Hiệu quả của nhà máy lọc dầu Dung Quất

"Nếu phía nam kéo dài giãn cách sang tháng 10, thì nhà máy chắc phải dừng thôi. Đây đã lần thứ 2 nhà máy phải giảm công suất trong hơn 1 tháng qua, mà việc chạy chỉ 80% công suất như bây giờ là lần đầu tiên trong lịch sử đấy”, lãnh đạo Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết.

“Vượt kế hoạch” hàng tồn kho

Từ chỗ đang đang chạy 100-105% công suất, đến đầu tháng 8.2021, nhà máy lọc dầu Dung Quất [Công ty lọc hoá dầu Bình Sơn - BSR] đã phải giảm công suất về 90%. Lý do bởi thị trường chính của doanh nghiệp là phía nam có tới gần 20 địa phương bước vào giãn cách theo Chỉ thị 16 khiến tiêu thụ xăng dầu sụt giảm quá nhanh và mạnh.

Báo cáo của Tập đoàn Dầu khí [Công ty mẹ của BSR] tại cuộc họp với Bộ Công thương cho hay, tại thời điểm ngày 3.8, khi nhà máy hạ công suất, BSR đang tồn kho 200.000 m3 xăng dầu thành phẩm và 400.000 m3 dầu thô. Lúc đó, BSR phải mang đi gửi kho ngoài nhà máy 25.000m3 và lên kế hoạch trong tháng 8 sẽ gửi tiếp ít nhất khoảng 100.000-120.000m3.

Thế nhưng, chia sẻ với Thanh Niên cuối tuần rồi, lãnh đạo BSR cho biết các chỉ số hàng tồn kho đã "vượt kế hoạch" gấp đôi so với thời điểm 1 tháng trước. “Giờ tồn ở kho ở nhà máy và gửi ngoài đã trên 400.000m3, trong đó tồn ở nhà máy là 230.000m3, gửi ngoài là 180.000m3”, vị này nói, đồng thời cho biết sau một thời gian ngắn hạ công suất về 90%, thì nhà máy đã phải tiếp tục “ép” công suất xuống 80% - lần đầu tiên trong lịch sử nhà máy.

“Dù sản lượng sản xuất trong tháng 8 chỉ còn 500.000m3, trong khi bình thường mỗi tháng chúng tôi bán ra 600.000m3, nhưng trong tháng 8 chỉ tiêu thụ được 300.000m3, tức là giảm 50%”, vị lãnh đạo này cho biết, song cho rằng mức đó đã là tốt vì tính toán hồi đầu tháng 8 thì sản lượng bán ra chỉ đạt khoảng 40-45%. Nguyên nhân là nhờ đến giữa tháng 8, Bộ Công thương đã ban hành chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối ưu tiên tiêu dùng sản phẩm trong nước, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng đã sản xuất được trong nội địa.

Theo đó, phần sản lượng tăng thêm ngoài dự kiến này là nhờ vào việc 3 ông lớn gồm Tập đoàn Xăng dầu, Tổng công ty Dầu Việt Nam PV Oil và Tổng công ty Xăng dầu Quân đội cùng chia sẻ khó khăn trong những đơn hàng vừa được thực hiện cuối tháng.

Nhà máy lọc dầu phải… đi bán dầu thô

Không chỉ hết chỗ chứa hàng thành phẩm, mà ngay cả nguyên liệu đầu vào chính cho nhà máy là dầu thô giờ cũng không còn chỗ chứa. Trước tình cảnh đó, mới đây nhất, bất chấp chi phí vận tải tăng cao khi mua hàng, nhà máy đã phải “bấm bụng” bán đi 1 triệu thùng dầu thô vì hết chỗ trữ hàng. Chưa dừng lại ở đó, nhà máy tiếp tục lên kế hoạch sẽ bán thêm 1 triệu thùng nữa trong thời gian tới.

"Chúng tôi mong tháng 9 này dịch sẽ giảm, giãn cách sẽ được nới dần. Nếu được thế thì 3 tháng cuối năm may ra bán hết hàng tồn kho. Còn nếu tháng 10 mà vẫn như thế này thì phải tính đóng cửa nhà máy, dù chúng tôi đã cân nhắc, báo cáo cấp trên là nếu đóng cửa thì sẽ phải thiệt hại 1.000 tỉ đồng mỗi tháng nếu so với phương án chạy máy”, đại diện BSR chia sẻ.

Toàn cảnh Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Ảnh BSR.COM

Theo quyết định của Thủ tướng năm 2005, ở giai đoạn hình thức tự đầu tư, Nhà máy lọc dầu Dung Quất có tổng mức đầu tư hơn 2,5 tỉ USD. Và sau khi hoàn thành công tác xây dựng và chạy thử nhà máy, quyết định của Thủ tướng năm 2009 phê duyệt tổng mức đầu tư là 3,053 tỉ USD. Lãnh đạo BSR lo ngại, tình hình hiện nay kéo gần gần như chắc chắn kế hoạch và phương án mở rộng giai đoạn 2 của nhà máy sẽ bị ảnh hưởng. Theo đó, có thể phải chia nhỏ thêm ra các giai đoạn để phân kỳ đầu tư.

Cần nhấn mạnh rằng, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi sản xuất của ngành dầu khí Việt Nam. Giới thiệu trên trang web của mình, Công ty BSR cho biết, Nhà máy lọc dầu Dung Quất Công có suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày. Sau khi hoàn thành nâng cấp mở rộng thì công suất nâng lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 192.000 thùng/ngày.

Gần như tất cả lượng khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ là để cung cấp cho nhà máy. Trong khi đó, đầu ra của BSR ngoài các loại xăng, dầu còn có khí LNG, hạt nhựa… "Chúng tôi ở giữa chuỗi sản xuất. Vì vậy nếu dừng nhà máy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả hạ nguồn lẫn thượng nguồn của ngành dầu khí. Cho nên bây giờ chúng tôi gần như nín thở chờ tin nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch để sản xuất an toàn”, ông chia sẻ, cùng lúc cho chúng tôi xem link bài báo về việc Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói “Quận 7 và huyện Củ Chi là 2 mũi đột phá thí điểm bình thường mới” sau ngày 15.9, với rất nhiều sự khấp khởi, hy vọng.

Tin liên quan

Kể từ khi đi vào vận hành thương mại [2-2009] đến nay là tròn 7 năm, Nhà máy lọc dầu Dung Quất - dự án lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam - luôn bị đặt câu hỏi: hiệu quả kinh tế của dự án thế nào? Bởi trong suốt thời gian qua, việc giải quyết các ưu đãi luôn mang tính sống còn cho dự án.

Lọc dầu Dung Quất nguy cơ dừng sản xuất

Dừng lọc dầu Dung Quất trong 2-3 tháng nữa?

Đối với một dự án lọc dầu, thông thường thì giá dầu thô [nguyên liệu] và giá xăng dầu [sản phẩm] là các yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Do vậy người dân không hiểu được tại sao giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh, khiến giá xăng dầu thành phẩm cũng giảm theo thì tại dự án Dung Quất, sản phẩm được sản xuất ra từ nguồn dầu thô trong nước [mỏ Bạch Hổ] lại không cạnh tranh được với giá xăng dầu nhập khẩu.

Vấn đề là ở chỗ, ngay từ khi được phê duyệt và đi vào vận hành thương mại [từ tháng 2/2009], dự án lọc dầu Dung Quất đã không vận hành theo cơ chế thị trường.

Từ năm 2009 đến nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được hàng loạt ưu đãi rất lớn: thời gian khấu hao dự án là 20 năm [dài hơn thời gian 15 năm nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi], được hưởng mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán đối với xăng, dầu là 7%, LPG là 5% và sản phẩm hóa dầu là 3%.

Cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận nhiều ưu đãi nhưng Tập đoàn Dầu khí vẫn đau đầu vì bù lỗ từ cho Dung Quất từ lợi nhuận thu được qua các dự án khác.

Ngoài ra, dự án còn được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 30 năm, thấp hơn nhiều so với mức thuế mà các doanh nghiệp trong khu kinh tế Dung Quất được hưởng, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

Như vậy có nghĩa là nếu thị trường có lên, có xuống, doanh nghiệp dầu khí nào lỗ thì lỗ chứ với chừng ấy ưu đãi, Dung Quất vẫn có khả năng cân đối tài chính.

Tuy nhiên, để cho Dung Quất có lãi tính đến hết năm 2015 [năm 2015 lãi gần 6.000 tỉ đồng] thì khoản lãi này phải xuất phát từ ưu đãi, từ cơ chế cấp bù thuế, cộng vào giá bán cho dự án mà từ trong các văn bản của Chính phủ là “cơ chế điều tiết nguồn thu”. Kể cả trong trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu xuống thấp dưới 7% thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] vẫn phải cấp bù số chênh lệch này.

Tính từ năm 2010 đến nay, Dung Quất có năm lỗ, năm lãi [đỉnh cao là năm 2013 lãi 3.000 tỉ đồng], theo Báo cáo của PVN năm 2015. Nhưng nếu tính chung từ năm 2010-2014, nhà máy vẫn lỗ trên 1.000 tỉ đồng. Còn nếu tính sòng phẳng, loại trừ trợ giá bằng thuế ra khỏi giá sản phẩm thì cũng từ năm 2010-2014, Dung Quất lỗ lên tới 27.600 tỉ đồng. Điều đó có nghĩa là PVN cấp bù chừng đó tiền cho Dung Quất. Và số tiền cấp bù cho Dung Quất được hạch toán vào lợi nhuận trước thuế của PVN.

Vì thế, nhiều khi PVN công bố lợi nhuận trước thuế hàng năm là vậy song thực chất khoản lợi nhuận đó không về ngân sách đầy đủ mà chỉ mang tính hạch toán sổ sách kế toán.

Như vậy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao, cộng với hàng loạt ưu đãi mà còn thua lỗ thì khi giá thế giới giảm sâu, cơ chế ưu đãi vẫn tồn tại nhưng bị thị trường [ở đây là lộ trình thực hiện các FTA] “vô hiệu hóa”, việc thua lỗ thực tế còn lộ ra rõ hơn.

Ngay cả trong thời điểm giá bán tốt, Dung Quất là một dự án không được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. Với 13 năm đầu tư, bị chậm đưa vào sử dụng 9 năm so với tính toán ban đầu, Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã không còn chính xác và các biến động thị trường khiến nó càng xa những tính toán ban đầu hơn.

Trong bài viết “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả dự án lọc- hóa dầu của PetroVietnam” do nhóm tác giả Hoàng Thị Đào, Ngô Thị Mai Hạnh, Cù Thị Lan [Viện dầu khí Việt Nam công bố tháng 7-2014, có nêu nhận định: “ Dự án có hiệu quả thấp chủ yếu do nhà máy chậm đi vào vận hành”. Việc chậm vận hành đã đưa tổng vốn đầu tư dự án từ 2,5 tỉ đô la [2005] lên 3,05 tỉ đô la [2009].

Ngay tại thời điểm lập Báo cáo kết thúc dự án [10-2010] mà Chính phủ trình ra Quốc hội, các thông số tài chính liên quan đến dự án như tỉ suất hoàn vốn nội bộ [IRR] là 5,87% hay 7,66% như báo cáo ban đầu của Chính phủ cũng có nhiều điểm không chính xác và sau đó phải báo cáo lại với Quốc hội con số thấp hơn [5,87%]. Giá trị quyết toán vốn đầu tư thực tế là bao nhiêu, đã được công bố chính thức sau 8 năm đi vào vận hành hay chưa và có thực là giảm được 8.000 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư điều chỉnh đã được phê duyệt hay không, tổng thu nộp ngân sách không tính các khoản thu điều tiết thế nào, chi phí dự án đến nay ra sao… là những câu hỏi cần được làm rõ.

Tại thời điểm cách đây 6 năm [10-2010], khi quyết toán, Quốc hội và Chính phủ còn nợ lại người dân những câu hỏi về hiệu quả dự án này do thời điểm đó thời gian đi vào vận hành quá ngắn, mới chỉ vài tháng. Sau chừng ấy năm, với rất nhiều cơ chế ưu đãi và bao tiêu sản phẩm cho nhà máy, nếu nguy cơ nhà máy tạm dừng hoạt động vì lý do thua lỗ là sự thật thì câu hỏi về hiệu quả kinh tế dự án có được trả lời một cách đầy đủ?

[Theo TBKTSG]

Mẹ 5 con xinh đẹp từng ăn rau dại qua ngày thành bà chủ tiền tỷ

Ông Đinh La Thăng ra 'tối hậu thư' với dự án 500 triệu USD

Chuyện buồn về miếng thịt dê ngon nhất đất Ninh Bình

Hành trình đại gia tìm lại gương siêu xe 3 lần bị vặt

Cổ phiếu Bầu Đức: Mua xong lỗ luôn 1.100 tỷ

So sánh khối tài sản khổng lồ của Chu Đăng Khoa và Cường Đô la

Sốc: Xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng vì thuế?

Đà Nẵng: Ngăn DN Trung Quốc lấy tên 'Tam Sa, Chín đoạn'

Video liên quan

Chủ Đề