Hướng dẫn ăn dặm cho trẻ

Có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều mẹ áp dụng cho con, gồm: phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Trong đó, ăn dặm kiểu truyền thống được nhiều mẹ áp dụng nhất. Vậy cách ăn dặm này có ưu điểm gì, vì sao lại được nhiều mẹ tin chọn? Hãy cùng Con Cưng giải đáp thắc mắc đó qua bài viết này nhé!

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp xay nhuyễn các loại thức ăn, rau củ với cháo hoặc bột. Khi bé đã mọc răng, mẹ có thể chuyển sang nấu cháo xay nhuyễn, còn thức ăn thì chỉ cần băm nhỏ.

Ăn dặm truyền thống là gì? [Nguồn: Internet]

Ưu/ nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

Không thể phủ nhận rằng đây là phương pháp ăn dặm mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, ăn dặm kiểu truyền thống cũng tồn tại một số hạn chế nhất định mà mẹ cần biết. Hãy cùng xem phương pháp truyền thống này có những ưu điểm và hạn chế nào nhé!

Ưu điểm

  • Bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thu thức ăn do tất cả đều được xay nhuyễn, tránh trường hợp dạ dày bé phải hoạt động quá sức khi tuổi còn nhỏ.
  • Chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm chính là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất.
  • Mẹ không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

Nhược điểm

  • Việc xay nhuyễn nhiều loại thức ăn khiến trẻ khó nhận biết được mùi vị của từng loại, dẫn đến việc nhanh ngán hoặc không muốn ăn.
  • Bé sẽ khó làm quen với việc ăn thô, nhất là khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu truyền thống quá lâu mà không chú ý tăng dần độ thô của thức ăn.
  • Bé không tập trung ăn uống mà thường mải chơi, mất tập trung khiến bữa ăn kéo dài..
  • Mẹ thường đút cho bé khiến bé hình thành thói quen ỷ lại.

Ưu và nhược điểm của hình thức ăn dặm kiểu truyền thống [Nguồn: Internet]

Các giai đoạn cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, Con Cưng khuyến khích mẹ nên chia nhỏ thành 4 giai đoạn khác nhau để trẻ dần làm quen với việc ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Đồng thời, chia nhỏ thành 4 giai đoạn còn giúp hạn chế tối đa những nhược điểm của phương pháp này. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Ăn bột kết hợp với thịt, cá, rau củ xay nhuyễn

Khi mới bắt đầu làm quen với việc ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ nên chú ý xay nhuyễn, lọc qua rây các loại thức ăn để hỗn hợp được mềm mịn, giúp trẻ dễ ăn, đồng thời cũng tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Mẹ có thể nấu bột với một số món ăn giàu chất dinh dưỡng như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò… và các loại rau củ để bữa ăn phong phú hơn.

Giai đoạn 2: Tăng độ đậm đặc của món ăn

Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể tăng dần độ đậm đặc của thức ăn dặm để bé làm quen với đồ ăn thô. Khi nấu cháo, mẹ nên nấu vừa phải, không cần đánh cháo quá nhuyễn. Một ngày mẹ có thể nấu 2 bữa bột và 1 bữa cháo, đồng thời ăn thêm tôm, cua, cá để bé bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương.

Bổ sung dinh dưỡng bằng các loại tôm, cua, cá [Nguồn: Internet]

Giai đoạn 3: Ăn cháo nguyên hạt

Từ 9 đến 12 tháng, khi bé đã quen với việc ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ có thể cho bé ngồi ăn cùng gia đình và tập ăn cháo nguyên hạt. Tuy nhiên, các loại thức ăn vẫn nên được xay nhuyễn hoặc băm thật nhỏ để tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đồng thời hình thành kỹ năng nhai nuốt thức ăn thô.

Giai đoạn 4: Tập cho bé ăn cơm

Trên 1 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển ổn định hơn, nên mẹ có thể cho bé tập làm quen với việc ăn cơm và các món ăn như người lớn. Mẹ nên cho bé ăn cơm mềm, cùng với đó là các thức ăn băm nhỏ giúp bé rèn luyện thói quen nhai nuốt đồ ăn thô.

Cho bé làm quen với cơm hạt [Nguồn: Boo Mami]

Các loại thức ăn nghiền cho trẻ được yêu thích

Trong giai đoạn ăn dặm, ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo hứng thú cho bé trong việc ăn uống. Thực đơn hàng ngày phải có sự đa dạng, thay đổi liên tục để bé không cảm thấy chán ăn, ăn khỏe và chóng lớn. Để tạo được sự hứng thú cho bé, ba mẹ có thể tìm hiểu một số thực phẩm dinh dưỡng thơm ngon, bổ dưỡng như:

  • Dinh dưỡng đóng lọ HiPP Organic - Thịt gà, cơm nhuyễn, rau tổng hợp 125g được chế biến từ các sản phẩm hữu cơ, hương vị tự nhiên, dễ ăn, cung cấp chất đạm, tinh bột và chất xơ cho bữa ăn của bé.

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng HiPP Organic - Thịt gà, cơm nhuyễn và rau tổng hợp [Nguồn: Con Cưng]

  • Hỗn hợp nghiền Custard Heinz - Chuối, trái cây [4 hộp x 100g] có hương vị thơm ngon, giúp trẻ làm quen với các thực phẩm đa dạng ngoài sữa mẹ, bổ sung chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm.

Custard Heinz hương vị chuối, trái cây [Nguồn: Con Cưng]

  • Custard trứng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên - Heinz Egg Custard phù hợp cho các bé mới bắt đầu làm quen với ăn dặm kiểu truyền thống, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

Custard Egg cho bé từ 6 tháng tuổi [Nguồn: Con Cưng]

Với các sản phẩm được gợi ý trên đây, ba mẹ có thể tìm thấy dễ dàng ở bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống siêu thị Con Cưng với hơn 600 cửa hàng tại hơn 40 tỉnh thành. Con Cưng hiện là chuỗi siêu thị mẹ và bé hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm, các thương hiệu nổi tiếng như: Nhật, Úc.. với chất lượng đạt chuẩn và giá thành hợp lý. Ngoài ra, ba mẹ có thể truy cập website www.concung.com hoặc sử dụng app Con Cưng để mua sắm online một cách nhanh chóng và tiện lợi, cũng như cập nhật nhiều kiến thức và mẹo hay giúp chăm sóc mẹ và bé.

Hệ thống cửa hàng Con Cưng [Ảnh: Con Cưng]

Hy vọng qua bài viết trên đây, ba mẹ hiểu hơn về phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống và ăn dặm đúng cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, các thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Ba mẹ có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để biết thêm thông tin chính xác nhé!

Chủ Đề