Hướng dẫn học online cho học sinh tiểu học

Kính gửi quý Phụ huynh,

Nhằm giúp các em Học sinh duy trì việc học tập trong thời gian tạm nghỉ vì dịch bệnh Covid-19, Vinschool đã xây dựng hệ thống bài giảng trực tuyến Vinschool Online miễn phí môn Toán và Tiếng Việt dành cho Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

Hình thức này không chỉ là công cụ học tập hữu ích với Học sinh Tiểu học Vinschool, các em Học sinh bên ngoài hệ thống cũng có thể truy cập vào website: online.vinschool.edu.vn để học và làm bài tập. Website học trực tuyến hoàn toàn miễn phí của Vinschool, mọi học sinh đều có thể tham gia.

Nội dung các bài giảng sẽ tập trung hướng dẫn học sinh tiếp cận với kiến thức mới. Với hình thức học trực tuyến này, đội ngũ giáo viên của Vinschool đã xây dựng bài giảng theo hướng ngắn gọn nhất nhưng vẫn đảm bảo Học sinh có thể nắm chuẩn kiến thức, kỹ năng. Bên cạnh đó, website còn có rất nhiều bài tập cũng như các tư liệu tham khảo để các em thực hành, luyện tập các kiến thức được học qua các bài giảng trực tuyến.

Đây cũng là cơ hội để các em thực hành kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, rèn luyện kỹ năng tự học cũng như học cách thích nghi với bất cứ sự biến đổi nào xảy ra trong cuộc sống. Với công cụ học tập trực tuyến này, Nhà trường hi vọng, các em Học sinh sẽ tiếp tục có những giờ học tập thật hiệu quả.

Quý Phụ huynh và các em Học sinh có thể xem hướng dẫn đăng nhập và học tập online trên website của Vinschool TẠI ĐÂY.

Xin trân trọng cảm ơn quý Phụ huynh và Học sinh đã đồng hành cùng Nhà trường trong suốt thời gian vừa qua.

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu địa phương chủ động triển khai các giải pháp trong thời gian học sinh không đến trường để phòng chống Covid-19.

Đối với lớp 1 và 2, các trường liên hệ, hướng dẫn phụ huynh phối hợp với nhà trường hỗ trợ con học ở nhà nội dung cần thiết do trường lựa chọn nhằm chuẩn bị sẵn sàng tâm thế vào lớp 1 và duy trì việc học tập đối với lớp 2.

Để việc học trực tuyến hiệu quả, các trường cần có hình thức dạy linh hoạt, phù hợp tâm lý học sinh. Thời khóa biểu sắp xếp đảm bảo tỷ lệ giữa các môn, phân bổ hợp lý về thời lượng dạy học, thời điểm tổ chức học trong ngày và trong tuần.

Các trường cũng cần ưu tiên dạy môn Tiếng Việt và Toán để giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc, viết, nói, nghe, tính toán. Để xác định nội dung có thể dạy trực tuyến, thầy cô nên sắp xếp chủ đề học tập, sử dụng kho học liệu điện tử kèm sách giáo khoa.

Quảng cáo

Học sinh lớp 1, trường Tiểu học Khương Thuợng, quận Đống Đa, Hà Nội, học online trong năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Hằng

Trường hợp không đủ điều kiện dạy trực tuyến, nhà trường phối hợp cùng phụ huynh cho học sinh học qua truyền hình trong chuyên mục "Dạy Tiếng Việt lớp 1" trên VTV7. Đây là chuyên mục giúp học sinh lớp 1 học phần "Học vần" môn Tiếng Việt.

Quảng cáo

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng bài giảng trong chuyên mục này để gửi đến phụ huynh qua các ứng dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Email. Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kho bài giảng các môn, tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo cho phát sóng trên đài truyền hình địa phương với khung giờ phù hợp để phụ huynh hướng dẫn con học.

Song song với dạy trực tuyến, các nhà trường sẵn sàng cho kịch bản dạy học trực tiếp khi học sinh trở lại trường và có phương án tăng cường riêng với học sinh gặp khó khăn, gia đình không thể hỗ trợ học tập tại nhà.

Đối với học sinh lớp 3, 4 và 5, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường sử dụng kho học liệu sẵn có và bổ sung để dạy học bằng các phương án phù hợp với từng đối tượng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tương tự với lớp 1 và 2, các thầy cô cần sắp xếp chủ đề học tập, xác định nội dung có thể tổ chức dạy học trực tuyến hoặc hướng dẫn cho học sinh tự học. Ngoài dạy trực tuyến, nhà trường cũng hướng dẫn các em học qua truyền hình.

Trường hợp khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 không đủ để thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, các cơ sở giáo dục tổng hợp về Sở để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề xuất phương án điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Hiện, nhiều tỉnh, thành đã xác định dạy học trực tuyến trong giai đoạn đầu năm học, chẳng hạn Hà Nội, TP HCM, Nghệ An, Bình Dương. Điều này khiến nhiều phụ huynh, đặc biệt là người có con học lớp 1, lo lắng. Họ không chỉ lo vì có thể phải kèm con cả tối, xáo trộn sinh hoạt gia đình mà còn lo không có phương pháp hỗ trợ con đúng đắn, khiến con bị áp lực mà không đạt được kết quả mong muốn như học trực tiếp tại trường. Một số người thậm chí đề xuất để con tựu trường chậm 1-2 tháng, miễn được học trực tiếp.

Trong 2 năm qua, khi đại dịch Covid-19 ập đến, việc chưa có sự chuẩn bị và phải chuyển sang học trực tuyến một cách bị động là điều khiến nhiều giáo viên và nhà trường băn khoăn.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục và TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học [Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội], đối với các giáo viên lớp 1, điều này sẽ càng vất vả hơn khi lứa học sinh năm nay chưa một lần được đến trường, chưa làm quen với thầy cô và bè bạn.

Do đó, thầy cô và nhà trường phải có những chuẩn bị kỹ càng để triển khai dạy học trực tuyến đồng bộ và hiệu quả.

Bê kịch bản học trực tiếp để dạy trực tuyến là "nắm chắc thất bại"

Cụ thể, theo TS. Nguyễn Quang Tiệp, trước khi bắt đầu năm học mới, nhà trường và giáo viên cần có ý tưởng để cấu trúc lại chương trình, có kịch bản dài hơi cho năm học và tính đến nhiều phương án, trong đó có học trực tuyến, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, cần có kế hoạch chi tiết tới từng môn và bài học.

Bởi lẽ, với dạy học trực tiếp, giáo viên rất thuận lợi trong việc hỗ trợ học sinh, có sự tương tác qua từng ánh mặt, cử chỉ để nâng đỡ học trò. Nhưng với hình thức trực tuyến, việc thực hiện những điều đó đều rất khó khăn.

Do đó, những bài học theo hình thức trực tuyến cần phải được cấu trúc hợp lý, giáo viên có thể lựa chọn được những nội dung kiến thức trong tâm, phù hợp cho hình thức dạy học trực tuyến; đồng thời, cần phải trực quan, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.

PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục [phải]·và TS. Nguyễn Quang Tiệp - Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học [trái] - Trường ĐH Giáo dục [ĐH Quốc gia Hà Nội]

Cũng theo TS Tiệp, với học sinh lớp 1, việc học trực tuyến có thể tập trung vào nội dung kiến thức liên quan đến môn Tiếng Việt để hình thành 4 kỹ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết và kỹ năng tính toán cơ bản, phù hợp với yêu cầu cốt lõi thể hiện trong môn Toán.

Đối với các kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, đạo đức, mỹ thuật, giáo viên có thể thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ thực hiện ngoài giờ học trực tuyến.

Ngoài ra, kế hoạch học tập trực tuyến cũng cần được sắp xếp phù hợp hơn, chỉ nên dạy 1 buổi trong ngày, 1 ngày không quá 2 giờ học trực tuyến để hạn chế việc trẻ tiếp xúc quá lâu với máy tính.

“Việc bê nguyên ý tưởng, kịch bản dạy học trực tiếp sang trực tuyến là một điều tối kỵ. Nếu làm như thế, thầy cô đã nắm chắc phần thất bại trong tay”, TS Tiệp nói.

Theo TS Tiệp, khi thiết kế bài học trực tuyến, giáo viên cần lượng hóa nội dung trọng tâm của bài học. Nội dung trọng tâm này có thể chỉ chuyển tải tới học sinh trong vòng 10 – 15 phút ở thời điểm sự tập trung chú ý của trẻ ở mức cao nhất trong tiết học.

PGS.TS Trần Thành Nam cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng, vì khoảng chú ý của học sinh lớp 1 không dài quá 15 phút. Để bài giảng không quá tải với học sinh, chỉ nên giới hạn lại thời gian cho mỗi phiên học kéo dài 15 phút làm việc với màn hình, nghỉ 5 phút và tiếp tục một phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy sẽ nghỉ.

“Việc học online như vậy sẽ năng suất và hiệu quả hơn theo phương pháp Pomodoro. Chúng ta cũng cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng”. Việc thiết kế thời khóa biểu, thiết kế các phiên học phải được cân nhắc dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

“Trò chơi hóa” hoạt động học tập

Cũng theo các chuyên gia, với học sinh lớp 1, trong thời gian đầu tiên, thầy cô cần tổ chức những buổi trò chuyện, chia sẻ về thói quen, sở thích của trẻ để tạo sự gần gũi và giúp trẻ có thể tương tác với nhau,… nhờ đó, giờ học với trẻ sẽ bớt nặng nề.

Ngoài ra, giáo viên có thể tận dụng công nghệ để “trò chơi hóa” mọi hoạt động học tập, nhằm kích hoạt sự chú ý, hứng thú và tập trung của trẻ.

Chẳng hạn, sử dụng các phần mềm đơn giản để thiết kế hoạt động trò chơi, tăng cường hoạt động tương tác cho trẻ như quizz. Và dù sử dụng ứng dụng gì, giáo viên cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc: Đơn giản, dễ sử dụng, không chỉ đối với các con mà cả cha mẹ học sinh.

Giáo viên cũng không nên bỏ sót học sinh mà cần tăng cường tuyên dương, gọi tên học sinh trong quá trình học tập.

Để thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viên cần làm chủ một số kỹ thuật thu hút và tương tác như trao đổi với trẻ, chia nhóm để thảo luận, tổ chức dạy học theo hình thức tương tác giữa học sinh với học sinh,…

Theo các chuyên gia, việc  thiết kế thời khóa biểu cũng cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Một điểm quan trọng không kém, học sinh lớp 1 cần được tạo điều kiện để vận động thường xuyên, qua đó phát triển các kỹ năng vận động tinh và phối hợp tay mắt. Vì vậy, giáo viên phải rất chú ý đến các hoạt động thể chất xen giữa các tiết dạy của mình, tạo điều kiện cho trẻ được đứng lên khỏi chỗ ngồi và làm một số động tác theo hướng dẫn.

Giáo viên cũng cần dành tuần đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với cha mẹ, thống nhất về nội quy lớp học, hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị tại gia đình như cách để giúp trẻ trở thành một học sinh độc lập, khuyến khích trẻ thực hiện các nhiệm vụ ở nhà, hình thành thói quen học tập cho trẻ.

Giáo viên cũng cần thường xuyên kết nối với cha mẹ để cung cấp thông tin, kịp thời điều chỉnh nội dung và hoạt động phù hợp với tiến độ, năng lực hoạt động của trẻ.

Theo các chuyên gia, giáo viên phải ý thức được việc học online khó khăn hơn nên việc hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường. Do đó, thầy cô cần tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì điều đó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập của trẻ.

Thúy Nga

Cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh không thể xem học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng cần có hình thức hỗ trợ để trẻ có thể hào hứng với phương pháp học này.

Cách đây không lâu, trong khối lớp 3 tôi dạy tại một học khu ở tiểu bang Georgia [Hoa Kỳ] xảy ra một chuyện khá bất ngờ. Một bạn nhỏ lấy tên của bạn mình để viết nhận xét bằng ngôn ngữ thóa mạ trong Loom video môn khoa học xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề