Hướng dẫn ra đề kiểm tra theo thông tư 22 năm 2024

Đề kiểm tra luôn là một vấn đề gây nhiều băn khoăn, tranh cãi không chỉ đối với những cô cậu học trò đang cắp sách đến trường mà còn là nổi lo của nhiều bậc phụ huynh. Mặc dù vậy, hướng ra đề kiểm tra cũng được pháp luật quy định cụ thể. Điển hình, Hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22. Vậy hướng ra đề được quy định như thế nào?

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22 để cùng giải đáp các thắc mắc.

Xem thêm: Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT

1. Hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22.

*Mục đích, yêu cầu

Đề KTĐK phù hợp Chuẩn KT-KN và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức đã học

- Mức 2: Hiểu kiến thức, KN đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân

- Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, KN đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống

- Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

*Mô tả đánh giá các mức độ nhận thức

- Mức độ 1: [Nhận biết] được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được hoặc có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lý thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức

- Mức độ 2: [Thông hiểu] được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu. HS hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết.

- Mức độ 3: Biết vận dụng kiến thức KN đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

- Mức độ 4: Là vận dụng kiến thức KN đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới.

*Quy trình ra đề kiểm tra

Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm [đáp án] và thang điểm

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

*Quy trình thẩm định đề

Quy trình thẩm định đề kiểm tra: thẩm định ma trận đề; đối chiếu bộ đề với bảng ma trận; đối chiếu đề với hướng dẫn chấm; dự trù cách phản biện đề; góp ý chỉnh sửa bộ đề, phản biện đề.

*Các dạng câu trắc nghiệm

- Dạng nhiều lựa chọn

- Dạng có/không; đúng/sai

- Đối chiếu cặp đôi

- Điền khuyết

- Câu hỏi ngắn

- Câu hỏi bằng hĩnh vẽ

- Điền đáp án.

Xem thêm: Danh hiệu khen thưởng học sinh theo Thông tư 22 mới nhất

2. Định hướng ra đề của các môn

*Môn Tiếng Việt

- Lớp 1:

Bài đọc hiểu: 10 điểm, gồm:

+ Đọc thành tiếng các bài đọc đã học và TLCH kèm theo [4 điểm]

+ Đọc – hiểu văn bản: Tìm một văn bản ngoài SGK có độ dài khoảng 40 - 60 chữ, yêu cầu HS đọc và hoàn thành 4 – 5 bài tập phía dưới xoay quanh văn bản, đảm bảo: Có 1 câu mức 4 tự luận, các câu còn lại trắc nghiệm theo 3 mức còn lại. [6 điểm, trong 15 phút]

Bài viết: 10 điểm, gồm:

+ Nghe viết một đoạn khoảng 20-25 chữ trong 15 phút [ 6 điểm]

+ Làm 3 bài tập kiến thức: 1 bài điền vần, 1 bài luật chính tả và 1 bài tìm tiếng chứa vần đã học [4 điểm].

- Lớp 2, 3:

Bài đọc hiểu: 10 điểm, gồm:

+ Đọc thành tiếng các bài đọc đã học và TLCH kèm theo [4 điểm]

+ Đọc – hiểu văn bản: Tìm một văn bản ngoài SGK có độ dài khoảng 180 - 200 chữ, yêu cầu HS đọc và hoàn thành 8 bài tập phía dưới xoay quanh văn bản, đảm bảo: Có 5 câu TN, 3 câu TL theo 4 mức độ [40% M1; 30%M2; 20%M3; 10%M4]; 5 câu hiểu văn bản, 3 câu kiến thức TV khác. [6 điểm, trong 35 phút]

Bài viết: 10 điểm, trong thời gian 40 phút, gồm:

+ Nghe viết một đoạn văn theo Chuẩn tiết chính tả chữ trong 15 phút [ 4 điểm]

+ TLV: 6 điểm

*Môn Toán

Thời gian làm bài: 40 phút

Cấu trúc đề: 2 phần: +Trắc nghiệm 8 bài [khoảng 40%]

+ Tự luận: 4 bài[khoảng 60%]

Tỷ lệ các mức: 40% M1; 30% M2; 20% M3; 10% M4.

Xem thêm: Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3. Câu hỏi thường gặp

- Ma trận đề là gì?

Ma trận đề là một bảng thông tin 2 chiều, trong đó ghi ra các ràng buộc về kiến thức, kỹ năng câu hỏi và các tham số khác dùng để xác định và đánh giá một đề kiểm tra. Sau đây Hoatieu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng ma trận đề kiểm tra.

- Thi cử là gì?

Thi là để đánh giá quá trình học của học sinh trong từng học kỳ, cả năm hoặc cả một giai đoạn [thi tuyển lớp 10, ĐH, hay tốt nghiệp THPT]. Việc kiểm tra, thi cử còn mang nhiều yếu tố tích cực khác, ví dụ như để giáo viên nắm bắt được mặt bằng kiến thức của học sinh.

- Toán học là gì?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số".

Trên đây là nội dung về Hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22 mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website

Chủ Đề