Hướng dẫn tác hại trò chơi điện tử

Xã hội đang ngày một phát triển tiên tiến, công nghệ thông tin điện tử vì thế cũng vì thế mà ra đời theo như máy tính, điện thoại…Trò chơi điện tử là một phần mềm được lập trình trên các thiết bị như thế. Nó vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tai hại đã trở thành vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh.

Tháng 11 năm 2017, báo chí Trung Quốc đã đăng một mẩu tin gây xôn xao toàn dư luận: một học sinh đã đột quỵ trên bàn máy tính vì đã chơi game liên tiếp hai ngày đêm. Có một câu chuyện khác kể rằng, có một cậu nam sinh đã ăn cắp tiền nhà hàng xóm khi họ đi vắng. Khi bị phát hiện, cậu lấy búa đập liên tiếp vào đầu khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ. Rồi còn có biết bao câu chuyện xã hội vi phạm pháp luật chỉ vì thiếu tiền để đi chơi điện tử của học sinh. Chúng ta không thể lường trước hết được hệ lụy và tác hại khôn lường của việc đam mê điện tử quá mức. Trò chơi điện tử thật sự như một con mối gặm nhấm từ từ con người ta. Và thật đáng tiếc rằng nạn nhân của nó không ai khác lại chính là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Tác hại ban đầu của việc chơi điện tử là tiêu tốn thời gian, học sinh không có thời gian làm bài, học bài dẫn đến kết quả học tập sa sút. Học sinh cảm thấy chán học và lại bỏ đi chơi. Chơi điện tử còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Ngồi gần máy tính hay điện thoại quá lâu sẽ làm mắt bị cận thị, người mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, sức khỏe bị tổn hại. Hơn nữa đam mê điện tử còn tiêu tốn tiền bạc của gia đình một cách vô nghĩa. Trò chơi điện tử khiến người chơi bị tiêm nhiễm bởi những bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo.

Những con người đó có thể đánh nhau mọi lúc mọi nơi. Một tác hại nữa của trò chơi điện tử là thay đổi nhân cách con người. Một tâm hồn trong sáng, tốt đẹp có thể bị phá hủy, bóp méo, biến dạng chỉ sau một hồi lâu bởi sức hút của trò chơi điện tử là vô cùng mạnh mẽ. Một học sinh chăm ngoan, học giỏi có thể trở thành một “con nghiện”, một học sinh hư, gây phiền lòng cho bố mẹ, thầy cô. Người chơi điện tử còn kéo theo bao tệ nạn xã hội. Ban đầu chỉ là dối trá, trộm cắp nhưng về sau có cả cướp giật, thậm chí giết người để có tiền chơi điện tử. Tất cả đều do ham muốn nhất thời và sự bồng bột không đáng có.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ham mê trò chơi điện tử. Có thể là do phía gia đình, bố mẹ mải làm ăn công tác nên không mấy khi quan tâm đến con cái. Mọi hành động của con cái đều không được kiểm soát. Một nguyên nhân khác là do những vết thương lòng đã gây ra những suy nghĩ tiêu cực cho bản thân. Họ chán nản, không muốn sống, từ đó bị bạn bè rủ rê lôi kéo, sa ngã vào con đường điện tử. Chúng ta không thể loại bỏ nguyên nhân chủ quan là do người chơi không có tính tự chủ, không làm chủ được suy nghĩ, hành động, ham muốn của bản thân. Mặt khác, xã hội cũng góp một phần không nhỏ vào nguyên nhân dẫn đến ham mê điện tử.

Xã hội chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế mà quên đi lực lượng nòng cốt làm nên sự phát triển của một đất nước chính là các em học sinh. Xã hội chưa tạo ra được các sân chơi bổ ích cho học sinh, không khuyến khích các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, chơi chuyền, nhảy dây…Lợi dụng điều này, các chủ đầu tư nhỏ đã mở ra những quán Internet để phục vụ cho ham muốn giải trí của học sinh.

Có nhiều nguyên nhân và tai hại của việc ham mê trò chơi điện tử như vậy, vậy làm thế nào để khắc phục và ngăn chặn nó. Đây là câu hỏi được đặt ra ở mọi nơi, trở thành vấn đề của toàn xã hội, buộc xã hội phải giải quyết. Bắt đầu từ chính những người chơi. Các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, phải rèn luyện, tu dưỡng, đạo đức, đặt tương lai của bản thân lên trên hết. Khi đã xác định được lí tưởng thì phải lên những mục tiêu rõ ràng, không lãng phí thời gian, sức lực và tiền bạc vào những điều vô bổ.

Quan trọng nhất là phải biết làm chủ bản thân, coi trò chơi điện tử như một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, hạn chế, không bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của bạn bè. Đó là về phía bản thân, còn đối với xã hội cần tuyên truyền, giáo dục cho mọi người thấy được tác hại khôn lường của việc ham mê điện tử quá mức, cần phải hướng các bậc phụ huynh đến việc quan tâm con cái. Gia đình cần thường xuyên quan tâm, kiểm soát sát sao, quản lí giờ giấc học tập của con em mình nhằm tránh xa những đam mê tai hại.

Nhà trường và xã hội cần phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia. Hãy lắng nghe mọi tâm tư, nguyện vọng của học sinh, đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết. Có như thế, vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để và còn giúp đào tạo nhân tài cho đất nước.

Ham mê điện tử, ham muốn nhất thời mà tác hại không lường trước được. Hãy cùng nhau chung tay góp sức để ngăn chặn và đẩy trò chơi điện tử ra xa cuộc sống hiện đại ngày hôm nay. Mỗi chúng ta hãy vì tương lai của bản thân và xã hội, hãy tránh xa đam mê chết người đó.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Đề bài: Em hãy nêu các dẫn chứng về tác hại của internet

Dẫn chứng 1

Thanh niên có thể tìm thấy kho thư viện khổng lồ được sắp xếp hoàn hảo giúp cho việc học hỏi trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Các khoá học mở trên Internet với nội dung và phương pháp học tập tiên tiến luôn chào đón bạn bất cứ lúc nào, ví dụ như trang web Coursera cung cấp hàng ngàn khoá học trực tuyến do các giáo sư hàng đầu của các trường Đại Học uy tín thế giới giảng dạy. Thanh niên cũng có thể tìm được sân chơi bổ ích, lí thú. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin sản phẩm cũng như mua sắm qua Internet cũng rất nhanh chóng. Như vậy, vai trò của Internet với đời sống hiện đại là vô cùng quan trọng và ảnh hướng đến mỗi một con người.

Dẫn chứng2

Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà Internet mang lại,Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người. Nhờ Internet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ mà không mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệ thông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi,… Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên. Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mang tính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện… Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người.

Dẫn chứng3

Internet có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục. Nguồn lợi mà Internet thu về cho mỗi quốc gia là con số khổng lồ. Rất nhiều nước, rất là với những nước phát triển đã ứng dụng Internet thành công để khai thác tiềm lực kinh tế. Ngoài ra có thể kể đến những cá nhân dựa vào Internet sáng chế ra những ứng dụng tiện ích kết nối con người, nổi tiếng toàn thế giới như Google của Larry Page và Sergey Brin, Facebook của Mark Zuckerberg,...

Dẫn chứng4

Không thể phủ nhận vai trò của nó đối với giới trẻ nhưng chúng ta cũng nhìn thẳng vào mặt trái của nó. Internet có thể gây nghiện và sự gây nghiện này giống như rất nhiều loại nghiện khác, khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất và tinh thần. Lạm dụng sử dụng Facebook, trước hết tác động xấu tới sức khỏe, thay vì thời gian tập thể dục, chơi thể thao để giải trí thì nhiều bạn trẻ chọn cách lướt web, ngồi lâu ảnh hưởng tới cột sống, các bệnh về mắt và nhất là bệnh trầm cảm khi hạn chế giao tiếp trực tiếp mà giao tiếp thông qua mạng xã hội, hay còn gọi là “sống ảo”. Đồng thời Internet ảnh hưởng đến trí nhớ của con người. Với tốc độ chia sẻ nhanh, lớn, Internet tạo áp lực lên dư luận gây ra nhiều sự vụ không đáng có.

Dẫn chứng5

Internet đã có những tác động vào đời sống xã hội của nước ta, nó chi phối hoạt động của con người. Tin học dường như cũng đã làm cho chúng ta trở nên năng động hơn, và đồng thời cũng đã nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn. Giúp cho chính chúng ta phát huy được khả năng sáng tạo và thể hiện được bản lĩnh của mình. Thực tế cho thấy được rằng đã từng có rất nhiều các cuộc thi tin học, phần mềm được tổ chức trong và ngoài nước, và có thể thấy được rằng chính điều đặc biệt là các cuộc thi sáng tạo nổi tiếng như rôbôt trong cuộc thi Robocon hay cuộc thi Trí tuệ Việt Nam… dường như cũng đã thu hút rất nhiều gương mặt trẻ tham gia và dành giải cao. Hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta cũng không còn lạ gì với máy vi tính và mạng Internet. Internet dường như cũng đã ra đời đã thu ngắn khoảng cách giữa con người với con người, đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Và dường như cũng không biết từ khi nào, xã hội đã gắn cho tuổi trẻ thời đại công nghệ thông tin là thế hệ @.

Do được sáng tạo trong một môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hoá. Có những kẻ đã lợi dụng Facebook để bôi xấu chế độ, lãnh tụ, bôi nhọ, xúc phạm người khác. Có những kẻ đưa lên đó những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mĩ tục của người Việt. Có những đứa con bất hiếu biến Facebook thành nơi trút giận cả với cha mẹ, nhục mạ cả đấng sinh thành.

Có kẻ đưa lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm như những nữ sinh ăn mặc lố lăng ngồi tạo dáng trên mộ liệt sĩ, ngồi lên mộ tổ,… Vừa qua có nữ sinh lớp 8 ở Quảng Nam đăng tải trên Facebook bài viết “Tuyên ngôn học sinh trường THCS Lí Tự Trọng” kêu gọi bạn bè phải bằng mọi cách, kể cả những biện pháp tiêu cực để có thể “qua” đợt kiểm tra học kì I.

Tệ hại hơn, bài viết còn có những nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến nhà trường, thầy cô giáo, tất nhiên học sinh đó đã bị kỉ luật. Không ít kẻ tung lên Facebook tất cả những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, lăng mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Facebook cũng là một hoạt động giao tiếp. Việc tiếp nhận thông tin cần gắn với ngữ cảnh. Nếu không hiểu ngữ cảnh cụ thể có thể hiểu sai lạc thông tin, và nếu sự sai lạc ấy lại được lan truyền mạnh mẽ thì nhiều khi gây ra hậu quả khó lường. Facebook có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc,… chẳng khác nào những hậu quả như ở Game online, “Cứu Net”,…

Nhiều kẻ đã lợi dụng Facebook để moi tiền những người tốt bụng, cả tin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện,… Facebook có thể làm tan nát một cơ đồ, phá hủy cả cơ nghiệp. Không ít người trở thành nạn nhân của trộm cắp vì chia sẻ nhiều, lộ ra những bí mật cá nhân, thời gian vắng nhà,… Facebook cũng là kẻ phá hoại khi làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chồng li dị vợ vì vợ nghiện Facebook mà không quan tâm đến gia đình.

Dẫn chứng6

Một thực trạng không thể phủ nhận rằng Internet hiện nay đang dần bao phủ cuộc sống con người thế kỷ XXI. Chỉ với một chiếc smartphone hay chiếc laptop trong tay, người ta dễ dàng truy cập Internet. Khắp các ga tàu, trường học, trung tâm thương mại đều được phủ sóng Wifi giúp mọi người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Từ nông thôn đến thành phố, không quá khó để bắt gặp những cửa hàng Internet với vài chục máy tính được nối mạng, những tiệm game cứ mọc lên ngày một dày đặc. Đối tượng khách hàng của những tiệm Net này chủ yếu là học sinh, sinh viên từ cấp THCS, THPT đến các sinh viên cao đẳng, đại học. Thậm chí thời gian phục vụ của các cửa hàng này là 24/24 giờ do nhu cầu cao của khách hàng. Hiện tượng ngồi lì trong quán Net suốt ngày đêm bỗng dưng trở nên phổ biến trong giới trẻ ngày nay, chúng say mê đến mức quên ăn, quên ngủ, thậm chí là quên luôn việc học. Không chỉ là game, giới trẻ ngày nay có rất nhiều trường hợp nghiện mạng xã hội như Facebook, Zalo. Có những người truy cập Facebook như một thói quen không thể bỏ. Những năm trở lại đây, người ta không quá xa lạ với hiện tượng “sống ảo”. Bất kì một hành động, trạng thái nào trong đời sống cũng được giới trẻ chụp ảnh “check-in”, chỉnh sửa và đăng lên Facebook. Những thực trạng đáng buồn trên chứng tỏ giới trẻ ngày nay đang sống quá lệ thuộc và trở thành những “con sâu mạng”.

Dẫn chứng7

Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Các triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Giờ đây, mỗi khi đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác. Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành.

Chủ Đề