Hội thảo đầu bờ tiếng anh là gì

Trong các phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) đến với người nông dân của cán bộ ngành nông nghiệp thì hội nghị (hội thảo) "đầu bờ” là một hình thức mang lại hiệu quả thiết thực.

Hội nghị có tác dụng phổ biến kiến thức mới, cách làm ăn mới hoặc kết quả trình diễn về một phương thức làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao… tại hiện trường. Người nông dân được mắt thấy, tai nghe và được chứng kiến từ TBKT mới mà từ trước tới nay chưa từng thấy (hoặc mới chỉ được nghe).

Vì vậy hội nghị đầu bờ chính là một hình thức huấn luyện cho nông dân bằng cách trao đổi trực tiếp những kinh nghiệm, phương pháp làm ăn mới, tư duy mới trong SX nông nghiệp nhằm đánh giá và giải quyết những vướng mắc ngay tại hiện trường.

Để hội nghị đầu mang lại hiệu quả cao nhất thì cán bộ khuyến nông cần phải làm tốt một số công việc sau:

Công tác chuẩn bị

 Đây là công việc quan trọng góp phần vào thắng lợi của buổi hội thảo. Vì vậy cán bộ khuyến nông phải chuẩn bị báo cáo về mô hình thật chi tiết và cụ thể.

 Đặc biệt trong báo cáo phải nhấn mạnh những cái mới, hiệu quả kinh tế và xã hội do mô hình mang lại so với tập quán cũ của người dân; tính khả thi, tính nhân rộng và những kiến nghị, đề xuất (nếu có) khi nhân rộng mô hình.

Chuẩn bị hiện trường tốt để người nông dân có thể đi lại và quan sát dễ dàng. Khuyến khích chủ hộ trực tiếp làm mô hình đứng ra giới thiệu, báo cáo kết quả và trả lời những vướng mắc về mô hình khi có người hỏi.

Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải chuẩn bị trước đề cương báo cáo, chuẩn bị trước cho chủ hộ một số tình huống sẽ bị chất vấn và phương pháp trả lời. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp thì cán bộ khuyến nông phải làm thay nội dung này.

Ngoài ra cần chuẩn bị phương tiện nghe nhìn như áp phích, băng rôn, loa đài…

Quá trình hội thảo

Cần thuyết trình ngắn ngọn, dùng những từ dân dã dễ hiểu, dễ làm và dễ áp dụng. Tập trung vào tính mới, tính khoa học và hiệu quả kinh tế của mô hình. Có thể kết hợp vừa thuyết trình vừa chỉ dẫn hiện trạng cụ thể trong mô hình.

Để làm được nội dung này mang lại hiệu quả, đòi hỏi cán bộ khuyến nông cần có kinh nghiệm và kỹ năng báo cáo thuyết trình tại hiện trường.

+ Cán bộ khuyến nông phải có tay nghề thành thạo, hiểu được khả năng, trình độ nhận thức của nông dân và có kỹ năng thuyết trình (báo cáo) trên hiện trường.

+ Có khả năng phân tích tình huống, diễn giải và thâu tóm những nội dung và yêu cầu chính của mô hình.

+ Biết cách gợi mở những thông tin quan trọng của mô hình cần chuyển giao tới người nông dân để họ tìm hiểu, ghi nhớ và áp dụng.

+ Biết cách gợi ý cho người nông dân những vấn đề quan trọng của mô hình cần tham gia thảo luận để người dân nắm bắt và chủ động trong quá trình thảo luận nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chính là hình thức chuyển giao TBKT dễ hiểu nhất và nhớ lâu nhất đối với người nông dân.

Kết thúc hội thảo

Cán bộ khuyến nông phải tóm tắt được những vấn đề chủ yếu nhất trong mô hình mà người nông dân đã được nghe, nhìn và thảo luận; các biện pháp kỹ thuật chủ yếu đã được áp dụng, bài học kinh nghiệm rút ra qua buổi hội thảo; thông tin tới người nông dân những hoạt động khuyến nông sẽ được triển khai thực hiện tại địa phương (nếu có)...

Đặc biệt phải gợi ý được với bà con về kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình; trách nhiệm của các cấp, các ngành, của khuyến nông địa phương khi nhân rộng mô hình và khi mô hình không còn được sự đầu tư của Nhà nước thì sẽ được nhân rộng ở mức độ nào?

Sáng ngày 26/5/2022, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình khảo nghiệm giống lạc L29. 

Hội thảo đầu bờ tiếng anh là gì

Tới dự hội nghị có các đồng chí Đinh Công Chính, Phó trưởng phòng cây lương thực và cây thực phẩm- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; đồng chí Nguyễn Trọng Khanh, Viện Trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm; đồng chí Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cùng đại diện các phòng ban chức năng Sở NN&PTNT tỉnh; đồng chí Trịnh Văn Mậu, Trưởng phòng NN&PTNT huyện; cùng đại diện các chuyên viên phòng NN&PTNT huyện; Lãnh đạo xã Yên Cường; các đồng chí Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐQT các xã, HTX Yên Dương, Yên MỸ, Yên Bình, Yên Lộc, Yên Nhân, Yên Phúc, Yên Thắng, Yên Lương, Yên Cường, Yên Đồng

Hội thảo đầu bờ tiếng anh là gì

Cây lạc là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày mang lại giá trị kinh tế ổn định cho bà con nông dân xã Yên Cường nói riêng và nông dân huyện Ý Yên nói chung, đặc biệt là các xã có diện tích trồng màu lớn. Tuy nhiên, do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như canh tác còn nhỏ lẻ, phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng các giống lạc cũ… nên năng suất, hiệu quả thấp. Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội trên một đơn vị diện tích và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh lạc; vụ đông xuân 2021-2022, được sự hỗ trợ của Dự án Khuyến nông Trung ương, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ-Viện cây lương thực và cây thực phẩm phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, UBND xã Yên Cường Xây dựng mô hình sản xuất các giống lạc mới năng suất, chất lượng cao và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đây là mô hình liên kết sản xuất Lạc gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mô hình được thực hiện với quy mô 10 héc-ta, tại HTX Nam Cường xã Yên Cường. Giống lạc L29 do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm cung ứng và hỗ trợ. Khi triển khai mô hình, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã tổ chức tập huấn 4 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lạc; trong đó, có 2 lớp, mỗi lớp 50 học viên là nông dân tại cơ sở thực hiện; 2 lớp mỗi lớp 30 học viên là cán bộ kỹ thuật, khuyến nông của các xã trên địa bàn huyện. Tại mô hình khảo nghiệm các hộ đã được Viện Cây lương thực và cây thực phẩm hỗ trợ giống, phân bón. Quá trình triển khai thực hiện, giống lạc L29 sinh trưởng và phát triển tốt. Qua đánh giá, tỷ lệ nảy mầm của giống lạc L29 đạt 92-95%, ra hoa lần đầu sau 40- 42 ngày và ra rộ tập trung khi đến 48-50 ngày; thời gian sinh trưởng cây lạc từ 115-120 ngày và phù hợp với điều kiện sản xuất vụ đông – xuân tại huyện Ý Yên; cây lạc chống chịu được thời tiết hạn nên tỷ lệ chết giảm so với các giống lạc khác, khả năng chống chọi các loại sâu bệnh như bệnh gỉ sắt, đốm nâu, đốm đen và các loại sâu như sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn lá rất tốt. Kiểm tra thực tế tại đồng ruộng cho thấy, giống lạc L29 có số củ chắc trên cây khá cao, trung bình từ 20-25 củ/khóm, năng suất đạt 4 tấn/ha, cao hơn so với giống lạc Sán Dầu 305 đến 6 tạ/ha. Sản xuất 1 ha giống lạc L29 dự kiến đạt 69,3 triệu đồng/ha, tăng 28,5% so với trồng giống lạc Sán Dầu 30 và tăng 23% so với trồng giống lạc Trạm dầu 207. Từ kết quả thực hiện mô hình đã mở ra triển vọng ứng dụng trồng lạc L29 với các biện pháp kỹ thuật đi kèm, sẽ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, góp phần tăng thu nhập cho nông dân trồng lạc trên địa bàn.

Hội thảo đầu bờ tiếng anh là gì
Hội thảo đầu bờ tiếng anh là gì
Hội thảo đầu bờ tiếng anh là gì
Hội thảo đầu bờ tiếng anh là gì

Cũng tại mô hình khảo nghiệm, nhiều ý kiến đã thảo luận và đánh giá bước đầu giống lạc mới L29 có năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Để có cơ sở khuyến cáo cho bà con cũng như lựa chọn được giống lạc năng suất cao, chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và đưa vào cơ cấu giống sản xuất tại địa phương, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các xã trong huyện đề nghị Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tiếp tục thực hiện mô hình ở một số địa phương khác trên các chân đất khác nhau trong vụ tiếp theo để theo dõi, đánh giá khẳng định tính thích nghi, mức độ ổn định của giống./.