Học sinh trung học phổ thông với văn hóa giao thông

Năm 2022, Quảng Ninh bám sát chủ đề Năm ATGT quốc gia “Xây dựng văn hoá giao thông an toàn gắn với chiến thắng dịch Covid-19”, triển khai đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên.

Quảng Ninh hiện có gần 400.000 học sinh, sinh viên. Những năm qua, để nâng cao công tác đảm bảo trật tự ATGT cho học sinh, ngành GD&ĐT tỉnh đã triển khai nhiều cách làm rất hiệu quả, qua đó hạn chế tối đa các hành vi vi phạm Luật Giao thông của học sinh, sinh viên. Các trường học xây dựng “Văn hoá giao thông” trên các giảng đường, giúp học sinh, sinh viên hiểu được việc tham gia giao thông an toàn là trách nhiệm của bản thân và là một nét văn hoá cần được phát huy.

Bà Châu Thị Hoài Thu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Bên cạnh nâng cao chuyên môn cho giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, thì đảm bảo ATGT cho học sinh trong năm học luôn được ngành GD&ĐT tỉnh đặc biệt quan tâm. Các nhà trường đều chủ động đưa giáo dục Luật Giao thông vào giờ dạy trên lớp, ngoại khoá, phù hợp với điều kiện thực tế dựa trên quy định của Bộ GD&ĐT.

Đoàn viên Thanh niên phường Giếng Đáy [TP Hạ Long] tuyên truyền Luật Giao thông cho phụ huynh học sinh.

Trường THCS-THPT Nguyễn Trãi [huyện Tiên Yên] là một trong những trường làm tốt công tác giảng dạy chuyên môn và giáo dục học sinh về đảm bảo trật tự ATGT. Với gần 500 học sinh cư trú rộng khắp trên địa bàn huyện, nên việc làm sao để học sinh đến trường an toàn luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của Ban Giám hiệu nhà trường. Trường luôn phối hợp với Công an huyện tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp Luật Giao thông cho học sinh. Qua những hình ảnh được lực lượng CSGT hướng dẫn tại các giờ học, học sinh đã nắm bắt được những kiến thức căn bản về tham gia giao thông an toàn.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Sáng, Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Tiên Yên, cho biết: Các kiến thức về Luật Giao thông mà chúng tôi tuyên truyền cho học sinh luôn được cập nhật thường xuyên, tập trung vào một số quy định mà các em hay mắc phải, là điều khiển xe mô tô đúng độ tuổi, không phóng nhanh vượt ẩu, không chở quá số người quy định… Qua các đợt tuyên truyền, chúng tôi đều mong nhắc nhở học sinh tự trang bị kiến thức an toàn cho mình; phụ huynh học sinh quan tâm tới an toàn cho con mình hơn bằng việc chấp hành tốt Luật giao thông.

Để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông và xây dựng “Văn hoá giao thông” cho học sinh, sinh viên, các trường học trên địa bàn tỉnh nhanh chóng triển khai chủ đề Năm ATGT đến từng lớp, góp phần giảm TNGT; chủ động xây dựng đề án tuyên truyền về Luật Giao thông.

Năm 2022, tỉnh tiếp tục duy trì nhiều giải pháp hạn chế TNGT trong học sinh, sinh viên, góp phần đảm bảo  ATGT bền vững.

2021-02-10 23:16:18

Nhiều năm trở lại đây, an toàn giao thông [ATGT] luôn là vấn đề “nóng”. Ở khắp nẻo đường, khẩu ngữ “ATGT là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là cảnh báo với những người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hằng ngày, hằng giờ TNGT vẫn xảy ra và thực sự là vấn nạn khiến gây nhức nhối. Trong nhiều nguyên nhân gây tai nạn, nguyên nhân hàng đầu [chiếm trên 85% số vụ] là do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông.

Trên đường phố, không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh, thiếu niên phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; đi xe không có biển số, giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe, vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, bóp còi inh ỏi hoặc vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại... Bên cạnh đó, có những thanh, thiếu niên còn đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn, lạng lách, đánh võng. Rất nhiều xe máy do giới trẻ điều khiển được "biến hóa” khác biệt hẳn nhãn mác, màu sắc, kiểu dáng ban đầu. Một số còn tự ý tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự khi lưu thông trên đường. Nhiều trường hợp sau khi va quệt thì thoái thác trách nhiệm, cãi vã, thậm chí gây gổ đánh nhau.… Những hành vi này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây TNGT.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.977 vụ TNGT, làm chết 6.857 người, bị thương 11.161 người. Trong đó phân tích số liệu chưa đầy đủ của Công an các địa phương về độ tuổi của người bị nạn và người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho thấy trong số 10.357 người bị nạn có 974 người dưới 18 tuổi, 3.524 người từ trên 18 đến 30 tuổi; 4.019 người gây tai nạn có 260 người dưới 18 tuổi, 1.460 người từ trên 18 đến 30 tuổi.

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kiềm chế TNGT. Xây dựng văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, như: Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi khi có va chạm; đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông… Văn hóa giao thông còn thể hiện qua việc không chen lấn, giành đường, quan tâm cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan để kịp thời ngăn chặn xử lý. Không tranh cãi, đánh nhau khi xảy ra va chạm, không vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác. Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó TNGT và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.

Tiềm ẩn nguy cơ TNGT  ở lứa tuổi thanh, thiếu niên do thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.

Để hạn chế các vụ TNGT do lứa tuổi thanh, thiếu niên gây ra cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ trên tất cả các “mặt trận” với các hình thức, phương pháp đa dạng, sinh động, thực sự “lay động” ý thức của thanh, thiếu niên. Trong cuộc vận động văn hóa giao thông nên đề ra những tiêu chí rất cụ thể như thanh niên nếu vi phạm giao thông thì không được kết nạp Đoàn hay hưởng các quyền lợi chính trị khác. Công tác tuyên truyền này nếu chỉ thực hiện trong Tháng ATGT thì không đủ mà cần phải làm thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. Bên cạnh đó, đẩy mạnh vai trò xung kích của thanh niên trong việc giữ gìn trật tự, ATGT, phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, như: Ngày hội đoàn viên, thanh niên với văn hóa giao thông, Tọa đàm ATGT dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm, ý kiến của đoàn viên, thanh niên về Luật Giao thông đường bộ, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, hậu quả vi phạm trật tự, ATGT… Ngoài các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ, cần trang bị những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho thanh, thiếu niên; chỉ đạo các trường học giáo dục toàn thể thanh, thiếu niên ý thức tự giác chấp hành pháp luật, bảo đảm ATGT; tổ chức kiểm điểm các em vi phạm, buộc cam kết không vi phạm trật tự, ATGT… Đồng thời, thông qua hệ thống phát thanh học đường, Đoàn Thanh niên các trường cần tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Điều đó sẽ góp phần định hướng cho thanh, thiếu niên khi tham gia giao thông. Đặc biệt là thường xuyên lập các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, gây ùn tắc giao thông.

Cần nhận thức sâu sắc rằng gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng đối với thanh, thiếu niên trong việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông. Các bậc phụ huynh cần quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, kể cả đi bộ; khi đưa đón con em, cần chấp hành tốt Luật Giao thông để làm gương;…. Phát hiện học sinh vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, các bậc phụ huynh cần thông báo ngay cho nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm biết để kịp thời phối hợp giáo dục.

Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nhằm giúp mọi người có ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Mỗi thanh, thiếu niên hãy có những hành động thiết thực để góp sức xây dựng văn hóa giao thông. TNGT chỉ có thể giảm khi ý thức của mỗi người được nâng lên, mà trong đó thanh, thiếu niên đóng vai trò trước hết và trên hết.

Nguyễn Thành Công

Cảnh sát giao thông tuyên truyền về trật tự ATGT cho học sinh tại Trường THPT Nguyễn Công Trứ

[TX Đông Hòa].

Từ quy chế phối hợp

Theo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Yên, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về trật tự ATGT trong học sinh, sinh viên thường xuyên diễn ra, nhiều trường hợp dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chính vì thế, từ năm 2013 đến nay, Phòng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Trường THPT Lê Thành Phương [huyện Tuy An] và Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai [huyện Tây Hòa]... triển khai Mô hình “Văn hóa giao thông trong trường học”. Đây đều là những trường học nằm gần tuyến quốc lộ đi qua nên tình hình trật tự ATGT khá phức tạp, nhất là vào thời điểm tan trường.

Không chỉ tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp về trật tự ATGT, Phòng Cảnh sát giao thông cũng đã phối hợp với các trường tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa như: văn nghệ, thi Rung chuông vàng với chủ đề về ATGT... qua đó thu hút được đông đảo học sinh tham gia.

Trung tá Phạm Thị Mộng Tuyết, Phó Phòng Cảnh sát giao thông, cho biết: Định kỳ hàng tháng, đơn vị cử cán bộ phối hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường tổ chức buổi ngoại khóa để tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật trật tự ATGT cho giáo viên, học sinh. Bên cạnh đó, các cán bộ của đơn vị cũng hướng dẫn, giáo dục pháp luật, giảng dạy, truyền đạt kiến thức bộ câu hỏi sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho học sinh khối lớp 11 và 12 thông qua giờ học ngoại khóa.

Trường THPT Lê Thành Phương là một trong những trường học triển khai mô hình “Văn hóa giao thông trong trường học” từ khá sớm. Thầy Võ Tấn Thuần, Bí thư Đoàn Trường THPT Lê Thành Phương, cho biết: Từ năm 2013 đến nay, mô hình “Văn hóa giao thông trong trường học” đều được nhà trường phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông thực hiện hàng năm. Qua đó, 100% cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường đã ký cam kết chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ.

Tại cuộc họp đầu năm, tất cả phụ huynh đều cam kết không giao xe máy phân khối lớn cho con em đến trường; không dừng, đỗ xe dưới lòng đường tại khu vực tiếp giáp đường dẫn vào cổng trường với quốc lộ 1 khi đưa đón con… Ban giám hiệu và giáo viên của trường còn thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp.

Nhân rộng mô hình

Mô hình “Văn hóa giao thông trong trường học” được triển khai nhiều năm nay tại nhiều trường học nằm dọc theo các tuyến quốc lộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Phú Yên và đang ngày càng được khẳng định là một trong những mô hình tuyên truyền về ATGT hiệu quả.

Nằm cạnh Quốc lộ 1, nơi thường xuyên có mật độ xe tham gia giao thông đông đúc, Trường THPT Lê Trung Kiên [thị xãĐông Hòa] luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về trật tự ATGT. Vừa qua, Phòng Cảnh sát giao thông đã phối hợp cùng nhà trường triển khai mô hình “Văn hóa giao thông trong trường học”.

Thầy Nguyễn Bảo Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Trung Kiên, cho biết: Khi được lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đặt vấn đề về việc triển khai Mô hình “Văn hóa giao thông trong trường học”, Ban giám hiệu nhà trường rất vui và đồng ý ngay. Việc chấp hành các quy định về trật tự ATGT là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đức học sinh trong năm học. Tuy thời gian thực hiện chưa lâu [cuối năm 2020] nhưng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của học sinh được nâng lên rõ rệt.

Đặc biệt, từ khi quy chế phối hợp giữa Phòng Cảnh sát giao thông với Trường THPT Lê Trung Kiên được ký kết, nhà trường đã thành lập Đội Thanh niên xung kích với lực lượng nòng cốt là học sinh nhà trường. Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức tập huấn, hướng dẫn các em một số động tác cơ bản về điều tiết phương tiện. Đơn vị này cũng phối hợp với nhà trường trang bị cho các em trong đội một số dụng cụ như cờ, còi, áo phản quang… Mỗi khi tan trường, các thành viên trong đội trực tiếp hướng dẫn các bạn trong trường khi qua Quốc lộ 1.

Em Trần Minh Vương, học sinh Trường THPT Lê Trung Kiên, cho biết: Trước đây, mỗi khi tan trường, các bạn hay tụ tập gây ùn tắc trước cổng trường. Từ ngày có đội xung kích “điều tiết”, tình trạng này đã giảm đi đáng kể. Chúng em cũng thường xuyên được các chú cảnh sát giao thông về tận trường tuyên truyền, nhắc nhở cũng như hướng dẫn nhiều kỹ năng lái xe an toàn khi lưu thông trên đường.

Theo trung tá Phạm Thị Mộng Tuyết, bên cạnh công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đơn vị luôn xác định tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT có vị trí, ý nghĩa quan trọng. Đây là giải pháp cơ bản để chuyển biến nhận thức của người dân, góp phần giảm tai nạn giao thông, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Từ việc triển khai mô hình ở hai điểm trường là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Lê Thành Phương, đến nay, mô hình đã được nhân rộng ra 5 trường học trên toàn tỉnh. Thời gian tới, đơn vị cũng sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này tại nhiều trường học khác.

Video liên quan

Chủ Đề