Hạn ngạch nhập khẩu ở Việt Nam

Thứ năm, 23/12/2021 17:38 (GMT+7)

(ĐCSVN) - Bộ Công Thương cho biết, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm năm 2022 sẽ được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 24/2021/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu năm 2022.

Theo đó, với mặt hàng trứng gà mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10; trứng vịt, ngan mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20; loại khác mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90 là 63.860 tá trứng thương phẩm không phôi.

Đối với mặt hàng muối mã số hàng hóa 2501 là 80.000 tấn với số lượng tạm phân đợt 1 năm 2022; mặt hàng thuốc lá nguyên liệu mã số hàng hóa 2401 là 65.156 tấn.

Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Thông tư 12/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Ngoài ra, đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu bao gồm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.

Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.

Cùng với đó, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.

Về thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối và trứng gia cầm.

Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu. Thông tư 24 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022./.

A.N

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Luật quản lý ngoại thương quy định chi tiết các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu, trong đó có hạn chế về số lượng, thương nhân và cửa khẩu với nguyên tắc xác định loại hàng hóa. Biện pháp này bao gồm cả thực hịện chế độ hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu quy định về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

  1. Thế nào là hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?

Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất – nhập khẩu).

Theo quy định tại Điều 17 Luật quản lý ngoại thương, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là:

“- Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

  – Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam”.

Từ quy định này, chúng ta hiểu rằng đây là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm mục đích để hạn chế số lượng, khối lượng, giá trị của hàng hóa ra khỏi hoặc vào lãnh thổ Việt Nam.

  1. Các trường hợp áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Theo quy định định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chỉ trong một số trường hợp nhất định thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Hiện có ba trường hợp hàng hóa bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, bao gồm:

Thứ nhất, “theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” (điểm a khoản 1 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương). Đây là trường hợp mà việt nam là thành viên của Điều ước tế, mà điều ước này áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa đó.

Thứ hai, “đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ”(điểm b khoản 1 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương). Đây là trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là những hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước, lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu

Thứ ba, “khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”(điểm c khoản 1 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương). Trường hợp này áp dụng khi hàng khi hành hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch. Lúc này, Việt Nam cụng áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa của nước đó để trả đũa hoặc hạn nghạch xuất khẩu đối với hàng hóa nước mình nhằm mục đích hạn chế số lượng xuất khẩu để bình ổn kinh tế trong nước.

  1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Cũng giống như áp dụng các biện pháp hành chính khác trong Luật quản lý ngoại thương năm 2017, việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Theo đó, tại khoản 2 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp này như sau: “Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu”.

  1. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được trao cho Bộ trưởng Bộ Công thương. Bộ trưởng Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan tổ chức liên quan khác để cùng trao đổi, thảo luận và ra quyết định liên quan đến việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa.

Cụ thể, Điều này được quy định chi tiết tại Điều 19 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 như sau:

“1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.”

 Trên đây là những quy định về hạn ngạch xuất nhập khẩu theo quy định của luật Quản lý ngoại thương mới, Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy lên hệ với Lawkey gặp luật sư để được giải đáp cụ thể hơn.