Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.

X

CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN

Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MIỄN PHÍ ĐỂ

  • Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
  • Khai thác hơn 383.000 văn bản Pháp Luật
  • Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
  • Nhận Email văn bản mới hàng tuần
  • Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
  • Được hỗ trợ tra cứu trực tuyến
  • Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
  • Tra cứu Mẫu hợp đồng, Bảng giá đất
  • Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
  • ... và nhiều Tiện ích quan trọng khác
Họ và tên:
Tên Thành Viên:
Mật khẩu:
E-mail:
Điện thoại di động:Vui lòng nhập thêm số điện thoại để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt hơn
Thỏa Ước Dịch Vụ:Tôi đã đọc và đồng ý
Bạn đã là thành viên thì đăng nhập để sử dụng tiện ích
Tên Thành Viên:
Mật khẩu:
Đăng nhập bằng Google
Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
Số hiệu:5969/BGDĐT-GDMNLoại văn bản:Công văn
Nơi ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoNgười ký:Ngô Thị Minh
Ngày ban hành:20/12/2021Ngày hiệu lực:Đã biết
Tình trạng:Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5969/BGDĐT-GDMN
V/v bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở GDMN

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo[1]

Trong thời gian qua, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trẻ em mầm non ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tạm dừng đến trường, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển toàn diện của trẻ em; cha mẹ trẻ em không thể tham gia lao động, sản xuất vì phải dành thời gian chăm sóc trẻ em tại nhà, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể[2]. Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường an toàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) thực hiện một số nội dung sau:

1. Căn cứ hướng dẫn tại công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ GDĐT về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục và các văn bản hướng dẫn của ngành Y tế, các cơ sở GDMN đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể: xác định đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện vệ sinh trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị.. .phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở GDMN, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch COVID-19 chủ động báo cáo cấp quản lý giáo dục để trẻ em trở lại trường học. Phối hợp với Y tế địa phương xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19, xử lý khi có trẻ em, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ của trẻ em là F0 bảo đảm theo quy định.

2. Các cơ sở GDMN điều chỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN theo hướng dẫn của Bộ GDĐT[3]. Đồng thời, căn cứ nội dung tại Phụ lục kèm theo Công văn này điều chỉnh kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, chơi và học theo chế độ sinh hoạt cho trẻ em, phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương, an toàn về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

3. Phối hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, y tế, chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn khi đón trẻ quay trở lại trường và truyền thông về sự cần thiết, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đưa trẻ em đến trường để được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện theo luật định và bảo đảm Quyền trẻ em; phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ em, y tế địa phương nắm bắt, có phương án xử lý kịp thời khi có tình huống diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt trong trường hợp trẻ em có biểu hiện mắc COVID-19. Trước khi đưa trẻ em trở lại cơ sở GDMN, gia đình phải cam kết với nhà trường về việc thực hiện nghiêm túc các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19 vì sự an toàn của trẻ em.

4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, xử lý kịp thời, bảo đảm các cơ sở GDMN an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến kéo dài và phức tạp.

Bộ GDĐT đề nghị sở GDĐT các tỉnh/thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Mầm non) để được hướng dẫn kịp thời./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh/thành phố (để p/h chỉ đạo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp);
- Lưu: VT, Vụ GDMN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Ngô Thị Minh

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 KHI TỔ CHỨC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM TẠI CƠ SỞ GDMN
(Kèm theo Công văn số 5969/BGDĐT-GDMN ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ GDĐT)

TT

Nội dung

I. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

1

Thực hiện khai báo y tế hằng ngày theo quy định trước khi vào cơ sở GDMN.

2

Thực hiện 5K theo quy định.

3

Ban/đầu mối chỉ đạo phòng chống COVID-19 của cơ sở GDMN giao ban hằng tuần hoặc giao ban đột xuất khi có sự việc xảy ra, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về phòng chống dịch COVID-19.

4

Giáo viên cập nhật hằng ngày với gia đình trẻ em về lịch sử tiếp xúc của các thành viên trong gia đình mà trẻ em tiếp xúc khi ở nhà.

5

Cán bộ quản lý phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên về quy trình xử lý khi có ca F0 và xử lý trường hợp có sốt, ho, khó, thở .... hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong cơ sở GDMN.

II. Đối với tổ chức hoạt động đón, trả trẻ em

1

Bố trí người đón, trả trẻ em tại cổng trường hoặc các khu vực phù hợp với cơ sở GDMN, hạn chế người ra vào trường; hạn chế tiếp xúc giữa trẻ em các nhóm, lớp với nhau. Thực hiện giãn cách đúng quy định khi giao, nhận trẻ. Phân luồng đón trẻ phù hợp điều kiện cơ sở GDMN.

2

Đo thân nhiệt cho trẻ em và cha mẹ/người đưa, đón trẻ em trước khi vào trường hằng ngày.

3

Không đón, nhận trẻ em có biểu hiện sốt, ho... đồng thời hướng dẫn cha mẹ của trẻ chủ động đưa trẻ em đến cơ sở y tế, để được khám, tư vấn, điều trị.

4

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và cha mẹ trẻ em khi đưa, đón trẻ em tại cơ sở GDMN chủ động thực hiện khai báo y tế hằng ngày.

5

Cha mẹ/người đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc trong gia đình trẻ có thành viên là F0 thì không được đưa, đón trẻ em đến trường.

6

Hướng dẫn trẻ em rửa tay hoặc rửa tay cho trẻ em bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vào trường, lớp, khi ra về, khi tay bấn và khi cần thiết.

III. Đối với tổ chức hoạt động ăn, ngủ cho trẻ em

1

Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Công văn số 964/ATTP-NĐTT ngày 23/4/2020 của Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID-19 đối với bếp ăn cơ sở giáo dục. Chỉ những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định mới được hoạt động.

2

Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay; có thể trang bị thêm dung dịch sát khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm.

3

Có đủ dụng cụ phục vụ ăn uống cho riêng từng trẻ em và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng.

4

Bảo đảm đủ nước uống họp vệ sinh; mỗi trẻ em có một cốc uống nước dùng riêng được vệ sinh sạch sẽ; không dùng chung các đồ dùng cá nhân.

5

Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong túi/hộp kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.

6

Không tổ chức cho trẻ em ăn tập trung tại nhà bếp hoặc nhà ăn. Tổ chức ăn theo nhóm/lớp, hoặc theo suất ăn riêng tùy theo tình hình COVID-19. Khu vực tổ chức ăn uống cho trẻ em bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm an toàn.

7

Hướng dẫn trẻ em rửa tay hoặc rửa tay cho trẻ em trước và sau khi ăn, khi tay bẩn, giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống.

8

Có đồ dùng cá nhân riêng cho từng trẻ em khi ngủ. Bảo đảm giãn cách giữa các trẻ em khi ngủ trên cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, nhóm, lớp.

IV. Đối với hoạt động vệ sinh môi trường và tổ chức hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ em

1. Đối với hoạt động vệ sinh môi trường

1.1

Trang bị hóa chất khử khuẩn để phòng chống dịch theo đúng quy định của cơ quan y tế.

1.2

Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.

1.3

Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt phòng học, khu vệ sinh, phòng chức năng, hành lang... hằng ngày; ưu tiên biện pháp lau rửa đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy... (tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết).

1.4

Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn hằng ngày đối với đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục; hạn chế sử dụng đồ chơi khó vệ sinh, khử khuẩn.

1.5

Tăng cường lưu thông không khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.

2. Đối với tổ chức hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ em

2.1

Có đủ dụng cụ ăn uống cho riêng từng trẻ và dược vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng; không dùng chung các đồ dùng cá nhân với trẻ khác (khăn lau mặt, lau mũi....).

2.2

Giáo viên khuyến khích trẻ em mẫu giáo tự lau mặt, lau miệng và để riêng khăn lau sau khi dùng không để lẫn với khăn của trẻ khác để phòng, chống dịch COVID-19 lây lan.

2.3

Giáo viên hướng dẫn trẻ giãn cách, không tập trung chờ đợi nhau khi rửa tay hoặc vào nhà vệ sinh cùng một lúc.

V. Đối với tổ chức hoạt động cho trẻ em chơi - học

1

Điều chỉnh kế hoạch, lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ em hoạt động bảo đảm giãn cách, hạn chế tiếp xúc gần giữa trẻ em với trẻ em phù hợp với điều kiện của trường, lớp.

2

Tổ chức các hoạt động học thông qua chơi, không gây áp lực cho trẻ em và giáo viên khi trẻ em mới quay trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà phòng, chống dịch COVID-9, khuyến khích sự hào hứng, tạo cảm giác thoải mái giữa trẻ em với trẻ em, trẻ em với giáo viên...

3

Sử dụng tối đa diện tích phòng học, bố trí, tổ chức cho trẻ em chơi theo nhóm ở nhiều vị trí khác nhau trong nhóm, lớp, tránh tập trung số đông trẻ em vào một chỗ chơi.

4

Khuyến khích tổ chức hoạt động cho trẻ em theo nhóm nhỏ, cá nhân; hạn chế tổ chức hoạt động nhóm lớn, tập trung cả lớp.

5

Không tổ chức các hoạt động tập trung cho trẻ em giữa các nhóm, lớp chơi chung với nhau.

6

Chỉ tổ chức hoạt động ngoài trời theo nhóm nhỏ, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở GDMN.

7

Tăng cường giáo dục trẻ em mẫu giáo kỹ năng bảo vệ sức khỏe, như: rửa tay, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, vệ sinh khi ăn, uống, biết ích lợi và ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch COVID-19; nhận biết và phòng, tránh một số nguy cơ không an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19.

8

Không tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện dưới hình thức trực tiếp khi còn diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

[1] Bao gồm: Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu và Ban Phụ nữ Quân đội.

[2] Mục tiêu Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

[3] Công văn số 1268/BGDĐT-GDMN ngày 14/4/2020 về việc hướng dẫn tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non, đáp ứng yêu cầu chương trình GDMN trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19.

Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Công văn 5969/BGDĐT-GDMN năm 2021 về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Công văn 5969/BGDĐT-GDMN ngày 20/12/2021 về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Công văn 5969/BGDĐT-GDMN 2021 phòng chống COVID19 khi tổ chức giáo ...

Chọn văn bản so sánh thay thế:

Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN

Chú thích:

Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.

= Nội dung thay thế tương ứng;

= Không có nội dung thay thế tương ứng;

= Không có nội dung bị thay thế tương ứng;

= Nội dung được sửa đổi, bổ sung.

Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh và cố định bảng so sánh.

Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.

Double click để xem tất cả nội dung không có thay thế tương ứng.

Tắt so sánh [X] để trở về trạng thái rà chuột ban đầu.

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

FILE ATTACHED TO DOCUMENT

Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Địa chỉ:17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại:(028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail:inf
Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
IP: 125.212.217.55
Xin chân thành cảm ơn Thành viênđã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
  1. Hiện tại THƯ VIỆN PHÁP LUẬT phiên bản hoàn toàn mới cung cấp nhiều tiện ích vượt trội:
  2. Tra cứu dễ dàng bởi thanh công cụ tra cúu hoàn toàn mới
  3. Tra cứu toàn bộ Văn bản Gốc;
  4. Tra cứu hơn 280.000 văn bản Pháp Luật;
  5. Ban Thư Ký Luật sẽ Thông báo tóm lược những Văn bản Quý khách cần, qua Email hoặc SMS, ngay khi nó vừa ban hành, hoặc vừa có hiệu lực;
  6. Hỗ Trợ tư vấn Pháp lý sơ bộ miễn phí qua các hình thức: Điện Thoại, email.
  7. Khi áp dụng văn bản, bạn sẽ được biết: Ngày áp dụng của từng văn bản. Tình trạng hiệu lực của từng văn bản.
  8. Đặc biệt hỗ trợ tư vấn pháp lý sơ bộ miễn phí qua 3 hình thức: điện thoại, chat và email bởi bộ phận chuyên viên pháp lý.

TP. HCM, ngày31/05/2021

Thưa Quý khách,

Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020,THƯ VIỆN PHÁP LUẬTđã bậtThông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.

Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ,chắc chắnchúng talại thắng.

Là sản phẩm online,nên250 nhân sự chúng tôivừa làm việc tại trụ sở, vừa làmviệctừ xaqua Internetngay từ đầu tháng 5/2021.

Sứ mệnhcủaTHƯ VIỆN PHÁP LUẬTlà:

sử dụng công nghệcaođể tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,

và kết nối cộng đồngDân Luật Việt Nam,

nhằm:

Giúp công chúngloại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,

và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng mộtxã hội pháp quyền trong tương lai gần;

Chúng tôicam kếtdịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.

TP. HCM, ngày 29/09/2021

Đừng để Rủi Ro Pháp Lý theo sau Covid

Thưa Quý Khách,

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT làm việc tại trụ sở từ 01/10.

Là sản phẩm online, thời gian qua 90% nhân sự làm tại nhà, 10% làm 3 tại chỗ ở trụ sở.

Dù có thế mạnh làm online, nhưng 10% tại trụ sở 90% tại nhà không phải là mô hình phục vụ tốt nhất.

Từ 01/10, TP. HCM làm việc bình thường mới, chúng ta sẽ tăng dần tỷ lệ làm tại trụ sở.

Giúp khách hàng Loại Rủi Ro Pháp Lý và Nắm Cơ Hội Làm Giàu từ chính sách pháp luật mới, là một phần sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu

******

Hướng dẫn một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Xin chân thành cảm ơn Thành viênđã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn