Hướng dẫn số 03-hd/tw về một số vấn đề cụ thể thực hiện quy chế bầu cử trong đảng.

2020-05-14T07:30:30-04:00 2020-05-14T07:30:30-04:00 //truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/nhung-diem-moi-trong-huong-dan-so-03-hd-tw-ngay-20-3-2020-ve-mot-so-van-de-cu-the-thuc-hien-quy-che-bau-cu-trong-dang-665.html /home/themes/egov/images/no_image.gif

Trường Chính trị tỉnh Bình Phước //truongchinhtri.edu.vn/home/uploads/logotc108t.png

Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 20/3/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Hướng dẫn số 03-HD/TW nhằm hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng.Trong đó, Hướng dẫn đã cụ thể hóa, chi tiết một số nội dung mới so với Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 06/10/2014.

Một là, đại hội có thể thực hiện việc kiểm phiếu bằng máy vi tính. 
Tuy nhiên, Hướng dẫn cũng nêu rõ: nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp uỷ cấp triệu tập đại hội phải lựa chọn nhân viên kỹ thuật bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, bảo đảm công tác bảo mật, giới thiệu cho đoàn chủ tịch đại hội xem xét, quyết định việc sử dụng. Thống nhất sử dụng phần mềm kiểm phiếu do Quân uỷ Trung ương chỉ đạo sản xuất, bảo đảm tính bảo mật; Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm quản lý, cung cấp.
Hai là, Hướng dẫn cũng đã quy định rõ về trách nhiệm của người đề cử trong việc giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy tại đại hội.
Tại đại hội, người đề cử nhân sự tham gia cấp ủy phải chịu trách nhiệm trước đại hội về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp uỷ của người mà mình đề cử. Sau đại hội, nếu xác minh người được đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng. 
Với nội dung này sẽ nâng cao trách nhiệm của người đề cử trong việc giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy tại đại hội, khắc phục tình trạng đề cử tràn lan, thiếu tính tập trung, không đảm bảo chất lượng, cơ cấu như đã từng xảy ra ở một số đại hội trước đây.
Ba là, về những trường hợp không triệu tập dự đại hội, Hướng dẫn nêu rõ những trường hợp không triệu tập dự đại hội, bao gồm:  Những đảng viên ở đại hội đảng viên, những cấp uỷ viên và những đại biểu ở đại hội đại biểu mà trước thời điểm khai mạc đại hội bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, bị khởi tố bị can, bị truy tố; những đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, thủ tục bầu cử; Những cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã có quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ hưu mà thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm khai mạc đại hội; hoặc chuyển công tác ra ngoài đảng bộ trước thời điểm khai mạc đại hội.
Như vậy, so với Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 06/10/2014 thì Hướng dẫn số 03-HD/TW, ngày 20/3/2020 không đề cập đến “những đảng viên đang bị tạm giam” thuộc trường hợp không triệu tập dự đại hội. Tuy nhiên, căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng thì “những đảng viên đang bị tạm giam” thuộc trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt, do đó, đương nhiên thuộc trường hợp không triệu tập dự đại hội./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Khuyến

Để bám sát và tuân thủ đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, các nghị quyết đại hội Đảng, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của công tác xây dựng Đảng và yêu cầu, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 20/3/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Hướng dẫn số 03-HD/TW về một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 06/10/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong đó, có một số nội dung mới chủ yếu sau:

1. Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh: Khi chuẩn bị nhân sự là cấp ủy viên, đảng viên để giới thiệu ứng cử, bầu vào các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở thì thực hiện theo Điều 13, Quy chế bầu cử trong Đảng và các quy định, hướng dẫn có liên quan.

2. Về số lượng và danh sách đoàn chủ tịch [chủ tịch] đại hội: Cấp ủy triệu tập đại hội dự kiến số lượng và danh sách đoàn chủ tịch [chủ tịch] đại hội, trình đại hội biểu quyết thông qua.

3. Về cơ quan tiếp nhận hồ sơ ứng cử, đề cử của đảng viên: Cấp ủy triệu tập đại hội giao ban tổ chức của cấp ủy tiếp nhận, hướng dẫn đảng viên hoàn thiện thủ tục, hồ sơ ứng cử, đề cử.

4. Về thủ tục hồ sơ ứng cử, đề cử:

- Việc ứng cử, đề cử ở đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở: Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử cấp ủy thì làm đơn ứng cử nộp đảng ủy cơ sở. Đại biểu chính thức của đại hội đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp ủy thì chuẩn bị phiếu đề cử nộp cho đoàn chủ tịch đại hội; phiếu đề cử phải có ý kiến đồng ý của người được đề cử.

- Việc ứng cử, đề cử ở đại hội đảng bộ từ cấp huyện và tương đương trở lên: Đại biểu chính thức ở đại hội ứng cử để bầu vào cấp ủy thì làm đơn ứng cử nộp đoàn chủ tịch đại hội. Đảng viên chính thức không phải đại biểu đại hội nếu ứng cử để bầu cấp ủy thì thì nộp đơn ứng cử cho cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc đại hội.

- Nếu việc ứng cử, đề cử được tiến hành ở các đoàn đại biểu thì trưởng đoàn đại biểu tổng hợp danh sách ứng cử, được đề cử nộp đoàn chủ tịch đại hội.

- Việc ứng cử, đề cử cấp ủy viên từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương thực hiện theo Điều 13, Quy chế bầu cử trong Đảng.

5. Về trách nhiệm của người đề cử nhân sự tham gia cấp ủy tại đại hội: Người đề cử nhân sự tham gia cấp ủy tại đại hội phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện của người mình đề cử. Sau đại hội, nếu xác minh người mình đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tùy theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

6. Việc cho rút và không cho rút khỏi danh sách bầu cử:

 Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử tại đại hội và những người xin rút khỏi danh sách bầu cử; đề xuất cho rút khỏi danh sách bầu cử những người vi phạm Điều 13, Quy chế bầu cử trong Đảng, những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định bằng hình thức bỏ phiếu hoặc giơ tay.

7. Việc lấy phiếu xin ý kiến đối với những người ứng cử, được đề cử tại đại hội:

Đoàn chủ tịch lập tổ giúp việc kiểm phiếu xin ý kiến là những thành viên đoàn thư ký. Trường hợp cần thiết có thể chọn một số đại biểu chính thức [ở đại hội đại biểu] hoặc một số đảng viên chính thức [ở đại hội đảng viên] không có tên trong danh sách ứng cử, đề cử tham gia tổ giúp việc kiểm phiếu.

8. Về số dư và danh sách bầu cử:

- Trường hợp cần bầu 01 người thì danh sách bầu cử là 02 người. Trong trường hợp này thì cấp ủy triệu tập đại hội chỉ nên chuẩn bị và giới thiệu 01 người. Trường hợp cấp ủy giới thiệu 01 người và tại đại hội không có người ứng cử, được đề cử thêm thì đoàn chủ tịch xin ý kiến đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử là 01 người.

- Trường hợp cấp ủy giới thiệu 01 người và tại đại hội có người ứng cử, được đề cử thêm vượt quá 02 người thì đoàn chủ tịch lấy phiếu xin ý kiến đại hội về những người ứng cử, được đề cử thêm tại đại hội để lựa chọn nhân sự lập danh sách bầu cử tối đa là 02 người.

- Việc bầu ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện có số dư như bầu cấp ủy.

9. Về lấy phiếu giới thiệu bí thư cấp ủy:

Sau khi đại hội bầu được cấp ủy khóa mới, Đoàn chủ tịch đại hội chủ trì việc lấy phiếu giới thiệu của đại hội đối với nhân sự bí thư cấp ủy trong số các đồng chí vừa trúng cử cấp ủy viên. Ban kiểm phiếu của đại hội tổ chức kiểm phiếu, báo cáo kết quả với Đoàn chủ tịch đại hội và cấp ủy cấp trên; bàn giao biên bản kiểm phiếu, phiếu giới thiệu cho cấp ủy khóa mới để công bố kết quả giới thiệu của đại hội về nhân sự bí thư tại phiên họp đầu tiên của cấp ủy khóa mới và thực hiện quy trình bầu bí thư theo quy định. Nếu kết quả giới thiệu của Đại hội khác với phương án nhân sự được duyệt thì báo cáo cấp ủy cấp trên cho ý kiến chỉ đạo trước khi bầu bí thư cấp ủy. Đối với những nơi trực tiếp bầu bí thư cấp ủy tại đại hội thì thực hiện theo Hướng dẫn số 34-HD/BTCTW, ngày 08/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương.

10. Những trường hợp không triệu tập dự đại hội và việc thay thế đại biểu:

- Những trường hợp không triệu tập dự đại hội gồm: những đảng viên ở đại hội đảng viên, những cấp ủy viên và đại biểu ở đại hội đại biểu mà trước thời điểm đại hội bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, bị khởi tố bị can, bị truy tố; những đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, thủ tục bầu cử. Những cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã có quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ hưu mà thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm khai mạc đại hội; hoặc đã chuyển công tác ra ngoài đảng bộ trước thời điểm khai mạc đại hội.

- Về việc thay thế đại biểu: Đại biểu chính thức do đại hội cấp dưới bầu mà không thể tham dự suốt thời gian đại hội thì cấp ủy cử đại biểu dự khuyết thay thế. Những đại biểu đã chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài đảng bộ [cấp triệu tập đại hội] thì tổ chức đảng nơi đó được cử đại biểu dự khuyết thay thế. Nếu không có đại biểu dự khuyết thay thế, nếu có điều kiện thì bầu bổ sung đại biểu. Đại biểu chính thức vắng mặt những ngày đầu đại hội, đã có đại biểu dự khuyết thay thế, nhưng thời gian cuối đại hội có điều kiện tham dự đại hội, nếu được Đoàn chủ tịch đại hội đồng ý thì mời dự theo tư cách đại biểu mời./.

Quốc Hùng

Chủ Đề