Học không phải là con đường duy nhất mà là con đường tốt nhất

Tuổi 18 luôn phải đứng trước nhiều nhiều lựa chọn trước ngã rẻ của cuộc đời. Đại học là con đường mà phần lớn các bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ. Tuy nhiên, đó có thể là con đường ngắn nhất, an toàn nhất nhưng chắc chắn không phải duy nhất.

Tấm bằng đại học quan trọng thế nào trong xã hội hiện nay?

Đa số phụ huynh ở Việt Nam hiện nay đều cho rằng học đại học chính là điều kiện đảm bảo tương lai tốt đẹp nhất cho con em của mình. Bởi vậy mà nhiều phụ huynh đã tạo áp lực cho con về điểm số, thứ bậc trong lớp, trong trường. Để hiện thực điều đó, họ đua nhau cho con em mình đi học thêm, học phụ đạo, khiến các em không còn thời gian để nghỉ ngơi, để vui chơi lành mạnh. Liệu đây có phải là giải pháp học sinh mong muốn hay của cha mẹ chúng?

Chúng ta cũng không thể khẳng định suy nghĩ, tư tưởng của các bậc phụ huynh là sai hoàn toàn khi mà những công việc, vị trí làm việc tốt đều yêu cầu, đòi hỏi có bằng cấp. Khách quan mà nói, học đại học là rất cần thiết và quan trọng. Bởi trong môi trường giáo dục, đặc biệt là môi trường giáo dục đại học (môi trường giáo dục đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho người học), sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức một cách nhanh nhất qua sách vở và thực hành. Những kiến thức này sẽ giúp các em có kinh nghiệm và kỹ năng trong các công việc sau này.

Học không phải là con đường duy nhất mà là con đường tốt nhất

Một trường đại học hàng top không hứa hẹn một tương lai “hàng top”

Một trường đại học top đầu chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi, nó thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Ngoài ra, nó không đảm bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của giáo dục.

Hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm và kể cả trong phần may mắn có việc, có tới 60% làm trái ngành, hoặc công việc không đảm bảo nuôi sống bản than ở những thành phố đắt đỏ. Không khó để tìm thấy một cựu sinh viên Đại Học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Ngân hàng làm thuê ở những nhà máy, xí nghiệp, lãng phí tấm bằng cử nhân và bốn năm đại học – bốn năm tuổi trẻ.

Thời gian không chờ đợi ai cả và kiến thức không phải là thứ bất biến. Khi tấm bằng đại học trở nên vô giá trị, nhiều bạn vẫn cố “ngậm bồ hòn làm ngọt”, đu trên những thành phố lớn, vật lộn làm những công việc không tên kiếm sống từng ngày. Bị lãng quên ở những nơi ta không thuộc về là một bi kịch.

Có một sự thật vừa đẹp đẽ vừa buồn tủi ấy là bức tranh về Hà Nội hay Sài Gòn luôn được diễn tả với hàng ngàn tia sáng, phồn thịnh, giàu có. Nhưng chúng ta đều biết rằng, ở đó vẫn tồn tại không ít những số phận mà ánh đèn lộng lẫy không thể chiếu tới. Trong số họ, có lẽ nhiều năm trước, đã từng tự hào vì tấm giấy báo đỗ đại học.

Hoặc một viễn cảnh khác, các “trạng nguyên” lại “vinh quy bái tổ”, nhưng khác với thời phong kiến, “trạng nguyên” bây giờ chẳng những không có đất, không có nhà mà còn phải “trở về với cái máng lợn cũ”, tiếp tục cuộc sống và bỏ đi khát vọng đổi đời.

Chưa kể, nếu chọn sai trường, điều này bi kịch hơn việc không học/trượt đại học rất nhiều. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay chọn ngành theo xu hướng, hoặc theo con đường đã được vạch sẵn của gia đình. Khi bản ngã chưa đủ lớn, không thể trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”, “Tôi cần gì?”, “Tôi có thể làm gì?”, ta dễ dàng đánh mất cái tôi và “sống bằng cái đầu của người khác”.

Nên nhớ rằng, “cẩu thả trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng là bất lương.” (Nam Cao). Và nếu như chọn sai nghề, dễ gì người ta yêu và hết mình cẩn trọng với nó được. Tuổi mười tám, chúng ta được phép sai lầm, nhưng không phải sai lầm nào cũng dễ dàng sửa chữa.

Dĩ nhiên, chúng ta không ở đây để than vãn, đổ lỗi hay trách móc các trường đại học. Chúng ta ở đây để thống nhất với nhau rằng, trường đại học không thể thay đổi (hoàn toàn) cuộc đời ta. Đại học – suy cho cùng cũng chỉ là một con đường. Mà thành công thì không giới hạn hướng rẽ.

Học không phải là con đường duy nhất mà là con đường tốt nhất

Không có khóa học đào tạo vĩ nhân. Cũng như không có khóa học thay đổi người lười

Harvard, Yale, Cambridge hay Oxford không tạo ra những Bill Gates, Mark Zuckerberg hay bất kì một vĩ nhân nào. Thành công cần nhiều yếu tố hơn là điểm số hay thậm chí IQ. Nó bắt nguồn từ đam mê, phát triển bằng tài năng, cứng cáp nhờ học hỏi và vụt sáng khi có cơ hội.

Đại học không dạy cho bạn đam mê – và dĩ nhiên, không ai có thể dạy chúng ta điều này. Chúng ta sống trong một xã hội và bị ràng buộc bởi các mối quan hệ, nhưng suy cho cùng, mỗi người đều là một thế giới riêng. Ta độc lập và khác biệt. Ta có bản ngã cá nhân và đam mê của riêng mình. Nhưng không phải ai cũng cũng có thể tìm thấy nó. Đừng lầm tưởng đại học sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Tôi là ai”, vì chỉ có chính bạn mới có thể đi tìm được lời giải đáp.

Đại học không dạy cho bạn đam mê – và dĩ nhiên, không ai có thể dạy chúng ta điều này. Đừng lầm tưởng đại học sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Tôi là ai”, vì chỉ có chính bạn mới có thể đi tìm được lời giải đáp.

Các danh nhân thế giới cũng từng mắc vào bi kịch này. Kiến trúc sư nổi tiếng của Nhật Bản Ando Tada từng từ bỏ việc học và phải sống bằng đủ loại nghề lao động chân tay nặng nhọc như tài xế, thợ mộc, bồi bàn,… Cuối cùng, ông tìm thấy niềm đam mê và khả năng kiến trúc của mình và thành công với nó. Chưa định nghĩa được bản thân mình không đáng sợ. Đáng sợ hơn là khi bạn không dám định nghĩa, không dám sống một cách trọn vẹn.

Năm 19 tuổi, Steve Jobs bỏ học đại học để đi học một lớp thư pháp. Đây là một quyết định mang tính chất số phận vì nó nằm ở thời điểm nhạy cảm nhất trong cuộc đời ông: Chọn đại học hay lớp dạy viết? Cuối cùng, ông để tình yêu cái đẹp dẫn dắt mình.

Chính niềm say mê vẻ đẹp hoàn toàn không thực dụng đó đã mang đến sự thành công của Steve Jobs sau này. Nó khiến những sản phẩm của Steve Jobs không chỉ tiện ích mà còn mang vẻ đẹp tao nhã, sành điệu mà tinh tế. Cội nguồn sâu xa mang lại thành công cho Apple chính là tình yêu cái đẹp. Đam mê đã mở lối cho sáng tạo và thành công theo ngay sau đó.

“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên.” – Acsimet. Bất cứ trường đại học nào cũng chỉ đóng vai trò như một bước đệm. Điểm tựa quan trọng nhất vẫn là bản thân mỗi chúng ta. Có bước đệm vững chắc là điều may mắn, nhưng thành công vẫn có thể đến nếu trong tay bạn đã có thứ quan trọng nhất: đam mê, ý chí và nghị lực.

Không có trường đại học đào tạo vĩ nhân, đồng thời cũng không ở đâu dạy bạn trở nên chăm chỉ. Lười biếng là chướng ngại vật lớn nhất trên hành trình ước mơ của mỗi người.Nó làm ta trì trệ, bỏ qua những cơ hội và cứ mãi giậm chân tại chỗ. Có những bạn trẻ sau 12 năm đèn sách miệt mài đã nảy sinh ra tâm lí xả hơi khi vào đại học, chính sự thỏa mãn không đến đúng lúc sẽ chặn đường bạn, biến việc học đại học của bạn trở nên vô nghĩa nếu nó kèm theo ước vọng đổi đời.

Danh tính một con người không được xác định qua tấm bằng đại học mà anh ta có. Ở tuổi 18, chúng ta có quyền vấp ngã, có quyền sai lầm và có quyền làm lại. Thời gian mới là câu trả lời quan trọng nhất cho thành công.

Học không phải là con đường duy nhất mà là con đường tốt nhất

Đại học không đào tạo những con người hạnh phúc

Hạnh phúc là khi ta được là chính ta, được làm những điều bản thân mong muốn, được chia sẻ và nhận yêu thương. Điều này có ở khắp mọi nơi. Daniel Martin Klein từng dẫn trong một cuốn sách triết học của ông: “Hạnh phúc giống như một cái đuôi. Chúng ta không thể nhìn thấy nó nhưng nó lại luôn ở đằng sau chúng ta”.

Bất cứ ai cũng có thể hạnh phúc và có quyền được hạnh phúc, kể cả khi bạn không phải là sinh viên một trường đại học danh tiếng.Cuộc đời giống như một vòng quay xe đạp, muốn đi xa, chúng ta phải có những giờ nghỉ để bảo dưỡng, thay đổi.

Đôi khi trượt đại học lại mở ra cho bạn những cơ hội khác – cơ hội để trao đi yêu thương, cơ hội để thấu hiểu và trân trọng những điều bình dị xung quanh mình. Đó cũng là một cách để học tập và để biết trân trọng cuộc sống hơn.

Trượt đại học có thể là một thất bại. Nhưng thất bại luôn có tính chất thời điểm, không phải mãi mãi. Có hai cách để đương đầu: Hoặc tiếp tục đứng lên để khẳng định giá trị bản thân, hoặc tiếp tục nằm đó, than vãn, ủ dột, chán chường.

“Bỏ cuộc chắc chắn là cách duy nhất để thất bại” (Gena Showalter). Thất bại chỉ thực sự đến khi ta lựa chọn phương án số hai. Đó là sự thỏa hiệp trước số phận, thỏa hiệp trước rủi ro, và quan trọng nhất là thỏa hiệp trước chính mình. Đây mới là thất bại nặng nề nhất, đau đớn nhất và khó sửa chữa nhất. Nó tạo ra bức tường vô hình kìm hãm ta và chặn mọi lối thành công của những ai sơ sẩy rơi vào bẫy.

Thất bại là bước đệm vững chắc cho thành công – nếu ta dũng cảm cho mình cơ hội thứ hai và hết mình với nó. Không ai trong cuộc đời lại chưa một lần vấp ngã. Khi một cánh cửa đóng lại, ắt sẽ có một cánh cửa khác mở ra nếu bạn đủ tỉnh táo để tìm thấy tay nắm cửa. Thất bại cho ta nhiều thứ: Kinh nghiệm, sự cứng cỏi và trưởng thành. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và người thắng là người có thể đi tới cuối cùng.

Học không phải là con đường duy nhất mà là con đường tốt nhất

Vì cuộc đời có nhiều lựa chọn, hãy chọn niềm vui.

Dĩ nhiên, nói thì dễ, phải ở trong cú sốc năm 18 tuổi này thì mới có thể cảm nhận hết nỗi buồn, sự xấu hổ và tổn thương. Trước khi là người viết ra những dòng này, tôi cũng là một người trẻ – tuổi 18 đầy nhiệt huyết, mơ mộng và chênh vênh giữa cuộc đời. Dù không thể vào một trường đại học như ý nguyện, nhưng tôi biết mình là ai, muốn gì và có thể làm gì. Không ai có thể tiêu diệt đam mê ngoài chính bạn. Có thể con đường phía trước sẽ khó khăn hơn, nhiều rào cản hơn, nhưng có hề gì khi ta dám dấn thân và cất bước.

Đừng nản lòng khi người khác cười cợt trước cú ngã của bạn. Ánh mắt và miệng lưỡi của những kẻ thích dèm pha luôn có giá trị âm. Điều nên ghi nhớ là những lời an ủi chân thành, những lời khuyên và định hướng tương lai. Người hiểu biết sẽ nói: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”. Khi bạn thành công, mọi thất bại trước đó sẽ được coi là bài học.

“Con người sinh ra không phải để mất đi mà là để in dấu trên mặt đất và in dấu trong lòng người khác”. Không phải ai cũng có thể trở thành những vĩ nhân, nhưng trở nên vĩ đại trong mắt chính mình và người thân, bạn bè và một điều ta có thể làm được.

Học không phải là con đường duy nhất mà là con đường tốt nhất

Đại học không phải con đường duy nhất giúp bạn thành công

Trên thực tế, rất nhiều người thành công mà không có tấm bằng đại học trên tay. Cũng người có bằng đại học loại giỏi hay thủ khoa nhưng lại thất nghiệp, phải làm những công việc trái với ngành nghề đào tạo. Đại học không phải là môi trường giáo dục duy nhất giúp con người có thể lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể học những kiến thức, kinh nghiệm bằng cách tự học qua sách vở, báo chí, học liên thông, tại chức, học những người có kiến thức và kinh nghiệm hơn mình,… học mọi lúc, mọi nơi.

Tôi sẽ không lấy những ví dụ quá vĩ đại như: Bill Gate, Sheldon Adelson, Lawrence Ellision,…- Những tỷ phú thành không cần tấm bằng đại học. Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản: 1 bạn trẻ dám bỏ học ở một trường đại học uy tín về kinh tế để theo đuổi công việc chăm sóc sắc đẹp tại Spa, hiện tại bạn ấy cảm thấy vui vẻ, say mê và sống tốt bằng nghề mình chọn. Bởi vậy những ai không đỗ đại học thì đừng có buồn, còn rất nhiều con đường giúp bạn đến thành công và đại học không phải duy nhất. Hãy nhớ, khi cánh cửa này khép lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra.

Học không phải là con đường duy nhất mà là con đường tốt nhất

Kiến thức và kinh nghiệm sống mới là tấm bằng giá trị nhất

Dù ở trường đại học hay “trường đời” thì muốn thành công, bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm. Đó mới là hành trang lớn nhất giúp bạn có đủ hiểu biết và kỹ năng để tiến hành xử lý công việc. Đại học trang bị cho bạn kiến thức nhanh chóng nhất nhưng tại sao vẫn có hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm? Và rất ít sinh viên ra trường làm việc đúng chuyên ngành đào tạo? Nhiều sinh viên ra trường bằng giỏi nhưng lại khó xin việc, bởi ít được thực hành dẫn đến thiếu kỹ năng cứng và mềm.

Không có trường đại học nào đào tạo vĩ nhân, nhưng ở đâu cũng dạy bạn phải chăm chỉ. Thứ quan trọng nhất giúp bạn thành công chính là kiến thức và kinh nghiệm, đâu nhất thiết phải ở đại học mới lĩnh hội được. Vậy, hãy thay đổi tư tưởng của bản thân, trượt đại học có thể coi là một thất bại nhưng chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, nó lại mở ra con đường đi đến thành công khác cho mình. Quan trọng là bạn không được bỏ cuộc bởi “bỏ cuộc chắc chắn là cách duy nhất để thất bại” (Gena Showalter).

Khi một cánh cửa đóng lại, ắt sẽ có một cánh cửa khác mở ra nếu bạn đủ tỉnh táo để tìm thấy tay nắm nửa. Thất bại cho ta nhiều thứ: Kinh nghiệm, sự cứng cỏi và trưởng thành.

Tham khảo Ybox