Hắc kỷ tử tiếng anh là gì

1. Tên khoa học

Lycium ruthenicum Murray.

Hay còn gọi là Thiên tinh, Địa tiên, Khước lão...

2. Bộ phận dùng

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Hắc kỳ tử (Lycium ruthenicum Murray), họ cà (Solanaceae).

3. Đặc điểm thực vật

Hắc kỷ tử là cây dạng thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 2 m, thân cành màu nâu có nhiều gai nhọn và dài trên các cành.

Lá cây thu nhỏ, dày và tròn dài.

Quả hình cầu, khi chín có màu đen, đường kính quả khoảng 3 – 10 mm, chiều dài 6 – 20 mm. Khi phơi khô quả tóp lại, khi ngâm rượu hay pha nước sôi từ quả sẽ ngâm ra nước màu tím thẫm. Hạt nhỏ hình trái thận. 

Hắc kỷ tử tiếng anh là gì

Hắc kỷ tử

4. Phân bố

Cây thường mọc ở những vùng khí hậu khô cằn như hoang mạc, sa mạc.

Được biết loài cây này không có ở Việt Nam, cây có nguồn gốc từ khi tự trị Tây Tạng – Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở tỉnh Ninh Hạ của Trung Quốc.

5. Thành phần hóa học

Hắc kỷ tử chứa nhiều polysaccharide, betaine, phenolic, carotenoid (zeaxanthin, β-carotene), cerebroside, 2-O-β-d- glucopyranosyl-l-ascorbic acid (AA-2βG), β-sitosterol, flavonoid, polyphenol và vitamin (đặc biệt, riboflavin, thiamine, và axit ascorbic).

Đặc biệt, Hắc kỷ tử còn chứa một lượng lớn bioflavonoid (oligiomeric proanthocyanidins).

Ngoài ra, Hắc kỷ tử còn chứa các khoáng chất vi lượng như sắt, kẽm, selen…

6. Tính vị, công năng

Vị ngọt, tính bình.

Công năng: Bổ gan, thận, bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần.

7. Công dụng

Theo Y học cổ truyền:

  • Hắc kỷ tử có công dụng bổ gan thận, chống lão hóa, nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng tuổi thọ và sức khỏe của cơ thể, cải thiện vẻ đẹp của làn da.
  • Dược liệu giúp làm giảm lượng đường trong máu và chất béo, chống mệt mỏi, bổ sung chất dinh dưỡng (polyphenol, polysaccharide), chống viêm và giúp hạ đường huyết, bảo vệ và cải thiện thị lực.
  • Theo Y học Trung Quốc, Hắc kỷ tử còn được sử dụng trong điều trị bệnh tim mãn kinh, kinh nguyệt không đều.
  • Hắc kỷ tử có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với Kỷ tử.

Hắc kỷ tử tiếng anh là gì

Hắc kỷ tử giúp chống lão hóa và tăng cường miễn dịch

Theo Y học hiện đại:

  • Hắc kỷ tử giúp tăng cường miễn dịch qua trung gian tế bào, chống oxy hóa, chống lão hóa, chống viêm và giúp hạ đường huyết:

Trong Hắc kỷ tử có chứa các hợp chất chống oxy hóa, bao gồm các carotenoid và flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do có thể gây bệnh và chống lão hóa.

Hắc kỷ tử giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể do trong quả của cây có chứa một lượng đáng kể vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), vitamin C và các khoáng chất vi lượng như sắt, kẽm, selen... Ngoài ra, Hắc kỷ tử cũng giàu anthocyanin, chất này có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, chống viêm, bảo vệ tim mạch và chống khối u.

Polysaccharide trong Hắc kỷ tử được chứng minh là có tác dụng chống viêm nhờ việc giảm sự biểu hiện của các cytokine gây viêm như interleukin (ILs), interferon, yếu tố hoại tử u…

  • Hắc kỷ tử giúp cải thiện thị lực nhờ vào thành phần carotenoids, đặc biệt là β – carotene:

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng carotene trong Hắc kỷ tử còn nhiều hơn cả cà rốt.

Hắc kỷ tử chứa hàm lượng cao các carotene kết hợp với các oligiomeric proanthocyanidin giúp cải thiện thị giác, rất tốt cho các tế bào mắt.

  • Ngoài ra, Hắc kỷ tử cũng mang một số tác dụng khác như:

Cải thiện chức năng gan do một alkaloid là betaine giúp sản xuất choline – một hợp chất giúp tăng cường sức mạnh cho gan.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch nhờ vào các hoạt chất có hoạt tính sinh học của cây (anthocyanin).

Cải thiện tình trạng bất lực nam giới do tăng nồng độ androgen – một loại hormone sinh dục nam.

8. Liều lượng, cách dùng

Ngày dùng từ 10 g đến 20 g dược liệu đun sôi với 1 lít - 1,5 lít nước trong khoảng 15 phút, uống 3 lần sau bữa ăn.

Ngoài cách đun sôi có thể cho 10 g đến 20 g dược liệu vào bình giữ nhiệt và thêm 1 lít đến 1,5 lít nước sôi, hãm như hãm trà. Sử dụng trong ngày, chia 3 lần sau bữa ăn hoặc có thể uống thay nước hàng ngày.

Chú ý: 

Khi để lâu, Hắc kỷ tử sẽ bị giảm dược tính, cho nên để bảo quản dài ngày nên ngâm Hắc kỷ tử cùng rượu.

Ngoài ra, Hắc kỷ tử cũng có thể sử dụng để thêm vào các món hầm, súp, canh...

Hắc kỷ tử tiếng anh là gì

Trà Hắc kỷ tử

Dược Liệu Hữu Cơ Việt Nam - VINAOMEC

Tag: hắc kỷ tử, hắc kỷ tử là gì, hắc kỷ tử đen, hắc kỷ tử có tác dụng gì, hắc kỷ tử mua ở đâu, hắc kỷ tử ngâm rượu, hắc kỷ tử tây tạng, hắc kỷ tử giá bao nhiêu, hắc kỷ tử công dụng, hắc kỷ tử chữa bệnh gì