Hướng dẫn nuôi gà trên sân thượng năm 2024

Nuôi gà trên sân thượng vừa tiết kiệm không gian lại đảm bảo thực phẩm sạch cho gia đình là điều bạn mong muốn? Gà nuôi trên sân thượng cần phải chú ý những gì để hợp vệ sinh? Làm sao để gà phát triển tốt nhất? Cùng Gà chạy bộ tham khảo ngay những kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng được chia sẻ dưới đây.

Danh mục

Gà nuôi ở vườn, trang trại đã quá quen thuộc nhưng nếu gia đình bạn ở thành phố thì điều này thực sự khó khăn. Nhưng nếu bạn muốn nuôi gà thì hoàn toàn có thể, không gian sân thượng là một gợi ý không tồi.

Công việc nuôi gà này cũng không hề dễ dàng. Bạn cần phải biết cách chăm sóc và giữ vệ sinh thật tốt. Nếu bạn đang không biết phải xử lý như thế nào thì cần phải học hỏi những kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng. Thông tin chi tiết được chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết.

Những điều cần chú ý khi nuôi gà trên sân thượng

Muốn gà nuôi trên sân thượng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và không gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của gia đình thì bạn phải chú ý những điều sau:

Xây dựng chuồng trại thích hợp

Chuồng trại luôn được nhắc đến đầu tiên khi nói về kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng. Muốn nuôi gà tại khu vực này, bạn cần phải chuẩn bị chuồng trại hợp lý. Do không gian hẹp lại gắn liền với những hoạt động trong gia đình nên cần đảm bảo gà nuôi không chạy ra ngoài, bay lung tung hoặc nhảy sang nhà hàng xóm.

Chuồng nuôi thích hợp cho gà trên sân thượng là loại chuồng lưới có sàn cao. Khi lắp chuồng, phần dưới sàn nên đổ thêm một lớp cát để chân gà không bị khô và cũng dễ vệ sinh hơn. Chuồng nuôi nên đặt ở hướng hạn chế gió thổi để mùi hôi của gà không bị phát tán.

Chú ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên

Gà là gia cầm ăn tạp, lượng thức ăn mỗi ngày của chúng khá lớn và vì thế lượng phân thải ra cũng rất nhiều. Nếu không chú ý vệ sinh thì sẽ rất dễ gây mùi khó chịu. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của bạn và thậm chí cả nhà hàng xóm.

Hãy luôn dọn phân gà thường xuyên cũng là để bảo vệ môi trường sống, ngăn chặn dịch bệnh cho gà có thể phát sinh. Kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng này bạn cần phải nhớ kĩ.

Dùng men xử lý mùi hôi chuồng gà

Bạn và những người trong gia đình chắc chắn sẽ không muốn những mùi lạ, hôi của gà gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình đúng không nào. Bởi vậy, để ngăn chặn nó thì phải cần sử dụng đến các men khử mùi để giữ vệ sinh chuồng nuôi, khử mùi hiệu quả.

Khi mua men vi sinh về để khử mùi cho chuồng nuôi, bạn nên rắc trực tiếp vào chuồng.

Trồng cây xanh bên cạnh chuồng gà

Bạn nên dành một không gian nhỏ để trồng thêm vài luống rau hay đặt các chậu canh cảnh bên cạnh chuồng gà. Điều này có lợi tốt cho việc chăn nuôi vì nhờ có cây quang hợp mà lượng khí sạch sẽ thoát ra, đồng thời làm giảm mùi hôi của gà.

Bên cạnh đó, phân gà bạn có thể tận dụng để làm phân bón cho cây trồng. Vừa tốt lại tiết kiệm chi phí. Kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng này cũng không thể bỏ qua, giúp việc nuôi gà được hiệu quả hơn.

Nuôi gà trên sân thượng là một ý tưởng tuyệt vời giúp bạn có được thực phẩm sạch cho gia đình. Hi vọng những Tận dụng 25 mét vuông sân thượng, chị Dịu đã nhờ chồng làm cho mấy chiếc lồng gà rồi ra chợ đầu mối mua gà giống về nuôi. Chỉ trong vài tháng, chị đã có trứng, thịt gà sạch cho gia đình ăn

  • Gia đình 7 người trồng rau quả, nuôi gà sạch, sống yên bình ở ngoại ô
  • Vợ chồng trẻ thu nhập 10 triệu/tháng, sống giữa Hà Nội nhưng chỉ tiêu 3,8 triệu cho gia đình 4 người
  • Chuyên gia trong lĩnh vực nhà vườn tại Hà Nội chia sẻ cách trồng rau đúng cách, đảm bảo nhà phố thoải mái rau sạch cho cả gia đình

Là một nhân viên văn phòng, ngoài giờ làm việc ở cơ quan, chị Dịu [quận Hoàng Mai, Hà Nội] luôn tận dụng tối đa thời gian còn lại để chăm sóc tổ ấm.

Đặc biệt với sân thượng rộng 25m vuông của gia đình, chị không để trống mà khéo léo đặt vào đó mấy chuồng gà, lồng chim để lấy trứng gà, thịt làm thực phẩm hàng ngày cho 5 thành viên trong gia đình.

Nhờ vậy mà mấy năm nay, Tết nguyên Đán vợ chồng chị không phải mua gà ngoài chợ vì trên mái nhà lúc nào cũng có ít nhất chục con gà thịt. Thậm chí gia đình ăn không hết còn mang biếu người thân.

Chị Dịu kể: 'Vợ chồng mình đều xuất thân tỉnh lẻ, sau cưới hai vợ chồng trụ lại thành phố làm việc, cày bảy tích cóp mãi mới đủ tiền mua mảnh đất xây nhà. Diện tích đất rộng chưa đầy 40m vuông, chỉ đủ xây nhà nên mình đã tận dụng diện tích sân thượng để nuôi gà, nuôi chim lấy trứng thịt cho các con ăn'.

Chị Dịu rất đảm đang, chăm sóc tổ ấm gia đình.

Vì đều xuất thân nhà nông, vợ chồng chị Dịu thích chăn nuôi, trồng trọt nên sau mỗi giờ làm, vợ chồng chị lại dành thời gian lên sân thượng chăm sóc đàn gà, đàn chim cũng coi như 1 thú vui, giảm stress công việc.

Sân thượng nhà chị nhỏ, chị nhờ chồng làm cho chiếc lồng gà diện tích 7m vuông, chia làm 2 tầng. Mỗi tầng chia ra 3 lồng nhỏ đủ thả khoảng 3, 4 con. Diện tích các lồng cũng được thiết kế kích thước lớn, nhỏ khác nhau để tiện việc chia lứa và tách gà khi chúng bị bệnh.

Nói chung vì xác định nuôi phục vụ nhu cầu của gia đình nên chị không tham nuôi nhiều. Mỗi lứa chỉ khoảng 14, 16 con, cứ xoay vòng, gối nhau.

Gà chị Dịu nuôi trên sân thượng.

Ngoài ra, chị cũng nuôi thêm chim bồ câu để thi thoảng có thịt chim cho các con đổi bữa. Mỗi dịp về quê thăm người thân, chị lại tiện thể mua vài tải ngô, thóc lên cho gà, chim ăn dần. Mua như thế vừa rẻ mà ngô thóc quê sạch, đảm bảo chất lượng.

Gà chị nuôi trên sân thượng.

Không chỉ nuôi gà, nuôi chim, chị Dịu còn tự trồng rau sạch, tận dụng chính nguồn phân chim, gà thải ra hàng ngày làm phân bón cho rau.

Vườn rau xanh tốt chị Dịu trồng phía sau nhà.

'Ban đầu mình định dùng thùng xốp để trồng rau trên sân thượng luôn nhưng diện tích nhà mình chật quá. Tiện đằng sau nhà mình có cánh đồng rau, nhiều mảnh đất người ta không dùng tới, vậy là mình tìm đến thuê lại 1 mảnh gần 20m với giá 200 nghìn/tháng, làm thành 3 luống đất trồng các loại rau theo mùa. Lượng phân chim, phân gà, trấu lót hàng tuần mình dọn từ chuồng gà mình sẽ mang làm phân bón đất như thế tiết kiệm kinh tế mà rau lại xanh non'.

Có sẵn rau trong vườn, ăn bữa nào chị Dịu hái bữa đó nên rau rất ngọt, mềm.

Chị Dịu chia sẻ, từ ngày nuôi gà, chim và tự trồng rau, hàng tháng khoản chi tiêu cho thực phẩm của gia đình chị tiết kiệm được khá nhiều mà lại an toàn, đảm bảo sạch: 'Cuối tuần muốn đổi món cho cả nhà, mình lại chạy lên tầng bắt con gà xuống thịt. Hôm luộc, hôm quay, không thì kho, rán tụi trẻ nhà mình đều thích. Thi thoảng có chim bồ câu non, mình lại mang quay cho các con, hoặc nấu cháo cả nhà ăn sáng rất thơm và nhiều chất bổ.

Cuối tuần có thời gian chị Dịu lại đổi món cho gia đình.

Đặc biệt trứng gà lúc nào cũng có sẵn, rau thì ăn bữa nào hái bữa đó rất tươi ngon. Thậm chí nhiều khi ăn không hết mình còn mang bán lại cho đồng nghiệp cùng công ty. Mỗi lứa rau mình cũng kiếm thêm được vài trăm để mua thức ăn khác.

Rau gia đình ăn không hết, chị Dịu mang bán lại cho đồng nghiệp.

Tính ra một tháng mình chỉ đi chợ khoảng 2, 3 lần mua ít đồ hải sản như tôm cua, cá và ít đồ khô bỏ tủ ăn dần. Mình thường tranh thủ cuối tuần dậy sớm ra chợ đầu mối mua, thực phẩm sẵn, giá lại rẻ hơn khá nhiều. Một tháng mình mua thêm khoảng 1.5 triệu tiền thức ăn bên ngoài nữa là đủ', chị Dịu vui vẻ kể.

Theo ICTVietnam

Khi mua căn hộ để ở hoặc kinh doanh, nhiều gia đình trẻ thường sợ nợ nần mà lựa chọn căn giá rẻ, phù hợp với tình hình tài chính hiện có. Tuy nhiên, lời khuyên là đừng sợ nợ nần, bạn sẽ hưởng 'quả ngọt'.

Chủ Đề