Xét nghiệm nội tiết tố Prolactin.
  • MRI sọ não: Ở những người bệnh đau đầu không rõ nguyên nhân, kèm theo những bất thường về thị giác đặc trưng hoặc các bệnh lý nội tiết phải nghi ngờ u tuyến yên, nên tiến hành chẩn đoán hình ảnh thần kinh với lát dày 1mm. Chụp Cộng hưởng từ sọ não có độ nhạy cao hơn so với chụp Cắt lớp vi tính sọ não trong việc phát hiện u tuyến yên, đặc biệt đối với microadenomas*.
  • Kiểm tra thị lực: Bác sỹ sẽ kiểm tra xem người bệnh có bị giới hạn tầm nhìn hay không?

Khám tuyến yên ở đâu
Hình ảnh u tuyến yên trên phim chụp.

Điều trị u tuyến yên như thế nào? U tuyến yên được phát hiện tình cờ và không gây ra triệu chứng thường không cần điều trị. Nhưng Bác sỹ sẽ theo dõi sự phát triển theo thời gian bằng cách làm các xét nghiệm và MRI sọ não, vậy nên người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm / lần. 

Nếu khối u lớn hoặc gây ra các triệu chứng nguy hiểm thì cần theo phác đồ điều trị mà Bác sỹ chuyên khoa đưa ra, dựa vào loại u hay độ lớn,… Các phương pháp điều trị khác nhau có thể bao gồm:

  • Thuốc: Thuốc có thể thu nhỏ sự phát triển và giảm lượng hormone chúng tạo ra. 
  • Phẫu thuật: Những khối u lớn chèn ép các cấu trúc xung quanh thường sẽ được chỉ định phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, Bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ ở phía sau mũi và sau đó sử dụng dụng cụ để lấy khối u.

Khám tuyến yên ở đâu

  • Xạ trị: Bức xạ sử dụng liều lượng cao tia X để phá hủy hoặc thu nhỏ sự phát triển của khối u. Các Bác sỹ thường sử dụng xạ trị sau khi phẫu thuật để ngăn không cho u tuyến yên phát triển trở lại. 

Sau khi điều trị, người bệnh cần tái khám thường xuyên để đảm bảo khối u tuyến yên không tái phát trở lại. Một số người cũng cần điều trị hormone lâu dài để điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể.
U tuyến yên là bệnh lý thường gặp. Để có thể kịp thời tầm soát bệnh cũng như có phương pháp điều trị hợp lý, mọi người đều nên khám sức khỏe tổng quát ít nhất 1 năm / lần hoặc thăm khám ngay khi có triệu chứng bệnh. Tại Bệnh viện Quốc tế Vinh, với hệ thống máy chụp Cộng hưởng từ 1.5 Tesla của Cộng hòa Liên bang Đức có từ lực cao và đầy đủ các kỹ thuật xét nghiệm tân tiến sẽ đem đến những kết quả chính xác. Từ đó hỗ trợ các Bác sỹ lâm sàng đưa ra chẩn đoán xác định nhanh chóng, giúp tầm soát sớm bệnh lý u tuyến yên ở người bệnh. 

Chú thích: 
*: Các khối u nhỏ hơn 10mm. 

Thạc sỹ Bác sỹ Trần Văn Đạo – Khoa Nội, Bệnh viện Quốc tế Vinh 
Nguồn tài liệu tham khảo: Giáo dục sức khỏe u tuyến yên – Uptodate . 

--------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Nhiều bệnh nhân biểu hiện rối loạn nội tiết do thiếu hoặc thừa hóc môn:

Hiếm khi, xuất huyết vào khối u tuyến yên gây ra ngập máu tuyến yên, với biểu hiện đau đầu đột ngột, liệt vận nhãn, và mất thị lực.

Cần phải xác định nồng độ T4 tự do và TSH. Nồng độ của cả hai thường thấp trong suy tuyến yên toàn bộ; kiểu nồng độ TSH bình thường kèm theo T4 tự do thấp cũng có thể xảy ra. Ngược lại, tăng nồng độ TSH kèm theo nồng độ T4 tự do thấp chỉ ra một bất thường ở tuyến giáp.

Hoóc-môn giải phóng hoóc-môn hướng tuyến giáp tổng hợp (TRH), 200 đến 500 mcg IV trong 15 đến 30 giây, có thể giúp xác định những bệnh nhân có rối loạn chức năng dưới đồi hay tuyến yên, mặc dù xét nghiệm này thường không được thực hiện. Nồng độ TSH huyết thanh thường đo ở thời điểm 0, 20 và 60 phút sau khi tiêm. Nếu chức năng tuyến yên còn nguyên vẹn, TSH sẽ tăng > 5 mU/L, đạt đỉnh điểm là 30 phút sau khi tiêm. Tăng nồng độ TSH huyết thanh muộn có thể xảy ra trên những bệnh nhân bị bệnh ở vùng dưới đồi. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị bệnh tuyến yên nguyên phát cũng có thể tăng muộn.

Nồng độ cortisol huyết thanh đơn thuần không phải là chỉ số đáng tin cậy về chức năng của trục ACTH - thượng thận, mặc dù nồng độ cortisol huyết thanh vào buổi sáng rất thấp (<3,5>

Nghiệm pháp kích thích bằng ACTH tác dụng ngắn là nghiệm pháp an toàn hơn và ít cần sức lao động hơn về thiếu hụt cortisol so với nghiệm pháp dung nạp insulin. Trong nghiệm pháp kích thích bằng ACTH tác dụng ngắn, ACTH 250 mcg tổng hợp tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (nghiệm pháp liều tiêu chuẩn) hoặc 1 mcg tiêm tĩnh mạch (nghiệm pháp liều thấp) được cho dùng và nồng độ cortisol máu được đo ngay trước khi dùng và sau khi dùng ACTH tổng hợp 30 và 60 phút. Cortisol cần phải tăng đáng kể; đỉnh là < 20 mcg/dL (552 nmol/L) là bất thường. Tuy nhiên, nghiệm pháp kích thích bằng ACTH tác dụng ngắn là bất thường trong thiếu hụt cortisol thứ phát chỉ khi nghiệm pháp được thực hiện sau khi bắt đầu bị thiếu hụt ít nhất 2-4 tuần; trước thời điểm này, các tuyến thượng thận chưa bị teo và vẫn đáp ứng với ACTH ngoại sinh.

Nghiệm pháp dung nạp insulin được xem là cách đánh giá dự trữ ACTH (cũng như GH và prolactin) chính xác nhất, nhưng vì đòi hỏi cấp bách của thử nghiệm, nên tốt nhất là làm thử nghiệm đó cho những bệnh nhân không tăng cortisol đáng kể trong nghiệm pháp kích thích ACTH ngắn (nếu cần chẩn đoán xác định) hoặc khi phải làm nghiệm pháp trong vòng 2-4 tuần kể từ khi một thương tổn ở tuyến yên có khả năng xảy ra. Insulin với mức liều thông thường là 0,1 đơn vị/kg cân nặng cơ thể được tiêm tĩnh mạch trong 15 đến 30 giây và lấy mẫu máu tĩnh mạch để xác định nồng độ GH, cortisol và glucose ở lần khám ban đầu (trước khi dùng insulin) và sau đó 20, 30, 45, 60 và 90 phút. Nếu glucose giảm xuống < 40 mg/dL (< 2,22 mmol/L) hoặc các triệu chứng hạ đường huyết phát triển, cortisol sẽ tăng lên > 7 mcg/dL (> 193 nmol/L) hoặc tới >20 mcg/dL (> 552 nmol/L). Cảnh cáo: Thử nghiệm này nguy hiểm ở những bệnh nhân bị suy tuyến yên nghiêm trọng hoặc bệnh đái tháo đường và ở những người lớn tuổi và được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành hoặc động kinh.Chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần phải có mặt trong quá trình làm nghiệm pháp. Thông thường, chỉ có ra mồ hôi, nhịp tim nhanh và hồi hộp thoáng qua. Nếu bệnh nhân phàn nàn về đánh trống ngực, mất ý thức hoặc bị động kinh, nên ngừng ngay nghiệm pháp và tiêm tĩnh mạch 50 mL dung dịch glucose 50%.

Cả nghiệm pháp kích thích bằng ACTH tác dụng ngắn và nghiệm pháp dung nạp insulin đơn thuần sẽ không phân biệt giữa suy tuyến thượng thận nguyên phát (bệnh Addison) và suy thượng thận thứ phát (suy tuyến yên). Các nghiệm pháp làm rõ sự khác biệt này và để đánh giá trục dưới đồi- tuyến yên- thượng thận được mô tả bên dưới mục bệnh Addison Bệnh Addison

Khám tuyến yên ở đâu
.

Xét nghiệm hoóc-môn giải phóng hoóc-môn hướng vỏ thượng thận (CRH) được thực hiện để phân biệt giữa nguyên nhân nguyên phát, thứ phát (tuyến yên) và tam phát (dưới đồi) gây suy thượng thận. CRH 1 mcg/kg được tiêm tĩnh mạch nhanh. Nồng độ ACTH và cortisol huyết thanh được đo tại thời điểm 15 phút trước, sau đó là vào lần khám ban đầu và sau khi tiêm 15, 30, 60, 90 và 120 phút. Tác dụng bất lợi bao gồm cơn đỏ bừng mặt tạm thời, vị kim loại trong miệng và hạ huyết áp nhẹ thoáng qua.

Nồng độ Prolactin được đo theo thường quy. Nồng độ này thường tăng lên đến 5 lần giá trị bình thường khi có một khối u tuyến yên lớn, thậm chí nếu khối u đó không sản sinh ra prolactin. Khối u chèn ép cuống tuyến yên, ngăn chặn dopamine, ức chế quá trình sản sinh và giải phóng prolactin của tuyến yên, đến tuyến yên. Bệnh nhân có tăng prolactin máu như vậy thường có suy giảm chức năng tuyến sinh dục và suy chức năng sinh dục thứ phát.

Đo nồng độ cơ bản của LH và FSH là hữu ích nhất trong việc đánh giá suy tuyến yên ở phụ nữ sau mãn kinh không dùng estrogens ngoại sinh có nồng độ hoóc-môn hướng sinh dục bình thường cao (> 30 mIU/mL [> 30 IU/L]) trong hệ tuần hoàn. Mặc dù nồng độ hoóc-môn hướng sinh dục có xu hướng thấp ở những bệnh nhân khác có suy tuyến yên toàn bộ, nhưng có chồng chéo với phạm vi bình thường. Nồng độ của cả hai hoóc-môn sẽ tăng lên khi có đáp ứng với hoóc-môn giải phóng hoóc-môn hướng sinh dục tổng hợp (GnRH) ở mức liều là 100 mcg tiêm tĩnh mạch, với đỉnh LH vào khoảng 30 phút và đỉnh FSH ở khoảng 40 phút sau khi dùng GnRH. Tuy nhiên, đáp ứng bình thường, giảm hoặc không có đáp ứng với GnRH có thể xảy ra trong rối loạn chức năng dưới đồi - tuyến yên. Tăng LH và FSH bình thường khi có thay đổi đáp ứng với GnRH. Việc sử dụng GnRH ngoại sinh không giúp ích gì trong việc phân biệt các tình trạng bệnh lý nguyên phát ở vùng dưới đồi với tình trạng bệnh lý nguyên phát ở tuyến yên.

Mặc dù nghiệm pháp kích thích chức năng tuyến yên hữu ích, nhưng để đánh giá đồng thời nhiều hoóc-môn một cách hiệu quả nhất, vẫn phải thiết lập việc sử dụng các hoóc-môn giải phóng, nếu nghiệm pháp được chọn. Hoóc-môn giải phóng hoóc-môn tăng trưởng (1 mcg/kg), CRH (1 mcg/kg), TRH (200 mcg) và GnRH (100 mcg) được cho dùng đồng thời theo đường tĩnh mạch trong khoảng từ 15 đến 30 giây. Glucose, cortisol, GH, TSH, prolactin, LH, FSH và ACTH được đo theo các khoảng thời gian thường xuyên trong 180 phút tiếp theo. Đáp ứng bình thường tương tự như những đáp ứng đã được mô tả trước đó cho từng nghiệm pháp riêng lẻ.