Học Luật kinh tế thì học những gì

Học luật kinh tế cần những tố chất gì?

Ngành Luật kinh tế là một trong những nghề không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại nhằm đảm bảo cho nguyên tắc cơ bản, đó là môi trường kinh doanh công bằng, ổn định và bền vững

Theo học ngành Luật Kinh tế cần những tố chất gì?

Sau khi đã tìm hiểu rõ về  Ngành Luật Kinh tế thì bạn phải xác định rõ mình có phù hợp với Ngành Luật kinh tế hay không? Để theo học ngành này thì cần những tố chất gì? Cổng thông tin tư vấn hướng nghiệp AUM Việt Nam sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi trên

Muốn theo học Luật Kinh tế các bạn cần có những tố chất sau:

Bạn phải luôn có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc.

Yếu tố trên có thể được xem là ngyên tắc cốt lõi của một người hành nghề luật. Vai trò của người luật gia là thực thi sự công bằng thông qua việc xác minh cụ thể, chính xác bản chất của sự việc, phải tôn trọng sự thật và luôn đấu tranh cho sự thật. Có thể nói nguyên tắc đầu tiên của tất cả các ngành nghề nói chung và ngành Luật kinh tế nói riêng đó là “Đạo đức nghề nghiệp”. Sinh viên ngành Luật phải luôn nắm rõ đạo đức nghề Luật

Có nền tảng kiến thức tương đối tốt trong lĩnh vực mình cung cấp thực hiện cho khách hàng

Có một thực trạng ở nước ta đó là cả trong quá trình đào tạo lẫn khi tham gia hành nghề thì 1 luật sư cái gì cũng biết nhưng không cụ thể chuyên sâu. Gần đây nhất, háng 6-2014 Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khi trả lời chất vấn trước Quốc hội cũng thừa nhận: Pháp Luật Việt Nam phức tập nhất thế giới. Với hệ thống các điều, các khoản, các chương...thì để làm tốt công việc này đòi hỏi các luật gia phải có một trí nhớ chính xác đến từng chi tiết

Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề

Luật sư mà không có kỹ năng thuyết phục giải quyết vấn đề thì không thể bào chữa hay bảo vệ cho thân chủ của mình được cũng như không thể làm rõ sự thật cần bảo vệ

Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic

Một sự việc đều có nhiều mặt nếu 1 luật sư không phân tích được nhiều mặt của vấn đề thì chỉ là kẻ phiến diện, không có óc tư duy logic thì sẽ lộn xộn, không trình tự

Ngoại ngữ tốt

 Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang là điểm đến của nhiều công ty, tập đoàn nước ngoai đầu tư, hoạt động, do đó việc có khả năng ngoại ngữ ở mức tốt là một ưu thế vượt trội giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ có khả năng ngoại ngữ ở mức tốt có liên quan đến yếu tố nước ngoài trong kinh doanh. Một luật sư giỏi chắc chắn phải có khả năng giao tiếp, tiếp cận với vụ việc có sự tham gia của các công ty nước ngoài, thậm chí cả tranh tụng vượt khỏi biên giới 1 quốc gia

Xem thêm: Luật kinh tế cơ hội việc làm triển vọng, thu nhập hấp dẫn

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Dù đã có mặt từ những năm 1970, ngành Luật kinh tế chỉ mới nhận được sự quan tâm của đông đảo các sĩ tử và các bậc phụ huynh có con em chuẩn bị tham gia kỳ thi đại học trong vài năm gần đây. Giới trẻ không ngừng truyền tai nhau về một ngành học “phất lên như diều gặp gió”, rằng ai tốt nghiệp Luật kinh tế cũng dễ dàng tìm được công việc xịn sò và cả địa vị xã hội đáng ngưỡng mộ. Vậy thì ngành Luật kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên Luật kinh tế như thế nào? Hãy cùng bài bài viết sau giải đáp những thắc mắc về ngành này.

Ngành Luật kinh tế là học gì?

Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh ba mối quan hệ sau:

  • Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh
  • Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình thực hiện hợp tác kinh doanh
  • Mối quan hệ giữa chính các phòng ban, bộ phận của một doanh nghiệp

Đúng như tên gọi, ngành Luật kinh tế gồm hai phần: “luật” và “kinh tế”. Khác với ngành Luật, ngành Luật KT chỉ cung cấp những kiến thức căn bản nhất về các bộ Luật cho sinh viên. Sau khi hoàn thành các môn đại cương, sinh viên chuyên ngành này sẽ được giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu về bộ Luật kinh tế. Như đã nói, sinh viên Luật kinh tế cũng cần hiểu rõ về các doanh nghiệp. Thế nên, hầu hết các trường đào tạo Luật kinh tế cũng giảng dạy các kiến thức nền về doanh nghiệp và kinh tế.

Các cơ sở đào tạo ngành này thường xét tuyển kết quả thi THPTQG và điểm chuẩn sẽ dao động khoảng 16.5 – 29 điểm. Con số này cao hơn khá nhiều so với các ngành khác. Ngoài ra, các sĩ tử cũng nên lưu ý những phương thức mới để tuyển sinh ngành Luật kinh tế năm 2021. Cụ thể:

  • Xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi quốc tế
  • Xét tuyển dựa trên học bạ và năng lực sử dụng ngoại ngữ
  • Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ của các khối thi

Ví dụ đối với khối D01, cơ sở đào tạo sẽ xét tuyển bằng kết quả học tập của các môn Ngữ Văn, Toán Học và Tiếng Anh. 

Trường nào đào tạo ngành Luật kinh tế?

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Luật Hà Nội
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Lao động – Xã hội
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Thành Tây
  • Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Kinh Bắc
  • Đại học Thành Đông
  • Đại học Trưng Vương

Khu vực miền Trung

  • Đại học Vinh
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Tài chính – Kế toán
  • Đại học Dân lập Duy Tân
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Phan Thiết

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế – Đại học Luật
  • Đại học Lao động – Xã hội [cơ sở Tp.HCM]
  • Đại học Mở Tp.HCM
  • Đại học Ngân hàng Tp.HCM
  • Đại học Kinh tế- Tài chính Tp.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Công nghệ miền Đông
  • Đại học Dân lập Cửu Long
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô

Ngành Luật kinh tế gồm những chuyên ngành nào?

Chủ Đề