Hướng dẫn tinh chỉnh bút đo ph cho hồ tép

pH là một trong những thông số nước quan trọng nhất đối với quá trình nuôi và sinh sản của tép. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của đàn tép cảnh.

Nhiệt độ - PH - GH – KH là bốn chỉ số môi trường quan trọng nhất đối với quá trình nuôi và sinh sản của tép. Bốn yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của đàn tép cảnh.

Trong bài viết này, Tép xinh sẽ đi sâu về chỉ số PH. PH là gì, PH ảnh hưởng đến tép như thế nào – Những yếu tố nào tác động đến sự biến động của PH, PH bao nhiêu thì phù hợp với bể của bạn…. Những câu hỏi này sẽ được Tép xinh trả lời một cách ngắn gọn và súc tích nhất.

Cùng bắt đầu nào !

PH LÀ GÌ

pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô [H+] trong dung dịch.

Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Trường hợp lượng hydro [H+] cân bằng với lượng hydroxit [OH-] thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7.

Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.

ĐỘ PH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÉP NHƯ THẾ NÀO?

Như đã nói phần đầu, Độ PH tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của đàn tép cảnh.

Trước tiên, cũng xem lại các thông số tối ưu cho một số loại tép cảnh thông dụng:

1. PH tác động trực tiếp đến thể trạng con tép

- PH không ổn định, có sự thay đổi tăng giảm liên tục có thể khiến tép bị stress, suy yếu và bỏ ăn.

- Độ pH cao hoặc thấp hơn mức tối ưu trong trong thời gian dài sẽ làm đàn tép chậm lớn, còi cọc. tép không có dấu hiệu lột vỏ và số lượng suy giảm dần. Tép xả trứng liên tục, tép con còi cọc đi kèm tỷ lệ chết cao.

- PH quá thấp, tép sẽ có các dấu hiệu rõ rệt về thể trạng như Bơi lội bất thường, Vỏ rất mỏng có thể nhìn thấu được nội tạng, sứ vụn vỡ chuyển màu bất thường. Điều này là do vỏ của tép được cấu tạo bởi canxi cacbonat phản ứng với axit.

2. PH tác động gián tiếp thông qua ảnh hưởng đến môi trường sống của tép

Mọi nghiên cứu đều chỉ ra rằng, vi sinh vật có lợi trong bể tép đều hoạt động mạnh mẽ hơn khi bể có PH cao hơn bể PH thấp. Bởi vậy ,PH quá thấp sẽ dễ phát sinh khuẩn bệnh hại, ức chế khuẩn lợi phát triển, làm bể thường xuyên bị hiện tượng tép chết lai rai.

Điều ngược lại, PH quá cao cũng không hề tốt. Bởi khi PH cao, nó sinh ra phản ứng dây chuyền kích thích độc tố, cụ thể nồng độ ammoniac sẽ tặng mạnh khi PH tăng cao. độc tính của amoniac ở độ pH 8 nghiêm trọng hơn gấp 10 lần so với ở độ pH 7. Nó gây độc trực tiếp cho các loại thủy sinh và khiến cho đàn tép ra đi chỉ trong vài phút.

Bạn có thể đọc thêm bài viết: BỂ PH THẤP VÀ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG ĐỘ PH TRONG BỂ TÉP

Nguồn: Internet

Yếu tố tiên quyết để có được một bể tép khỏe mạnh là PH bể phải ổn định. Độ dao động của pH tối đa không nên vượt quá 0,5 .

Giải thích cho vấn đề này ta cần hiểu đơn giản là mỗi giá trị pH có tính axit gấp 10 lần giá trị liền kề tiếp theo. Ví dụ: pH 7 có tính kiềm gấp 10 lần so với pH 6 và 100 lần [10 x 10] kiềm hơn pH 5. Việc biến động quá lớn như vậy chính gây căng thẳng cho tép của bạn.

Có một số quá trình sinh học chịu trách nhiệm làm giảm hoặc tăng độ pH trong bể nuôi tép mọi lúc. Ví dụ:

1. Chu trình nitơ

Đây là một quá trình sinh hóa quan trọng, chịu trách nhiệm cho quá trình oxy hóa và giải độc amoniac thành nitrit và nitrit thành nitrat. Quá trình này tạo ra sự giải phóng 2 proton tự do và vì nó diễn ra 24/7 với số lượng cao nên nó có trách nhiệm làm giảm độ pH.

2. Quang hợp

Một số nghiên cứu của các chuyển gia cho thấy giá trị pH trong bể thủy sinh thường thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất vào buổi chiều.

Để giải thích cho vấn đề này, chúng ta cần nhìn vào quá trình quang hợp. Quang hợp diễn ra vào ban ngày khi thực vật hấp thụ CO2 trong nước, do đó dẫn đến việc tiêu thụ các ion Hydro [OH-]. Đây là lý do tại sao độ pH của bể thủy sinh trồng cây sẽ nhẹ nhàng tăng lên suốt cả ngày. Vào ban đêm, thực vật nhả ra CO2. Kết quả là, độ pH của bạn càng thấp.

Bởi vậy, việc duy trì một lượng quá lớn bèo, hay cây thủy sinh trong bể cũng k phải là quá tốt với tép cảnh. Nó sinh ra việc chênh lệch PH lớn giữa ngày và đêm. Lợi bất cập hại. Chỉ nên duy trì lượng thực vật vừa đủ để tối ưu nhất có thể

3. Ảnh hưởng từ bộ đệm của loại nền thủy sinh đang sử dụng

Độ PH của bể chịu ảnh hưởng rất lớn bới bộ đệm trong nền thủy sinh mà bạn đang sử dụng. Nền thủy sinh không chỉ có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho động thực vật mà còn ảnh trưởng trực tiếp tới độ PH trong bể.

Xét về bộ đệm của nền, chỉ số KH là chỉ số cực kỳ quan trọng. Độ pH của bể liên quan trực tiếp đến mức độ cứng cacbonat [kH] trong bể. kH là chất đệm hỗ trợ giữ pH ổn định.

Do đó, nếu bạn đang gặp vấn đề về độ pH hoặc độ pH của bạn giảm thường xuyên, có thể bạn đang có mức kH thấp đến không tồn tại. Đồng thời, kH cao sẽ không cho phép bạn hạ pH xuống khi bạn cần.

Vì vậy, bạn nên xác định mức độ cứng cacbonat [kH] của mình trước.

Ở đây có mâu thuẫn phát sinh, tại sao KH là chất đệm hỗ trợ giữ PH ổn định, tuy nhiên mức KH = 0 lại là lý tưởng với tép ong, KH 4 – 6 lý tưởng với sula.. KH =0 thì PH không ổn định à ? … và tại sao những loại nền vô cũng nổi tiếng cho tép ong như Benibachi, ADA I lại cho chỉ số KH = 0. Mình sẽ có một bài viết chi tiết về vấn đề này sau nhé.

Tóm lại, Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng trong bể nuôi tép độ pH luôn thay đổi. Nhiệm vụ ban đầu của chúng ta là giữ cho nó ổn định trong một phạm vi nhất định để đảm bảo tốt nhất sụ phát triển và sinh trưởng của đàn tép.

PH ĐO NHƯ THẾ NÀO

Hiện trên thị trường có nhiều phường pháp đo khác nhau, tuy nhiên cách đo hiệu quả và chuẩn nhất, tiết kiệm nhất chính là dùng bộ kit đo PH

Một trong những bộ kit đo PH mình cảm thấy sử dụng ổn thỏa nhất là của TMS. Bộ kit đo của Việt Nam với chi phí phải chăng và hiệu quả.

Nguồn: Internet

Ngoài ra, mình đã trải nhiệm nhiều bộ kit của các hãng khác. Một số hãng mình đánh giá cao bao gồm: JPL – API – Tetra – Sera.

Nếu có điều kiện hơn, hãy đầu tư cho mình một cái máy đo PH tốt của hana. Chắc chắn bạn sẽ không hề thấy hối hận.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG/GIẢM PH

Đây là một câu hỏi cực kỳ hay và hóc búa, đòi hỏi sự trải nghiệm và tích lũy kiến thức suốt cả quá trình. Mình sẽ viết một bài chi tiết chia sẻ những gì mình biết trong bài viết khác về PH trong thời gian sớm nhất.

KẾT LUẬN

Qua bài viết đầu này, Tép xinh tin rằng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của PH đối với sự sinh trưởng và phát triển của tép cảnh. Mỗi loại tép khác nhau sẽ có yêu cầu về chỉ số khác nhau. Việc của chúng ra là duy trì thông số nước đáp ứng các yêu cầu và ổn định nhất có thể., điều này sẽ giúp tép của bạn giảm căng thằng và ít nguy cơ bị bệnh hơn rất nhiều.

Chủ Đề