Học thuyết Taylor

Thuyết Quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor

hoimienghoanglienkhang
8 năm trước

Đại biểu nổi tiếng nhất và là người khai sinh ra thuyết quản lý theo khoa họcFrederick Winslow Taylor.

Đôi nét về tiểu sử:

Frederick Winslow Taylor [1856 1915] là một trong những ngườiđầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý, là cha đẻcủa trường phái quản lý theo khoa học-người đầu tiên tiếp cận và nghiên cứu quản lý một cách khoa học và có hệthống.

Taylorlà người Mỹ. Năm 16 tuổi ông theo học trường Exerter vềluật và triết học nhằmchuẩbịthi vào đại học Harward. Ông đã thi đỗvào khoa luật của trường này, tuy nhiên vì lý do thịlực giảm nên không theo học.

Năm 1874, 18 tuổi,Taylorbắt đầu làm việc tại xí nghiệp Hydraulic Works với vịtrí người học nghềtạo mẫu và thợmáy.

4 năm sau, ông làm việc tại nhà máy thép Midvale ban đầu với vai trò người thợ. Sau đó, nhờcó những phát minh quan trọng, ông được chỉđịnh làm trưởng kíp, rồi quản đốc, kỹsưtrợlý và cuối cùng là kỹsưtrưởng.

Tác phẩm nổi tiếng: Quản lý phân xưởng [1903], Các nguyên tắc quản lý theo khoa học [1911], Các ghi chép vềsựchuyển động bằng dây [1893], Hệthống định mức sản phẩm và nghệthuật cắt kim loại [1906].

Dưới đây lànội dung thuyết quản lý theo khoa học củaTaylor:

Tuyên ngôn quản lý: Một công việc dù đơn giản đến đâu cũng phải có một phương pháp làm việc khoa học.

Khái niệm quản lý:Taylorquan niệm quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họđã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻnhất.

Tưtưởng quản lý:

Cải tạo các quan hệquản lý

Quan hệquản lý giữa chủvà thợluôn luôn mâu thuẫn gay gắt và xảy ra xung đột.

Nguyên nhân của mâu thuẫn giữa chủvà thợgồm có: thái độhờhững thiếu trách nhiệm từcảhai phía chủvà thợ người quản lý và bịquản lý; nguyên nhân mâu thuẫn vềlợi ích giữa người công nhân và ông chủ.

Taylorđưa ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn là: Thay đổi thái độ, tinh thần trách nhiệm của cảngười chủvà người thợ, đồng thời phải thỏa mãn vềlợi ích cho cảhai bên.

Tiêu chuẩn hóa công việc:

Tiêu chuẩn hóa công việc là cách thức phân chia công việc thành các công đoạn nhỏhơn nhằm mục đích địch mức lao động hợp lý vềkhối lượng công việc và thời gian tiến tới trảlương theo sản phẩm.

* Phân chia công việc thành các công đoạn nhỏ

* Định mức laođộng hợp lý: khối lượng và thời gian

* Trảlương theo sản phẩm

Chuyên môn hóa lao động:

* Đối với người quản lý: cần được đào tạo thành nhà quản lý chuyên nghiệp

* Đối với người lao động: cần được đào tạo sâu vềchuyên môn. Trong đó, ông nhấn mạnh tới việc cần phải tìm ra người công nhân giỏi nhất, lấy đó làm căn cứđểđịnh mức lao động và đểlàm gương cho những công nhân khác học tập.

Sản xuất theo dây chuyền:

Đây là phương thức sản xuất đượcTayloráp dụng triệt đểvà máy móc trong quản lý nhằm tăng năng suất lao động, tạo sựthành thạo vềcông việc cho người công nhân. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là gây ra sựngưng trệcủatoàn bộdây chuyền sản xuất nếu nhưcó một bộphận xảy ra lỗi, dẫn đến giảm năng suất lao động. Và một hệquảtiêu cực của sản xuất theo dây chuyền là gây hậu quảvềtâm lý cho người lao động do phải làm một công việc cứng nhắc, lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

Quan niệm con người kinh tế:

Taylorchịuảnh hưởng của chủnghĩa thực dụng Mỹthời bấy giờ. Ông có quan niệm phiếm diện vềbản chấtcon người. Ông cho rằng con người làm việc chỉvì mục đích lợi ích kinh tếnên thường lười biếng, trốn việc vàthích làm việc theo kiểu người lính. Do vậy cần cho họvào khuân phép của kỷluật và thúc ép họlàm việc bằng cơchếthưởng phạt. Và ông đưa ra cơchếthưởng phạt theo kiểu cây gậy và củcà rốt. Cây gậy là hình phạt nếu công nhân vi phạm kỷluật và củcà rốt là hình thức khen thưởng đối với công nhân hoàn thành tốt công việc và đểkhuyến khích công nhân làm việc tốt hơn nữa. Theo ông, khi thưởng thì phải hậu đểcông nhân có động lực làm việc và phạt thì phải nặng đểrăn đe và khiến họkhông dám vi phạm.Tuy nhiên, ông mới chỉnhìn thấy và làm thỏa mãn một phần nhu cầu của người công nhân. Đó là nhu cầu vềsinh lý nhu cầu thấp nhất của một con người nói chung và người công nhân nói riêng. Mà không nhìn thấy những nhu cầu cao hơn và sựtác động của nóđến người công nhân [nhu cầuan toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được khẳng định mình]. Điều này đã được chỉrõ trong tháp nhu cầu của Maslow:

Đánh giá thuyết quản lý theo khoa học củaTaylor:

Ưu điểm:

Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor là một luồng ánh sáng mới, một cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại trong bối cảnh lịch sửcuộc cách mạng công nghiệp người công nhân lệthuộc trởthành nô lệcủa máy móc và cách thức quản lý coi công nhân nhưnhững con cừu và ông chủchỉcần người công nhân có sức khỏe và sựngu dốt của một con bò mộng.

Tưtưởng cải tạo các quan hệquản lý ông đưa ra xuất phát từmục đích cải tạo quan hệquản lý, quan hệgiữa chủvà thợ, giải quyết mâu thuẫn này nhằm đạtđến hiệu quảtăng năng suất lao động.

Tưtưởng quản lý chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóaTaylorđưa ra nhằm mục đích tăng năng suất lao động.

Với thuyết quản lý theo khoa học củaTaylorthì lần đầu tiên quản lý được trình bày một cách khoa học và có hệthống.

Hạn chế:

Thiếu dân chủ

Việc sản xuất theo dây chuyền với công việc lặp đi lặp lại trong thời gian dài gây tâm lý nhàm chán cho người công nhân cùng các vấn đềvềtâm lý cho họ.

Quan điểm quản lý củaTaylorcho thấy sựhiểu biết phiến diện vềbản chất của con người nói chung và người công nhân nói riêng.

Việc quá đềcao và áp dụng quy chếthưởng phạt theo kiểu cây gậy và củcà rốt trong nhiều trường hợp không phát huy được hiệu quảvà có thểgây ra phảnứng tiêu cực từphía người công nhân.Tuy nhiên, đây là hạn chếmang tính lịch sửdo yếu tốvềthời gian và trình độphát triển của xã hội đem lại và nếu xét trong hoàn cảnh lịch sửthời đại ông sống thì thuyết quản lýtheo khoa học của Taylor nhưmột luồng ánh sáng mới rọi vào sựbếtắc, mâu thuẫn và bất cập trong cách thức quản lý thời kỳ đó.

Link tải về tại: ĐÂY

Tác giả:Hạo Nhiên

Chia sẻ:

Print

Có liên quan

  • Thuyết Quản lý hành chính của Henry Fayol
  • 02/06/2013
  • Trong "Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý"
  • Trắc nghiệm Tư tưởng và học thuyết quản lý 2
  • 19/06/2013
  • Trong "Khoa học quản lý đại cương"
  • Trường phái quan hệ con người
  • 15/06/2013
  • Trong "Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý"
Danh mục: Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý
Thẻ: Frederick Winslow TaylorKhu vực Widget dưới Chânkhoa hocKhu vực Widget dưới Chânquan ly theo khoa hocKhu vực Widget dưới ChânTaylorKhu vực Widget dưới Chânthuyết quản lý thao khoa học
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề