Gonadotropin hormone là gì

Free testosterone index (FTI) = total testosterone / SHBG

Nồng độ T toàn phần

< 200ng/dL ở nam giới có triệu chứng được chẩn đoán là suy tuyến sinh dục. 200-400ng/dL có thể có lợi khi điều trị bổ sung T > 400ng/dL loại trừ suy tuyến sinh dục

Hiện nay, ở Việt nam chỉ định lượng được T toàn phần. Điều này giúp khó đánh giá được hoạt động của testosterone trong cơ thể. Có thể tính dược chỉ số testosterone tự do (FTI) nếu định lượng được SHBG. Ngoài ra có thể ước tính được testosterone tự do (calculated free testosterone) thông qua các chỉ số: testosterone toàn phần, SHBG và Albumin huyết tương.

Tác động sinh học của androgen

Androgens đóng vai trò quan trọng torng suốt cuộc sống của nam giới. Trong giai đoạn phôi thai, T quyết định sự biệt hóa của cơ quan sinh dục. Trong giai đoạn dậy thì, T giúp phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát và kiểu hình nam giới. T đóng vai trò không thể thiếu để duy trì các họat động sinh sản của nam giới và kiểu hình nam giới trong suốt cuộc sống.

Cả T và DHT đều cần thiết cho sự phát triển của dương vật trong gia đoạn dậy thì. Tuy nhiên, thụ thể androgen không còn hiện diện ở nam giới đã trưởng thành. Suy tuyến sinh dục sau tuổi trưởng thành không làm giảm đáng kể thể tích dương vật. Ngược lại, bổ sung T sau dậy thì không thể làm tăng thể tích dương vật.

T có tác động trực tiếp lên chuyển hóa của cả cơ vân và cơ trơn. T giúp làm tăng khói lượng cơ. Thiếu hụt T sẽ dẫn đến teo cơ. Cả androgen và estrogen đều làm tăng mật độ xương. Androgen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của da và lông, tóc. Các tác động này cũng phụ thuộc vào vị trí da, lông và độ nhạy với androgen của nang lông ở từng người. Androgen có tác động tăng tạo máu và tăng tổng hợp hemoglobin.

Trong giai đoạn dậy thì, testosterone làm tăng kích thước thanh quản và thay đổi dây thanh âm ở thiếu niên nam là vỡ giọng và giọng trở nên trầm hơn so với nữ. Cao độ của giọng nói nam giới phụ thuộc vào thời gian kéo dài của giai đoạn dậy thì, sau đó thì không thay đổi nữa.

Testosterone có các tác động tâm lý quan trọng. Người ta thấy có mối liên quan mật thiết nồng độ androgen với hoạt động về tinh thần, trạng thái tâm thần và sự tự tin. Giảm androgen thường đi kèm với giảm hứng thú và động cơ trong cuộc sống, trầm cảm, giảm libido và hoạt động tình dục.

Tài liệu tham khảo

1. Speroff L, Fritz MA (2005). Clinical Gynecologic Endocrinology and Infertility. Lippincott Williams&Wilkins.

2. Lunenfeld B, Gooren L. Eds (2002). Textbook of Mens Health. Parthenon Publishing.

3. Weinbauer GF, Gromoll J, Simoni M, Nieschlag (1997). Physiology of testicular function. Trong Andrology Male reproductive Health and Dysfunction Nieschlag, Behre HM. (Eds) Springer.