Kế hoạch xử lý vi phạm về karaoke

Ngày 18-9, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết thực hiện kế hoạch của Giám đốc Công an tỉnh về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy [PCCC] trong lĩnh vực kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường, lực lượng công an đã đồng loạt ra quân và phát hiện hàng loạt cơ sở kinh doanh karaoke vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.

Công an TP Thanh Hóa kiểm tra một cơ sở kinh doanh karaoke trên địa

Cụ thể, từ ngày 15-8 đến ngày 11-9, Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Thanh Hóa và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đã tổ chức tổng kiểm tra công tác đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC và cứu nạn cứu hộ đối với 276 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản và đề xuất xử lý vi phạm hành chính đối với 107 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, phạt tiền hơn 342 triệu đồng, trong đó, có 11 cơ sở bị đề xuất tạm đình chỉ hoạt động, 8 cơ sở bị kiến nghị dừng hoạt động.

Các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar thường vi phạm ở các lỗi như: chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đã đi vào hoạt động; không đảm bảo 2 lối thoát nạn theo quy định; khi tiến hành cải tạo không trình hồ sơ thẩm duyệt về PCCC; chưa trang bị phương tiện PCCC đầy đủ theo quy định...

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, đợt tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaokem quán bar, vũ trường sẽ tiến hành đến ngày 30-9.

Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020

[Trích Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 17  tháng 6  năm 2008 của UBND tỉnh]

1. Mục tiêu:

a] Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật làm phong phú các hoạt động văn hóa, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động.

b] Đưa hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường đi vào ổn định, nề nếp đảm bảo thực hiện đúng các qui định của pháp luật và tiến đến xây dựng, tổ chức các cơ sở kinh doanh có chất lượng cao cả về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và nội dung hoạt động lành mạnh, văn minh, tiến bộ, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển đồng thời, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế. Loại bỏ dần các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, cơ sở vật chất cũ kỹ, lạc hậu, không đảm bảo chất lượng phục vụ hoạt động văn hóa theo quy định hiện hành.

c] Xây dựng và nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành qui định của pháp luật, đặc biệt là đối với loại hình kinh doanh có tính chất đặc thù trên lĩnh vực văn hóa góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong hoạt động văn hóa.

d] Tạo thuận lợi cho công tác quản lý của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và nâng cao vai trò giám sát của xã hội đối với loại hình hoạt động văn hóa mang tính đặc thù.

2. Nguyên tắc:

a] Quy hoạch căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về kinh doanh karaoke, vũ trường và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

b] Hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Pháp luật hiện hành và phù hợp với Quy hoạch này.

c] Xây dựng lộ trình phát triển karaoke, vũ trường phù hợp với các giai đoạn 2008 - 2010 và 2010 - 2020 trên quan điểm &ldquophát triển phải đi đôi với quản lý tốt&rdquo.

3. Nhiệm vụ:

a] Soát xét lại toàn bộ các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh để đưa vào quy hoạch phù hợp với các quy định hiện hành của Pháp luật.

b] Sắp xếp lại các cơ sở karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương trong tình hình hiện nay đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.

c] Dự kiến phát triển số cơ sở kinh doanh karaoke và vũ trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

4. Số lượng:

a] Giai đoạn 2008-2010:

+ Về karaoke: Tổng số điểm được phép hoạt động kinh doanh là: 468 [bốn trăm sáu mươi tám], trong đó:

- Số điểm đủ điều kiện được gia hạn giấy phép kinh doanh: 220 [hai trăm hai mươi].

- Số điểm đã có giấy phép nhưng không đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành phải di dời hoặc cải tạo, nâng cấp để được tiếp tục hoạt động kinh doanh: 48 [bốn mươi tám].

- Số điểm karaoke được cấp mới: 200 [hai trăm].

+ Về vũ trường: Tổng số điểm được phép hoạt động kinh doanh: 25 [hai mươi lăm], trong đó:

- Số vũ trường hiện nay đủ điều kiện, được cấp giấy chứng nhận kinh doanh: 0.

- Số vũ trường không đảm bảo điều kiện theo qui định, phải di dời đến địa điểm mới: 03 [ba].

- Số vũ trường được cấp mới: 22 [hai mươi hai].

b] Giai đoạn 2010-2020:

+ Về karaoke: Tổng số điểm được phép hoạt động kinh doanh là: 818 [tám trăm mười tám], trong đó cấp mới là 350 [ba trăm năm mươi].

+ Về vũ trường : Tổng số điểm được phép hoạt động kinh doanh: 51 [năm mươi mốt], trong đó, được cấp mới là 26 [hai mươi sau].

5. Giải pháp:

a] Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, pháp luật của nhà nước trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và các văn bản pháp luật có liên quan để người dân nắm rõ và chấp hành tốt các qui định của pháp luật.

b] Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở trong việc quản lý các hoạt động văn hóa công cộng tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm.

c] Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong việc giám sát, đấu tranh phòng ngừa các hoạt động lợi dụng cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa để tổ chức các hoạt động không lành mạnh làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

e] Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho các cơ sở trong hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cấp xã để tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân và phục vụ khách tham quan du lịch.

f] Thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, khuyến khích và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để xây dựng các công trình văn hóa, phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa phong phú, đa dạng, chất lượng cao, loại bỏ dần các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa không đảm bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ kiên quyết loại bỏ các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa không lành mạnh và các cơ sở không đảm bảo an ninh, trật tự&hellip

6. Tổ chức thực hiện:

a] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế, các ngành liên quan rà soát và thực hiện việc đổi, gia hạn giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường theo đúng qui định của pháp luật hiện hành phân kỳ số lượng cấp mới giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường hằng năm theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Hướng dẫn việc thực hiện Qui hoạch karaoke, vũ trường đã được phê duyệt và tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường theo quy định hiện hành.

b] Ủy ban Nhân dân thành phố Huế và các huyện có trách nhiệm:

 Căn cứ qui hoạch đã được phê duyệt, phân bố các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng, Ủy ban Nhân dân các xã, phường thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường theo quy định của pháp luật hiện hành và theo quy hoạch đã được phê duyệt.

c] Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, các huyện và các cơ quan liên quan thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh không đảm bảo điều kiện theo qui định hiện hành.

Chủ Đề