Hãy nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức p1v1 p2v2

SoanBai123 » Vật Lý Lớp 10 » Lý thuyết Vật Lý Lớp 10 » Chương VI: Định luật Boyle-Mariotte, đường đẳng nhiệt

Chương VI: Định luật Boyle-Mariotte, đường đẳng nhiệt

Mùa đông không lạnh” tại sao trời lạnh con người lại bị lạnh? cái lạnh tăng thêm khi có gió [Đọc thêm]

Định luật Boyle-Mariotte [Định luật Bôilơ-Mariốt]: Đối với lượng khí lí tưởng xác định của một hệ khép kín, trong quá trình biến đổi trạng thái với thông số nhiệt độ không đổi áp suất của khí lí tưởng gây ra áp lực tỉ lệ nghịch với thể tích.

Chương VI: Định luật Boyle-Mariotte, đường đẳng nhiệt

1/ Thí nghiệm vật lý Định luật Boyle-Mariotte Dụng cụ thí nghiệm: một quả bóng được bơm căng, bên trong có một lượng khí xác định, quả bóng đó để trong một bình kín bao quanh bởi lớp không khí. Tiến hành thí nghiệm: Giữ cho nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm, dùng bơm hút khí từ trong bình ra sau đó quan sát, rồi tiến hành thí nghiệm cho trường hợp ngược lại bơm thêm khí vào trong bình. Trường hợp 1: khí trong bình được hút ra Quả bóng phình to ra khi không khí trong bình được rút bớt ra[/caption] Nhận xét: khi rút khí trong bình = > áp suất khí nén lên quả bóng giảm, quả bóng phồng to lên chứng tỏ thể tích khí bên trong quả bóng tăng lên = > áp suất biến đổi tỉ lệ nghịch với thể tích. Trường hợp 2: bơm thêm khí vào trong bình

Quả bóng thu nhỏ lại khi không khí trong bình được bơm thêm vào[/caption]


Nhận xét: khi bơm thêm khí vào bình = > áp suất nén lên quả bóng tăng lên, quả bóng thu nhỏ lại chứng tỏ thể tích khí bên trong quả bóng giảm = > áp suất biến đổi tỉ lệ nghịch với thể tích.

Giải thích chi tiết thí nghiệm vật lý trên:
Bình kín chứa bóng đã được bơm căng, ban đầu áp suất không khi bao quanh bên ngoài quả bóng cân bằng với áp suất bên trong quả bóng. Khi không khí trong bình được rút ra ngoài, áp suất khí bên ngoài bao quanh quả bóng giảm, sự trênh lệch áp suất giữa bên ngoài quả bóng và bên trong quả bóng khiến không khí bên trong quả bóng có xu hướng dịch chuyển ra phía ngoài theo mọi hướng để giảm áp suất bên trong quả bóng sao cho cân bằng với áp suất bên ngoài. Áp lực nén lên quả bóng tăng lên khiến quả bóng bị phình to ra. Lập luận tương tự cho trường hợp ngược lại.

Bằng cách bố chí thí nghiệm với các dụng cụ đo thể tích và áp suất chính xác nhà vật lý học Robert Boyle [1627-1691] người Ireland và nhà vật lý học Edme Mariotte [1620-1684] người Pháp đã cùng tìm ra sự biến đổi của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi nên định luật này được gọi là Định luật Boyle-Mariotte [phiên âm tiếng việt Định luật Bôilơ-Mariốt]

Robert Boyle [trái] – Edme Mariotte [phải] là hai nhà vật lý nghiên cứu độc lập ở hai đất nước khác nhau cùng tìm ra một định luật chung mang tên hai ông.

Nội dung Định luật Boyle-Mariotte Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt đối với một lượng khí lí tưởng xác định, áp suất biến đổi tỉ lệ nghịch với thể tích.

Biểu thức của Định luật Boyle-Mariotte

p1Vp∼1V
p1V1=p2V2=...=pnVnp1V1=p2V2=…=pnVn
pVpV = hằng số​

trong đó:

2/ Bài tập vật lý vận dụng Định luật Boyle-Mariotte Bài tập vật lý 1: Một dung xilanh có thể tích 2lít chứa khí ở trạng thái áp suất là 10atm. Nén khí trong xilanh xuống áp suất là 5amt tính thể của khí trong xilanh khi đó, coi quá trình biến đổi trạng thái là đẳng nhiệt. Hướng dẫn: Trạng thái 1: V1 = 2lít; p1 = 10atm. Trạng thái 2: V2 = ?; p2 = 2atm áp dụng công thức của Định luật Boyle-Mariotte

p1V1=p2V2p1V1=p2V2 = > V2 = 4lít

Hoặc ta có thể giải nhanh bằng cách nhận xét:

áp suất giảm từ 10atm xuống 5atm [áp suất giảm 2 lần] = > thể tích tăng 2 lần = >V2 = 4lít

Bài tập vật lý 2: Một bình dung tích 10 lít chứa khí ở áp suất 1atm. Người ta bơm khí ở áp suất 1atm vào trong bình, mỗi lần bơm được 250cm3 khí. Coi nhiệt độ trong khi bơm là không đổi tính áp suất khí trong bình sau 50 lần bơm. Hướng dẫn: Thể tích khí sẽ bơm vào sau 50 lần bơm là 250×50 = 12500cm3 = 12,5[lit] Phân tích bài toán: đây là bài toán vật lý biến đổi đẳng nhiệt tuy nhiên nếu áp dụng ngay định luật Định luật Boyle-Mariotte mà không hiểu rõ có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng khi hiểu không kỹ vấn đề. Thứ nhất: khí được bơm liên tục vào trong bình 10 lít như vậy lượng khí xác định ở đây bị thay đổi liên tục sau mỗi một lần bơm điều này mâu thuẫn với Định luật Boyle-Mariotte chỉ áp dụng cho lượng khí xác định.

Thứ hai: khi bơm khí vào trong bình kín thể tích của bình không thay đổi trong suốt quá trình bơm.

Vậy làm sao để có thể giải bài toán trên bằng Định luật Boyle-Mariotte.

Ta có thể chuyển bài toán trên về bài toán như sau: Hai bình thông nhau chứa khí ở áp suất 1atm thể tích mỗi bình lần lượt là 12,5lit và 10lít. Tính áp suất trong bình 10lít sau khi nén toàn bộ khí trong bình 12,5lít sang bình 10 lít.
Hình minh họa bài toán vật lý 2 được hiểu lại sao cho phù hợp với Định luật Boyle-Mariotte Trạng thái 1: V1 = 12,5+10 = 22,5lít; p1 = 1atm Trạng thái 2: V2 = 10lít; p2 = ?

Áp dụng Định luật Boyle-Mariotte = > p2 = 2,25atm.

Đây là một bài toán vận dụng Định luật Boyle-Mariotte đơn giản, tác giả muốn phân tích kỹ để bạn đọc có thể hiểu rõ và sâu hơn về Định luật Boyle-Mariotte, sau này khi giải các bài tập vật lý tương tự tất nhiên sẽ không phải dài dòng diễn giải như trên mà bạn có thể áp dụng ngay công thức để tính, nhưng nếu phải giải thích cho một ai đó, hãy giải thích thật chi tiết như trên.

3/ Đường đẳng nhiệt Đường đẳng nhiệt là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi. Trong hệ tọa độ [p,V] đường đẳng nhiệt là đường hypebol

Mô hình thí nghiệm xác định Định luật Boyle-Mariotte và đường đẳng nhiệt[/caption]


Định luật Boyle-Mariotte là một định luật được xây dựng từ thực nghiệm, nó nghiệm đúng với khí lí tưởng và gần đúng với khí thực, tuy nhiên trong thực tế do không cần độ chính xác cao các bài toán vật lý phổ thông tạm coi định luật Boyle-Mariotte đúng với cả khí thực.

Định luật Boyle-Mariotte, đôi khi được gọi là Định luật Boyle hay Định luật Mariotte [đặc biệt là ở Pháp], là một định luật về khí lý tưởng, mô tả hiện tượng áp suất khối khí tăng khi thể tích khối khí giảm. Một phát biểu hiện đại của định luật Boyle-Mariotte là:

Một hoạt hình cho thấy mối quan hệ giữa áp suất và thể tích khi khối lượng và nhiệt độ là không đổi.

Áp suất tuyệt đối gây ra bởi một khối lượng khí lý tưởng đã cho thì tỉ lệ nghịch với thể tích mà nó chiếm giữ nếu nhiệt độ và lượng khí là không đổi trong một hệ thống kín.[1][2]

Về mặt toán học, định luật Boyle-Mariotte có thể biểu diễn như sau:

P ∝ 1 V {\displaystyle P\propto {\frac {1}{V}}}
Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích

hay

P V = k {\displaystyle PV=k}
Áp suất nhân với thể tích thì bằng một hằng số k {\displaystyle k}
nào đó

với:

  • p {\displaystyle p}
    là áp suất khối khí
  • V {\displaystyle V}
    là thể tích khối khí
  • k {\displaystyle k} là hằng số

Phương trình chỉ ra rằng, một khối khí xác định khi ở một nhiệt độ xác định thì tích của áp suất và thể tích là một hằng số. Như vậy, có thể sử dụng phương trình để so sánh khối khí trong các điều kiện khác nhau:

p 1 V 1 = p 2 V 2 {\displaystyle p_{1}V_{1}=p_{2}V_{2}}

Phương trình cho thấy, khi thể tích tăng thì áp suất giảm theo tỷ lệ, và ngược lại, khi thể tích giảm thì áp suất tăng theo tỷ lệ. Định luật được đặt tên theo nhà vật lý, nhà hóa học Robert Boyle, ông đã công bố định luật năm 1662. Nhà vật lý người Pháp Edme Mariotte cũng công bố độc lập một định luật tương tự vào năm 1679, vì vậy định luật còn được gọi là định luật Mariotte hay định luật Boyle-Mariotte.

Từ năm 1659, Robert Boyle đã tiến hành nhiều thí nghiệm về tính chất của chất khí, qua đó ông đã phát hiện ra ở nhiệt độ không đổi thì áp suất và thể tích tỉ lệ thuận nghịch đảo với nhau và công bố nó vào năm 1662.
p = const.1/V [V = const.1/p] hay pV = const

Độc lập với định luật này của Boyle, Edme Mariotte cũng tìm thấy mối liên hệ tương tự vào năm 1676. Vì thế định luật này có tên là định luật Boyle hay định luật Boyle-Mariotte.

  • Phương trình khí lý tưởng
  • Định luật Avogadro

  1. ^ Levine, Ira. N [1978]. "Physical Chemistry" University of Brooklyn: McGraw-Hill
  2. ^ Levine, Ira. N. [1978], p. 12 gives the original definition.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Định_luật_Boyle-Mariotte&oldid=68208324”

Video liên quan

Chủ Đề