Hậu cần kỹ thuật là gì

Thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở nội dung phát động thi đua của Giám đốc CA tỉnh, cấp ủy, lãnh đạo phòng Hậu cần-Kỹ thuật đã xây dựng nội dung đăng ký và tổ chức phát động CB, CS trong đơn vị thi đua thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Qua thi đua, phòng Hậu cần-Kỹ thuật đã làm tốt vai trò tham mưu cho Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo CA tỉnh trong công tác đảm bảo hậu cần-kỹ thuật phục vụ yêu cầu chiến đấu, xây dựng lực lượng trên các lĩnh vực như: Đảm bảo kinh phí, phương tiện; đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa doanh trại, quản lý nhà đất; chăm sóc sức khỏe, đời sống CB,CS, công nhân viên. Trước hết trong lĩnh vực tài chính-kế toán, được coi là xương sống trong công tác đảm bảo hậu cần-kỹ thuật nên lãnh đạo phòng và các CB chuyên môn đã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn hợp lý, từng bước đáp ứng nhu cầu về cơ sở, vật chất, trang thiết bị, đảm bảo phục vụ CB, CS các đơn vị làm việc, sinh hoạt thuận lợi. Tính đến nay, có 17/18 CA phường, thị trấn, 6/7 CA huyện, thành phố được đầu tư xây dựng trụ sở mới.

Hậu cần kỹ thuật là gì

Cán bộ, chiến sĩ Đội Xây dựng cơ bản (Phòng Hậu cần-Kỹ thuật Công an tỉnh) trong giờ làm việc.

Đáng chú ý trong công tác hậu cần-kỹ thuật là công tác quản lý vật tư, phương tiện. Thực hiện tốt nguyên tắc “hậu cần 4 tại chỗ”, phòng Hậu cần-Kỹ thuật đã thường xuyên kiểm tra duy tu, bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động trong công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Thượng tá Trần Thanh Phiến, Phó trưởng phòng Hậu cần-Kỹ thuật cho biết: Do đặc thù nhiệm vụ, các CB, CS của đơn vị luôn túc trực ngày đêm, sẵn sàng đảm bảo yêu cầu phục vụ các đơn vị CA làm nhiệm vụ tuần tra, tác chiến. Đơn cử Đội xe, hễ có lệnh là khẩn trương lên đường, nhất là trong các đợt cứu nạn, cứu hộ lũ lụt, các CB, CS đã không quản ngại mưa gió, vất vả, kịp thời đưa ca-nô, các phương tiện ứng cứu đến nơi đang cần. Bên cạnh đó, CB, CS phòng Hậu cần-Kỹ thuật còn nắm thực lực, kiểm tra đánh giá và hướng dẫn kỹ thuật, bảo dưỡng nâng cao chất lượng phương tiện, vật tư kỹ thuật, công cụ hỗ trợ cho các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu. Nổi bật là đã tham mưu tốt chế độ phân công, phân cấp về quản lý tài sản, phương tiện kỹ thuật; phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm của CB, CS và công nhân viên trong việc tham gia bảo vệ tài sản công, qua đó góp phần phòng ngừa, hạn chế việc sử dụng phương tiện, tài sản sai quy định trong lực lượng CA tỉnh.

Một số công tác khác như: chăm sóc sức khỏe, phục vụ việc khám chữa bệnh cho CB, CS và công tác nuôi quân cũng đều được phòng Hậu cần-Kỹ thuật chú trọng thực hiện tốt. Qua xây dựng mô hình Bếp ăn tập thể “văn minh, lịch sự” của CA tỉnh với tinh thần thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, chu đáo, phòng đã từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn; thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về đời sống của CB, CS.

Theo Thượng tá Trần Thanh Phiến, sự đổi mới về công tác hậu cần-kỹ thuật trong thời gian qua cơ bản là đổi mới về nhận thức và cách làm. Trong quá trình tổ chức thực hiện đều có tính toán, lựa chọn những bước đi thích hợp cho từng phần việc cụ thể. Với kết quả đạt được, từ năm 2010 đến 2014, Phòng Hậu cần-Kỹ thuật liên tục được Bộ CA tặng cờ thi đua; riêng năm 2012 là đơn vị tiên tiến được Bộ CA tặng 3 bằng khen, CA tỉnh tặng 6 giấy khen. Đơn vị đã được lãnh đạo CA tỉnh chọn là điển hình phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015.

Công tác Hậu cần đáp ứng tốt yêu cầu công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, sự đoàn kết nỗ lực, vượt khó của cán bộ, chiến sĩ, lực lượng Công an Phú Thọ đã lập nên nhiều thành tích, chiến công xuất sắc, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Trong mỗi chiến công đó, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của lực lượng làm công tác hậu cần - kỹ thuật Công an tỉnh.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ cùng với sự nỗ lực của lực lượng hậu cần, công tác hậu cần Công an tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển vượt bậc cả về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cũng như trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các điều kiện đảm bảo, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu bức thiết nhất trong công tác, chiến đấu bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ. Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần phục vụ chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND, Đảng ủy – Ban Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo lực lượng hậu cần chủ động tham mưu, tích cực thực hiện đổi mới tư duy từ hậu cần phục vụ sang hậu cần bảo đảm; chuyển từ phương thức công tác hậu cần mang tính thụ động sang phương thức chủ động, đi trước một bước, chuẩn bị các yêu cầu vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng. Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần ngày càng được nâng cao.

Điểm nổi bật trong công tác hậu cần – kỹ thuật là đã bám sát và phục vụ tốt hơn yêu cầu chiến đấu, công tác thường xuyên và đột xuất của lực lượng Công an Phú Thọ, như: Bảo vệ Đại hội Đảng các cấp, các sự kiện chính trị lớn của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt bảo vệ an toàn Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ Hội Đền Hùng thu hút từ 7- 8 triệu lượt khách về viếng mộ Tổ hàng năm; tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp về ANTT, tham gia phục vụ các chuyên án lớn... Lực lượng làm công tác hậu cần đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, rà soát, sửa đổi các quy định, quy trình công tác cho phù hợp với tình hình thực tế phân cấp ủy quyền trong đầu tư, cấp phát theo cơ chế “một cửa”; ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính để phục vụ tốt nhất cho công tác, chiến đấu thường xuyên và đột xuất của lực lượng công an. Nhờ tư duy đổi mới đúng hướng nên những năm qua, lực lượng hậu đã chủ động tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hậu cần, coi đây là khâu then chốt góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Công an tỉnh Phú Thọ. Mọi chủ trương, kế hoạch công tác hậu cần đưa ra đều dựa trên cơ sở thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin và dự báo tình hình có tính chất chiến lược. Qua đó, giúp cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và lãnh đạo các đơn vị công an trong tỉnh có những quyết sách chính xác, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm góp phần đảm bảo các điều kiện hậu cần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ vững ANCT, TTATXH tại địa phương,

Trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách được giao, đơn vị đã tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện tốt công tác phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán tới lãnh đạo chủ chốt và cán bộ kế toán của các đơn vị; thực hiện nghiêm quy chế dân chủ trong công tác hậu cần đẩy mạnh khoán chi tiêu ngân sách, tạo chủ động cho công an các đơn vị, địa phương, trong đó ưu tiên cho các địa bàn trọng điểm phức tạp về ANTT, các đơn vị trực tiếp chiến đấu còn khó khăn về cơ sở vật chất. Do đó, công tác quản lý đã đi vào nền nếp, tính minh bạch, công khai, công bằng được đề cao. Cùng với đó, đơn vị thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công an các đơn vị địa phương quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các nguồn kinh phí được cấp, không để thất thoát, lãng phí. Công tác đảm bảo vật tư kỹ thuật, vật tư nghiệp vụ, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quân trang được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích; thường xuyên bảo hành, bảo trì; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị chiến đấu trong các thời điểm cụ thể, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu triển khai các phương án đảm bảo hậu cần trước mắt; xây dựng cơ chế bảo đảm, dự trữ, dự phòng lâu dài để phục vụ công tác huấn luyện, chiến đấu và xây dựng lực lượng. Tập trung chú trọng trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật cao, các vũ khí có tính năng chiến đấu phù hợp chức năng, nhiệm vụ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi chế độ, tiêu chuẩn vật chất, hậu cần đối với từng lực lượng; đồng thời tăng cường quản lý, đảm bảo chất lượng và tính pháp lý.

Một trong những mặt công tác hậu cần đã được Công an tỉnh Phú Thọ tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, đó là hàng năm Đảng ủy – Ban Giám đốc Công an tỉnh giao cho phòng Hậu cần chủ động rà soát, đề xuất các loại vật tư, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, kết hợp với chỉ tiêu được cấp với mua sắm bổ sung, qua đó đã đáp ứng được yêu cầu chiến đấu ở các đơn vị, nhất là các đơn vị mũi nhọn ở cơ sở. Bên cạnh việc trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các lực lượng chiến đấu, hàng năm, hậu cần Công an tỉnh còn chủ động nắm bắt các yêu cầu thực tế, cung cấp hàng loạt các trang thiết bị cho các lực lượng nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của từng lực lượng. Đặc biệt, năm 2019 đơn vị đã chủ động thực hiện tốt công tác đảm bảo vật tư, phương tiện cho các nhiệm vụ đảm bảo ANTT các hoạt động của Công an tỉnh; trong đó phải kể đến là đảm bảo tuyệt đối an toàn Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng. Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, Phòng Hậu cần Công an tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh triển khai nhiều mặt công tác nhằm phục vụ tốt nhất cho các lực lượng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT trước và trong thời gian diễn ra lễ hội. Đơn vị đã chủ động rà soát, đánh giá thực lực, chuẩn bị và cung cấp đầy đủ kinh phí, phương tiện, nhiên liệu, vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ lễ hội. Tham mưu đồng chí Giám đốc Công an tỉnh đề xuất UBND tỉnh Phú Thọ cấp bổ sung hàng trăm triệu đồng để phục vụ chi cho thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT dịp Lễ hội Đền Hùng. Tổ chức tốt công tác tiếp nhận, ứng cấp, thanh quyết toán kinh phí, đáp ứng kịp thời, nhanh nhất cho yêu cầu công tác, chiến đấu thường xuyên, đột xuất của các lực lượng Công an tỉnh trong dịp giỗ Tổ và các khoản chi theo chế độ, chính sách cho CBCS kết hợp giữa nguồn Bộ Công an cấp với Công an tỉnh mua sắm, trang bị đã đảm bảo cơ số dự phòng về vũ khí, CCHT, vật tư KTNV, phương tiện, xăng dầu,… phục vụ cho yêu cầu công tác, chiến đấu của các đơn vị. Đảm bảo xăng dầu, vật tư văn phòng cho nhu cầu công tác, chiến đấu của lực lượng và quân trang cho CBCS. Trong đó, chi phí 459 triệu đồng tiền xăng dầu phục vụ yêu cầu công tác của các đơn vị triển khai phương án đảm bảo ANTT dịp giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng. Đảm bảo phương tiện xe ôtô, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ huy của các đồng chí trong Ban Giám đốc Công an tỉnh và yêu cầu công tác, chiến đấu của các phòng, ban với tổng số khoảng 40 lượt xe, đáp ứng với tổng số thực hiện khoảng 11.000km an toàn. Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ lễ hội, đơn vị đã huy động lực lượng tổ chức nấu gần 9.000 suất ăn phục vụ cán bộ, chiến sĩ, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Những nỗ lực, cố gắng của cán bộ, chiến sĩ Phòng Hậu cần đã góp phần cùng toàn lực lượng Công an tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ANTT lễ hội Đền Hùng.

Đảm bảo vật tư, phương tiện phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ Hội Đền Hùng.

Những kết quả nổi bật của công tác hậu cần Công an Phú Thọ còn thể hiện qua công tác xây dựng cơ bản. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Bộ Công an, Công an tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn của địa phương để triển khai hàng chục dự án xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa nhiều cơ sở làm việc, doanh trại cho các đơn vị từ tỉnh đến công an các huyện, thành, thị, công an phường, đồn, trạm; nhiều hạng mục công trình đã và đang được thi công. Tính riêng trong năm 2018 Công an tỉnh triển khai thi công 05 công trình xây dựng cơ bản với tổng giá trị đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cùng các hạng mục doanh trại khác; trong đó, đã hoàn thành thi công bàn giao đưa vào sử dụng 05 công trình trụ sở Công an TP Việt Trì; Trại tạm giam Công an tỉnh, nhà khách Công an tỉnh, Tượng Đài Chủ tịch Hồ Chí Minh… Điều đó không chỉ tạo diện mạo cho đơn vị mà đã đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động, chiến đấu của lực lượng Công an trong tỉnh, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.

Hậu cần kỹ thuật là gì
Phòng Hậu Cần-Kỹ thuật Công an tỉnh đôn đốc, kiểm tra, bàn giao các hạng mục công trình trụ sở làm việc Công an huyện Đoan Hùng.

Công tác chăm sóc sức khỏe CBCS ngày càng được cải thiện. Triển khai thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh Phú Thọ nâng cấp thành bệnh viện, với tổng số 70 giường bệnh chất lượng khám chữa bệnh cho CBCS ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành y tế, Bệnh viện Công an tỉnh còn tổ chức khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khám, chữa bệnh và theo dõi sức khỏe cho CBCS của bệnh viện trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Hiện nay, bệnh viện Công an tỉnh có đội ngũ y, bác sỹ gần 50 cán bộ, trong đó có 01 bác sĩ chuyên khoa II và 02 bác sĩ chuyên khoa I . Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên thường xuyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề chuyên môn, phục vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe cho CBCS ngày càng tốt hơn. Trong công tác phát triển công nghiệp an ninh, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ, Công an tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt chức năng chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất các sản phẩm cơ khí; xây dựng các phần mềm; thi công hệ thống thiết bị an ninh... phục vụ công tác công an. Điển hình như việc trung tâm đã triển khai nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng thành công phần mềm quản lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng; phần mềm quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo... Việc ứng dụng các phần mềm trên đã góp phần tích cực cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành của các đơn vị trong lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, trung tâm ứng dụng KHCN còn triển khai có hiệu quả việc lắp đặt hệ thống giám sát an ninh nghiệp vụ tại một số đơn vị trong lực lượng Công an tỉnh; lắp đặt hệ thống camera giám sát gắn với thiết bị ấn nút báo động khi có cướp, hệ thống báo cháy tự động cho phòng giao dịch, cây ATM của một số ngân hàng... góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác hậu cần – kỹ thuật của Công an tỉnh Phú Thọ có gần 150 CBCS, trong đó phần lớn có trình độ đại học, 03 thạc sỹ, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Hàng năm, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh không ngừng tăng cường củng cố về số lượng và chất lượng đội ngũ CBCS làm công tác hậu cần, kỹ thuật; tạo điều kiện cho CBCS học thêm các lớp đào tạo trong và ngoài ngành; đồng thời phát động phong trào tự học, tự đào tạo trong lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ. Do đó, đội ngũ CBCS từng bước trưởng thành, có bản lĩnh vững vàng, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có thể khẳng định, trong những năm qua công tác hậu cần Công an tỉnh Phú Thọ đã được nâng cao về chất lượng, hiệu quả phục vụ kịp thời công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng, đảm bảo đời sống sinh hoạt của CBCS. Để đạt được kết quả trên, trước hết Công an tỉnh Phú Thọ thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 06/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an; đồng thời có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh; của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị đã đề ra những chủ trương, biện pháp sát với thực tế để lãnh đạo, chỉ công tác hậu cần, kỹ thuật, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác Công an trong tình hình mới. Từ thực tiễn triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an, Công an tỉnh Phú Thọ rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: Một là: Phải quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo ANTT; xây dựng lực lượng CAND phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đồng thời, tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện về mọi mặt của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp tiềm lực hậu cần, kỹ thuật của lực lượng Công an tỉnh. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác hậu cần, kỹ thuật trong lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ. - Hai là: Duy trì nguyên tắc làm việc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chú trọng công tác phân tích, dự báo tình hình; nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch hóa về sử dụng kinh phí, vốn đầu tư, tài sản; tăng cường ứng dụng KHCN phục vụ công tác Công an. Phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, trách nhiệm cao của CBCS trong triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo hậu cần, kỹ thuật gắn với sử dụng hiệu quả, hợp lý, chuyên sâu nguồn cán bộ hiện có,... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác, chiến đấu và chế độ chính sách cho CBCS. - Ba là: Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác hậu cần, kỹ thuật về chuyên môn; nghiệp vụ; lý luận chính trị;... gắn với quan tâm, thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm và các chế độ chính sách cho CBCS, CNV, LĐHĐ nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng dự báo sát và tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn. Coi công tác cán bộ là công tác trọng tâm trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật. - Bốn là: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí và các trang thiết bị kỹ thuật. Đẩy mạnh việc thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác hậu cần, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời chủ động phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý, điều hành NSNN; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, CCHT, vật tư KTNV; quản lý đầu tư XDCB; mua sắm, trang bị tài sản;... - Năm là: Bên cạnh các nguồn kinh phí, vật tư, trang thiết bị được Bộ Công an cấp thì cần phát huy tối đa tiềm năng sẵn có nhất là trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào lĩnh vực công nghiệp an ninh phục vụ công tác, chiến đấu và XDLL CAND. Trong đó, tập trung đầu tư mọi mặt, tranh thủ sự ủng hộ của Công an các đơn vị, địa phương nhằm duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm Ứng dụng KHCN thuộc phòng Hậu cần - Kỹ thuật góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác hậu cần, kỹ thuật từ "phục vụ" sang "chủ động đáp ứng" và cải thiện đời sống cho CBCS.

Trung tá Quách Văn Quyết Trưởng phòng Hậu cần – kỹ thuật