Hướng dẫn ghi học bạ THCS lớp 6

Học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông là những thanh thiếu niên đang ở giai đoạn thay đổi về mặt tâm sinh lý, vì thế việc giáo dục các em trong thời điểm này là rất quan trọng trong tính cách và kiến thức của các em. Ngoài hướng dẫn, giúp đỡ các em trong quá trình học tập, rèn luyện thì những lời nhận xét của giáo viên cũng rất quan trọng. Và trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý vị mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26.

Thông tư 26

Thông tư số 26/2002/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo. Văn bản này ban hành quy chế về nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông bao gồm: nhận xét, xếp loại hạnh kiểm; nhận xét, xếp loại học lực; sử dụng kết quả nhận xét, xếp loại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.

Theo thông tư này, việc nhận xét, xếp loại học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm mục đích, theo căn cứ và nguyên tắc như sau:

– Mục đích: Nhận xét học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện và học tập tích cực hơn trong những thời gian sau đó.

– Nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo những căn cứ như sau:

+ Mục tiêu giáo dục của cấp học

+ Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học

+ Điều lệ nhà trường

+ Kết quả rèn luyện và học tập của bản thân học sinh.

– Bên cạnh việc nhận xét, phân loại học sinh theo đúng mục đích đề ra, dựa theo những căn cứ quy định thì cần phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh.

Nhận xét học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo Thông tư 26 về môn học

Môn học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông khá nhiều. Vì thế mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26 chúng tôi sẽ hướng dẫn nhận xét môn học dựa vào điểm trung bình môn Tin học:

Điểm trung bình từ 0.0 – 3.4: Chưa đạt yêu cầu của bộ môn, còn thụ động, chưa tự giác trong học tập và hoạt động nhóm, cần tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 3.5 – 4.9: Chưa hoàn thành các yêu cầu cần đạt của bộ môn, còn thụ động, tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 5.0 – 5.9: Hoàn thành được các yêu cầu của bộ môn, chủ động hơn trong học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 6.0 – 6.9: Tiếp thu được các kiến thức cơ bản của môn học, có ý thức tự giác, tương đối chủ động trong học tập.

Điểm trung bình từ 7.0 đến 7.4: Đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bộ môn, khá chủ động trong hoạt động nhóm, chăm chỉ, tự giác trong học tập.

Điểm trung bình từ 7.4 – 7.9: Hoàn thành khá tốt nội dung kiến thức đã học, vận dụng được vào bài thực hành, chăm chỉ trong học tập.

Điểm trung bình từ 8.0 – 8.4: Hoàn thành tốt yêu cầu cần đạt của bộ môn, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện.

Điểm trung bình từ 8.5 – 8.9: Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành, chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.

Điểm trung bình từ 9.0 – 9.4: Hoàn thành tốt nội dung kiến thức môn học, vận dụng được để làm bài thực hành, chăm chỉ, chủ động trong học tập.

Điểm trung bình từ 9.5 – 10: Nắm vững kiến thức môn học, vận dụng tốt vào bài thực hành, chăm chỉ, tích cực trong học tập.

Hướng dẫn ghi học bạ THCS lớp 6

Nhận xét học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo Thông tư 26 về năng lực, phẩm chất

Về năng lực, phẩm chất của học sinh trong mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26 có thể được chia ra nhận xét về năng lực chung, về tính tự chủ và tự học, về giao tiếp, giải quyết vấn đề. Ví dụ như:

– Nhận xét về năng lực chung:

+ Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.

+ Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm, biết lắng nghe ý kiến bạn bè, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác, có khả năng điều khiển hoạt động nhóm tốt.

+ Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

+ Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.

+ Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

+ Em có khả năng báo cáo kết quả làm việc của nhóm với giáo viên, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.

– Nhận xét về tính tự chủ và tự học:

+ Em có ý thức tự giác cao trong học tập.

+ Em có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề.

+ Em có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân.

+ Em có khả năng họp nhóm tốt với các bạn.

+ Em tự biết hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao.

+ Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

– Nhận xét về giao tiếp:

+ Biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt.

+ Phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.

+ Biết thể hiện sự thân thiện và hợp tác tốt với bạn bè.

+ Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

+ Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm rất tốt.

+ Trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp.

+ Biết giao tiếp, hợp tác với bạn.

+ Biết chia sẻ cùng với bạn trong học tập.

+ Có khả năng phối hợp với bạn khi làm việc nhóm.

+ Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

– Nhận xét về giải quyết vấn đề:

+ Biết xác định và làm rõ thông tin.

+ Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập và cuộc sống.

+ Biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn.

+ Biết giải quyết tình huống trong học tập.

+ Biết nhận ra sai sót sẵn sàng sửa sai.

+ Mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân.

+ Có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

Tải (download) Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT theo thông tư 26

Trên đây là nội dung bài viết về mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

->>> Tham khảo thêm : Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã cỏ hướng dẫn sừ dụng học bạ tại trang 16 đối với học bạ trung học cơ sở (THCS) và trang 12 đối với học bạ trung học phổ thông (THPT); Trong thời gian qua, Sở GDĐT nhận thấy việc quản lý, sử dụng học bạ của học sinh ở một số trường còn nhiều khiếm khuyết. Nhằm đảm bảo thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, thống nhất trong quản lý, sử dụng học bạ của học sinh, Sở GDĐT hướng dẫn sử dụng học bạ học sinh THCS, THPT như sau:

1.    Học bạ là hồ sơ pháp lý ghi nhận kết quả học tập và rèn luyện học sinh do trường trung học lập và quản lý. Học bạ chỉ trả lại cho học sinh khi thôi học, chuyển trường, tổt nghiệp ra trường.

2.    Học bạ lập thành văn bản trên giấy theo mẫu của Bộ GDĐT; có dấu xác nhận của Sở GDĐT; có đủ chữ ký trực tiếp (không sử dụng chữ ký cỏ sẵn) của giáo viên chù nhiệm, hiệu trưởng (phó hiệu trưởng); có đủ dấu nhà trường đóng giáp lai giữa hai trang liên tiếp (kể các trang bìa) và xác nhận chữ ký của hiệu trưởng (phó hiệu trướng) có bản sao giấy khai sinh kèm theo được dán liền với học bạ tại trang bìa 2.

3.    Chỉ ghi kết quà học tập và rèn luyện của học sinh vào học bạ sau khi đã có kết quả tương ứng trên sổ gọi tên và ghi điểm, kết quả ghi ở học bạ phải hoàn toàn trùng khớp với kết quả ghi ở sổ gọi tên ghi điểm,

4.    Chỉ sử dụng mực màu đen để ghi và ký vào học bạ, riêng nội dung sửa chữa được ghi bằng mực màu đỏ.

5.    Sử dụng chữ thường để ghi học bạ, riêng họ, đệm và tên học sinh được ghi bàng chữ in hoa có dấu.

Quy ước viết tắt: Ban Khoa học Tự nhiên: KHTN; Khoa học Xã hội – Nhân văn: KHXH-NV; ban Cơ bản không viết tắt; Giáo dục quốc phòng – An ninh: GDQP-AN; giáo viên bộ môn: GVBM; giáo viên chủ nhiệm: GVCN;

Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Tốt:T, Khá: K, Trung bỉnh: Tb, Yếu: Y;

Kết quả xếp loại học lực: Giỏi: G, Khá: K, Trung bỉnh: Tb, Yếu: Y, riêng loại Kém ghi là: Kém.

6.       Sử dụng chữ số Ả – Rập để ghi học bạ, đối với nhừng số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng một, tháng hai phải ghi thêm chữ số 0 ở bên trái; đối với những số chỉ năm phải có đủ 4 chữ số của mỗi năm; đối vói số thập phân dùng dấu phẩy ngăn cách giữa phần nguyên và phân thập phân; đôi với điểm trung bình môn. trung bình học kì, trung bình cả năm là sô nguyên phải có thêm dấu phẩy và chữ số 0 sau dấu phẩy.

7.       Địa danh (trước ngày, thảng, năm hiệu trưởng kỷ): Ghi theo địa danh huyện, thành phố (đối với trường trực thuộc Sở GDĐT) hoặc xã, phường, thị trấn (đối với trường trực thuộc Phòng GDĐT) nơi đặt địa điểm của trường.

8.       Sửa chữa khi ghi sai điểm hoặc ghi sai các nội dung khác: Người ghi sai điểm hoặc ghi sai các nội dung khác dùng bút mực màu đỏ gạch 1 nét ngang nội dung cần sửa chữa, ghi các nội dung sửa chữa bên phải phía trên nội dung vừa gạch ngang.

9.       Học bạ phải được giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ, không làm mất, làm hỏng, tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; được bảo quản lưu giữ trong túi đựng hồ sơ học sinh cùng với các giấy tờ khác.

10.   Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đôn đốc việc quản lý, bảo quản và ghi, hoàn thiện học bạ; khen thưởng đối với tập thể cá nhân thực hiện tốt và xử lý kỷ luật đối vởi tập thể cá nhân vi phạm.

Nội dung cụ thể xin xem thêm file đính kèm.

Hướng dẫn ghi học bạ THCS lớp 6

Phòng GDTrH