Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu

Máng duy trì niềng răng là khí cụ thường được chỉ định sau khi chỉnh nha hoàn tất, giúp giữ các răng ở vị trí mới, không bị xô lệch trở lại dưới tác động của lực nhai.

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu

1. Máng duy trì niềng răng bao nhiêu tiền cho một hàm

Niềng răng là một kỹ thuật nha khoa thường được sử dụng để điều chỉnh vị trí, phương, chiều của các răng nhầm khắc phục các vấn đề về khớp cắn và giúp bạn có được hàm răng đều đặn, khỏe đẹp.

Với kỹ thuật niềng răng mắc cài tự buộc tại Nha khoa Đông Nam, thông thường, chỉ sau 18 – 24 tháng, bạn sẽ có được hiệu quả chỉnh nha như mong muốn.

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu
Niềng răng mắc cài kim loại

Sau khi thực hiện, bác sĩ thường cho bạn đeo máng duy trì niềng răng thêm một thời gian, có thể là 6 – 12 tháng, tùy vào tình trạng răng miệng và độ tuổi (người trưởng thành thường cần nhiều thời gian hơn trẻ em). Mục đích:

Giữ răng ở vị trí mới, không bị xô lệch trở lại

Các mô quanh răng có thêm thời gian để tổ chức lại

Hoàn tất một vài vị trí răng chưa thật thẳng hàng

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu
Máng duy trì niềng răng

Máng duy trì niềng răng thường được làm từ nhựa, chế tác dựa trên dấu hàm của từng người, đảm bảo đúng số đo cung hàm, vừa khít với mặt trong, ngoài của răng, có thể tháo lắp được.

»»» Chi phí làm máng duy trì niềng răng tại Nha khoa Đông Nam là 800.000 đồng mỗi hàm.

*** Quy trình làm máng duy trì niềng răng tại Nha khoa Đông Nam thường trải qua các bước sau:

✦ Bước 1 – Vệ sinh răng miệng: Sau khi tháo khí cụ niềng răng, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

✦ Bước 2 – Lấy dấu hàm: Bác sĩ lấy dấu hàm của bạn và gửi thông tin về cho kỹ thuật viên Labo nha khoa thiết kế và chế tạo máng duy trì niềng răng.

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu
Lấy dấu hàm

✦ Bước 3 – Chế tác máng duy trì niềng răng: Thời gian chế tạo máng duy trì niềng răng tại Nha khoa Đông Nam thường là 2 – 3 ngày.

✦ Bước 4 – Hoàn thành: Bác sĩ gắn máng duy trì lên răng cho bạn và hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh.

2. Thời gian đeo máng duy trì niềng răng là bao lâu?

Thông thường, bạn cần đeo máng duy trì niềng răng cho đến khi hệ xương hàm hoàn thiện, răng, nướu ổn định tại vị trí mới. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào tình trạng xương hàm sau niềng và cơ địa của mỗi người.

Trong đa số trường hợp, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên đeo máng duy trì niềng răng trong 6 – 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để xương hàm phát triển, tái tạo hài hòa với vị trí răng mới.

Nếu răng, xương hàm của bạn khỏe mạnh, hồi phục nhanh chóng, thường chỉ cần đeo máng duy trì niềng răng khoảng 1 – 3 tháng. Những người có hàm răng yếu thường cần thời gian lâu hơn, có thể là vĩnh viễn để hỗ trợ.

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu
Hàm duy trì sau khi niềng răng

Trong một số trường hợp chỉnh nha cho trẻ em, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu đeo máng duy trì niềng răng cho đến độ tuổi trưởng thành (khoảng 20 tuổi).

3. Chăm sóc vệ sinh máng duy trì niềng răng

Để đảm bảo hiệu quả, trong thời gian đeo máng duy trì niềng răng, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Sau khi tháo máng duy trì niềng răng, bạn nên đặt chúng trong khay hộp chuyên dụng để tránh tình trạng rơi vỡ, thất lạc.

Đặc biệt, không để máng duy trì niềng răng tiếp xúc với nước nóng, để tránh làm chúng bị biến dạng.

Máng duy trì niềng răng nên được làm sạch mỗi ngày để loại bỏ cặn bẩn, vụn thức ăn. Bạn nên rửa qua nước lạnh, làm sạch nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng.

Bạn nên tháo máng duy trì niềng răng khi ăn uống hoặc tham gia các hoạt động thể thao dưới nước.

Bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của nha sĩ, tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng răng, xương hàm và xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu
Đội ngủ y bác sĩ niềng răng uy tín tai Nha Khoa Đông Nam

Xem thêm: Cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về việc đeo máng duy trì niềng răng. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để nhận được thông tin chính xác nhất.

Xem thêm:

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu

Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Hàm duy trì cố định mặt trong là khí cụ có công dụng cực kỳ tốt trong chỉnh nha. Vậy hàm duy trì mặt trong có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Cách giữ gìn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1/ Cấu tạo hàm duy trì cố định mặt trong

Hàm duy trì có tác dụng đảm bảo sự ổn định tại vị trí mới của răng, tránh bị xô lệch và trở về vị trí ban đầu. Trên thị trường có rất nhiều hàm duy trì có cấu tạo và đặc điểm khác nhau. Một trong số đó phải kể đến hàm duy trì kim loại mặt trong. Cụ thể:

  • Hàm duy trì cố định mặt trong là loại hàm duy trì được làm bởi dây thép với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau (thường sẽ là thẳng hoặc xoắn). Chất liệu thép không gỉ giúp đảm bảo an toàn, không gây kích ứng trong khoang miệng. 
  • Loại khí cụ chỉnh nha được gắn cố định ở mặt sau của răng trước (ở vị trí răng số 1,2,3) bằng Composite (nhựa tổng hợp có tuổi thọ kéo dài lâu nhất do có khả năng chịu lực cao và đảm bảo chức năng ăn nhai trên răng).
  • Khi sử dụng hàm duy trì mặt trong sau khi chỉnh nha, bạn không thể tự ý tháo rời. Muốn điều chỉnh bạn cần đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Hàm duy trì cố định mặt trong khi chỉnh nha

1.1/ Ưu điểm

Ở thời điểm này, trên thị trường hàm duy trì được sử dụng khá phổ biến, mang nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Xét về tính thẩm mỹ, hàm duy trì mặt trong có tính thẩm mỹ cao so với các loại hàm duy trì khác. Do khí cụ được đặt ở bên trong, nên hầu như vô hình với người đối diện khi giao tiếp và bạn có thể hoàn toàn tự tin khi cười.

Có chi phí rẻ nhất trong các loại hàm duy trì

Hàm duy trì được chia thành 2 loại chính là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp( hàm kim loại và hàm trong suốt). Trong đó, hàm duy trì cố định mặt trong có chi phí rẻ nhất trong tất cả các loại hàm duy trì, cụ thể như:

  • Hàm duy trì cố định mặt trong có giá khoảng từ 700.000 đến 900.000 đồng.
  • Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại có giá khoảng từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
  • Hàm duy trì trong suốt tháo lắp có giá khoảng từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng.

Các loại hàm duy trì trong điều trị chỉnh nha

Hiệu quả cao

Hàm duy trì cố định mặt trong rất phổ biến, bởi sử dụng mẫu khí cụ giúp mang đến hiệu quả duy trì, ổn định cấu trúc răng cao hơn. Hàm duy trì cố định được làm bằng dây kim loại có độ bền cao, không gỉ, an toàn khi chỉnh nha, rất phù hợp với khách hàng có răng và khung xương hàm yếu.

Không cần quan tâm tháo lắp

Thiết bị sẽ được gắn chặt vào mặt sau của răng và không thể tự tháo. Do vậy, bạn sẽ đeo hàm duy trì cả ngày, từ đó hiệu quả giữ răng ở vị trí mới sẽ luôn đảm bảo ở mức cao nhất và ít xảy ra tình trạng quên sử dụng hoặc mất khí cụ.

1.2/ Nhược điểm

Hàm duy trì cố định chắc chắn không còn xa lạ gì với những người đã và đang niềng răng. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì mẫu khí cụ chỉnh nha cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể: 

Vướng víu vùng hàm trong

Đầu tiên phải nhắc đến đó chính là tình trạng gây vướng víu bên trong khoang miệng. Vì được lắp ở bên trong, tác động trực tiếp đến lưỡi nên khiến nhiều người e ngại khi sử dụng. Do xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Do cấu tạo hàm duy trì cố định mặt trong khá đặc biệt so với loại hàm duy trì khác, bề mặt lưỡi tiếp xúc trực tiếp với hàm tạo cảm giác vướng víu khi miệng hoạt động.
  • Trong quá trình ăn nhai nếu không cẩn thận sẽ tác động xấu đến các mô nướu , lưỡi,…
  • Khi đeo hàm duy trì cố định mặt trong thời gian đầu, những khách hàng chưa quen sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Dễ bám dính thức ăn

Bởi thiết kế đặc thù mà việc sử dụng hàm duy trì mặt trong tạo điều kiện xuất hiện các mảng bám thức ăn. Hàm cố định có cấu tạo ở dạng xoắn nên rất dễ mắc thức ăn, làm tồn đọng mảnh vụn trên bề mặt khoang miệng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Cũng giống như đeo niềng, khi đeo hàm duy trì mặt trong thì khả năng ăn nhai cũng gặp nhiều hạn chế. Nếu bạn không có một chế độ vệ sinh răng miệng phù hợp thì rất dễ gây hôi miệng, thậm chí là sâu răng. Các mảng bám càng nhiều cũng khiến hàm duy trì cố định mặt trong răng không còn độ bám dính như trước. Bởi vậy sẽ gây nên tình trạng sút dây gắn duy trì dẫn đến việc dễ bong hàm. 

Sử dụng hàm duy trì dễ gây bám dính thức ăn

Cần phải đi đến nha khoa nhiều

Bên cạnh đó, việc sử dụng hàm duy trì kim loại mặt tròn còn khiến bạn mất thời gian cho việc đi tới nha khoa nhiều. Vì hàm được làm từ chất liệu composite nên độ chắc chắn là không cao. Trong quá trình sử dụng sẽ dễ bị bung, tuột. Khi đó, bạn sẽ cần tốn một khoảng thời gian và công sức lui đến nha khoa để bác sĩ thăm khám.

Khó vệ sinh

Vì được đặt ở bên trong khoang miệng nên việc vệ sinh là vô cùng khó khăn. Lưu ý vệ sinh răng miệng bạn cũng cần phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận không được phép qua loa để không khiến hàm duy trì bị bung hay tuột. 

Mỗi loại hàm duy trì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cho nên, việc lựa chọn được phương án tốt nhất với tình trạng răng của mình bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng mọi thông tin.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

2/ Các cách giữ gìn hàm duy trì mặt trong

Để sử dụng hàm duy trì cố định sau niềng răng một cách hiệu quả, bạn không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây.

2.1/ Hạn chế một số loại thực phẩm

Chế độ ăn uống phù hợp không những tốt cho sức khỏe mà còn đảm bảo răng của bạn không bị tổn hại quá nhiều. Trong quá trình sử dụng hàm duy trì cố định mặt trong, chúng ta cần phải hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm như:

  • Các loại thực phẩm được làm từ tinh bột và đường có độ bám dính rất cao, nếu không xử lý kịp thời sẽ bám dính lên trên hàm duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Không nên uống nhiều các loại nước uống chứa hàm lượng đường, ga, axit,…cao. Điều này, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến cả cấu trúc hàm duy trì.
  • Đặc biệt, bạn không nên ăn những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai,…Vì những đồ ăn làm ảnh hưởng đến độ ổn định của răng và hàm duy trì.
  • Cũng giống như lúc đeo niềng, khi đeo hàm duy trì răng cũng phải chịu một áp lúc khá lớn dẫn đến việc ăn nhai không thuận tiện. Vậy nên bạn sung đầy đủ dưỡng chất để răng phát triển khỏe mạnh.

Lên chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp là vô cùng quan trọng

2.2/ Vệ sinh thường xuyên

Việc vệ sinh răng miệng sai cách vừa không làm sạch được các mảng bám vừa vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây viêm nướu, sâu răng… Cho nên, nếu không muốn mất quá nhiều thời gian đến nha sĩ thăm khám, bạn nên có một phương pháp vệ sinh răng miệng sạch sẽ như:

  •  Bạn nên ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ, tăm nước,… giúp dễ dàng loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng và mảng bám cứng đầu.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận như lúc đeo mắc cài. Không chỉ đánh răng vào 2 buổi sáng tối mà còn nên thực hiện sau mỗi bữa ăn. Khoảng 30 phút sau ăn, bạn nên tiến hành đánh răng với lực nhẹ nhàng để tránh làm bong hàm duy trì.
  • Kết hợp sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch bề mặt răng.

2.3/ Thăm khám định kỳ

Trong thời gian niềng răng bạn đã quá quen việc đi gặp bác sĩ hàng tháng để kiểm tra tình hình răng miệng. Sau khi tháo niềng, tần suất các lần hẹn tái khám sẽ giảm dần. Vậy nên, đừng quên đến thăm khám nha sĩ định kỳ để đảm bảo hàm duy trì cố định mặt trong trong của bạn vẫn bền, đẹp, hiệu quả. Thông thường thời gian định kỳ là từ 3 đến 6 tháng/ lần. 

Việc thăm khám định kỳ giúp bạn nắm được mức độ ổn định của răng và xương hàm, phát hiện sớm các bệnh lý và được bác sĩ kịp thời chữa trị.

Với những thông tin chi tiết về hàm duy trì cố định mặt trong, mong rằng sẽ giúp được cho bạn phần nào trong việc lựa chọn hàm duy trì trong quá trình chỉnh nha. Chúc bạn sớm tìm được nụ cười rạng rỡ.