Giấy yêu cầu bồi thường bảo hiểm bảo việt 2023

05 trường hợp không phải bồi thường bảo hiểm nhân thọ từ 01/01/2023 [Hình từ internet]

[1] Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.

- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại [2].

- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại [2].

- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Lưu ý: 

[2] Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

[3] Trường hợp quy định tại [1], doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý [nếu có].

Theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại [2]. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

[So với hiện hành, thì Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã bổ sung thêm đối tượng chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài].

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực ngày 01/01/2023.

>>> Xem thêm: Đại lý bảo hiểm có được đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không?

Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản thì các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ ra sao?

Trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ nếu người tham gia không còn khả năng đóng phí nữa thì có được hoàn lại số tiền đã đóng không? Một người có thể tham gia bao nhiêu bảo hiểm nhân thọ?

Danh sách Bản án có tranh chấp liên quan hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Chí Nhân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Cập nhập: Thứ Ba, 27/09/2022 Lượt xem: 86

Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc Hội đã đưa ra quy định mới về 05 trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ, áp dụng từ 01/01/2023.

1. 05 trường hợp không được bồi thường tiền bảo hiểm nhân thọ

Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất, người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực

Do đó, đối với trường hợp người được bảo hiểm chết do tự tử sau 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ.

  • Thứ hai, người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Thứ ba, người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Thứ tư, người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
  • Thứ năm, trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Đây là quy định mới so với Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành. Các bên khi tham gia bảo hiểm cần thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp không bồi thường, không trả bảo hiểm nhân thọ ngoại trừ các trường hợp được luật định. Người dân khi tham gia bảo hiểm cần tìm hiểu và đọc kỹ các bản hợp đồng trước khi giao kết để đảm bảo quyền lợi của mình.

2. Một số lưu ý khác về bồi thường, trả bảo hiểm nhân thọ

Khoản 2 điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định, đối với trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đối với 05 trường hợp không bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý [nếu có] theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo dõi Luật Hùng Phúc trên

TẠI ĐÂY

Chủ Đề