Giáo trình về phòng, chống tham nhũng

LUẬT PHÒNG CHỐNGTHAM NHŨNGTS. BÙI QUANG XUÂNHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNHĐT 0913 183 ÀI LIỆU HỌC TẬPVĂN BẢN PHÁP LUẬTBộ luật hình s ự năm 1999, phần các tội phạmvề chức vụ.Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.Luật Công chức 2008.Luật Viê n chức 2010.GIÁO TRÌNHGiáo trình Luật Hình s ự - Đại học Luật Hà Nội,phần các tội phạm .PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH1. Luật này quy định về phòngngừa, phát hiện, xử lý người cóhành vi tham nhũng và tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân trong phòng,chống tham nhũng.2. Tham nhũng là hành vi củangười có chức vụ, quyền hạnđã lợi dụng chức vụ, quyền hạnđó vì vụ lợi.3. Người có chức vụ, quyềnhạnNỘI DUNG CHÍNHI. Những vấn đề cơ bản về thamnhũng.II. Nguyên nhân và tác hại của thamnhũng.III. Các biện pháp và vai trò của côngtác phòng chống tham nhũngIV. Trách nhiệm của công dân trongphòng, chống tham nhũng.Chương INHỮNG VẤN ĐỀCƠ BẢN VỀ THAMNHŨNG.TS. BÙI QUANG XUÂNHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNHĐT 0913 183 HAM NHŨNG LÀ GÌ?TN là căn bệnh củanhà nướcTham nhũng = Lòngtham + quyền lựcTham nhũng : Quyềnlực nhà nước +Quyết định tùytiện – chịu tráchnhiệmTHAM NHŨNG LÀ GÌ?Tham nhũng hànhvi của người cóchức vụ, quyền hạnsử dụng chức vụquyền hạn củamình làm trái phápluật để mưu cầu lợiích riêng.ĐẶC ĐIỂM CỦA THAM NHŨNG Chủ thể của thamnhũng là người cóchức vụ, quyền hạn. Chủ thể tham nhũnglợi dụng chức vụ,quyền hạn đượcgiao Mục đích của thamnhũng vì vụ lợiCÁC HÀNH VI THAM NHŨNGĐiề u 3. Các hành v i thamnhũngCÁC HÀNH VI CỦA THAM NHŨNG1. Tham ô tài sản (Đ278 LuậtHS 1999);2. Nhận hối lộ (Đ279 Luật HS1999);3. Lạm dụng chức vụ, quyềnhạn chiếm đoạt tài sản(Đ280 Luật HS 1999);4. Lợi dụng chức vụ, quyềnhạn trong khi thi hànhnhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi(Đ281 Luật HS 1999);CÁC HÀNH VI CỦA THAM NHŨNG5.Lạm quyền trong khi thi hànhnhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi(Đ282 Luật HS 1999);6.Lợi dụng chức vụ, quyền hạngây ảnh hưởng với người khácđể trục lợi (Đ283 Luật HS1999);7.Giả mạo trong công tác vì vụ lợi(Đ284 Luật HS 1999);8.Đưa hối lộ, môi giới hối lộ đượcthực hiện bởi người có chức vụ,quyền hạn để giải quyết côngviệc của cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc địa phương vì vụ lợi;CÁC HÀNH VI CỦA THAM NHŨNG9.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửdụng trái phép tài sản của Nhànước vì vụ lợi;10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi;11. Không thực hiện nhiệm vụ, côngvụ vì vụ lợi;12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểbao che cho người có hành vi viphạm pháp luật vì vụ lợi; cảntrở, can thiệp trái pháp luật vàoviệc kiểm tra, thanh tra, kiểmtoán, điều tra, truy tố, xét xử, thihành án vì vụ lợi.2. NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦATHAM NHŨNG2.1.1. Những hạn chếtrong chính sách,pháp luật.2.1.2. Những hạn chếtrong quản lí, điềuhành nền kinh tế vàtrong hoạt động củacác cơ quan Nhànước, tổ chức xã hội.2. NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦATHAM NHŨNG2.1.3. Những hạn chếtrong việc phát hiện vàxử lí tham nhũng.2.1.4. Những hạn chếtrong nhận thức, tưtưởng của cán bộ,công chức cũng nhưtrong hoạt động bổnhiệm, luân chuyểncán bộ.2.2. TÁC HẠI CỦA THAMNHŨNG2.2.1. Tác hại về chính trị.Tham nhũng tạo ra nhữngrào cản, cản trở việc thựchiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhànướclàm giảm sút lòng tin củanhân dân vào sự lãnh đạocủa Đảng và sự quản lýNhà nước2.2. TÁC HẠI CỦA THAMNHŨNG2.2.2. Tác hại về kinh tếTham nhũng làm thất thoát nhữngkhoản tiền lớn.Tham nhũng gây tổn thất lớn chonguồn thu của ngân sách nhà nướcthông qua thuế.Tham nhũng gây ra những thiệt hạinghiêm trọng cho các công trìnhxây dựngTham nhũng gây ảnh hưởng lớnđến môi trường kinh doanh2.2. TÁC HẠI CỦA THAMNHŨNG2.2.3. Tác hại về xãhộiTham nhũng làm ảnhhưởng đến các giá trị,các chuẩn mực đạo đứcvà pháp luậtTham nhũng làm xáotrộn trật tự xã hội3. Ý NGHĨA PCTN3.1. Phòng, chốngtham nhũng góp phầnbảo vệ chế độ, xâydựng Nhà nước phápquyền3.2. Phòng, chốngtham nhũng góp phầntăng trưởng kinh tếđất nước, nâng caođời sống nhân dân3. Ý NGHĨA PCTN3.3. Phòng, chống thamnhũng góp phần duy trìcác giá trị đạo đứctruyền thống, làm lànhmạnh các quan hệ xãhội3.4. Phòng, chống thamnhũng góp phần củng cốniềm tin của nhân dânvào chế độ và pháp luậtNGUYÊN TẮC XỬ LÝ THAMNHŨNG1.Phát hiện, ngăn chặn và xử lýkịp thời, nghiêm minh2.Bất kỳ cương vị, chức vụ nàophải bị xử lý3.Tài sản tham nhũng phải đượcthu hồi, tịch thu4.Tự giác nộp lại tài sản thamnhũng5.Việc xử lý tham nhũng phảiđược thực hiện công khai6.Nghỉ hưu, thôi việc, chuyểncông tác vẫn phải bị xử lýTRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ VÀNGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN1. Cơ quan, tổ chức, đơn vịtrong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình cótrách nhiệm2. Người đứng đầu cơ quan,tổ chức, đơn vị trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm3. Người có chức vụ, quyềnhạn có tráchQUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂNTRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNGCông dân có quyềnphát hiện, tố cáo hànhvi tham nhũng; cónghĩa vụ hợp tác, giúpđỡ cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyềntrong việc phát hiện,xử lý người có hành vitham nhũng.4.1 TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂNTRONG PCTN4.1.1.Chấphànhnghiêm chỉnh phápluật về phòng, chốngtham nhũng.4.1.2. Lên án, đấutranhvớinhữngngười có hành vi thamnhũng4.1 TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂNTRONG PCTN4.1.3. Phát hiện, tốcáo hành vi thamnhũng4.1.4. Hợp tác với cáccơ quan có thẩmquyền trong việc xácminh, xử lý hành vitham nhũng4.1 TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂNTRONG PCTN4.1.5. Kiến nghị với cơquan nhà nước có thẩmquyền hoàn thiện cơ chế,chính sách pháp luật vềphòng,chốngthamnhũng4.1.6. Góp ý kiến xây dựngpháp luật về phòng,chống tham nhũng

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng - Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Chu Hồng Thanh, PGS.TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình về phòng, chống tham nhũng

Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng - Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Chu Hồng Thanh, PGS.TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có hệ tham nhũng

Hiện nay nội dung phòng, chống tham nhũng đã và đang được giảng dạy ở rất nhiều trường hành chính, kinh tế và trường luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, vấn đề giáo dục phòng, chống tham nhũng đã được đề cập và nhấn mạnh trong luật Phòng chống tham nhũng và Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa công tác quan trọng này, ngày 02/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 137/2009/QĐ.TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Theo đề án này, tất cả các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học luật, cần đưa vấn đề phóng, chống tham nhũng vào giảng dạy và nghiên cứu.

Thực hiện các chủ trương, chính sách đó, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức biên soạn “Giáo trình Lýluận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng” để sử dụng cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên cấp cử nhân.

Hiện nay, Luật phòng chống tham nhũng đang có hiệu lực thi hành là Luật phòng chống tham nhũng năm 2018. Cuốn giáo trình cũng đã được tái bản nhiều lần để kịp thời cập nhật những sửa đổi, bổ sung của pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Nội dung cuốn giáo trình được biên soạn gồm 12 chương:

Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Nhận thức về tham nhũng

Chương 3: Pháp luật và kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Chương 4: Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

Chương 5: Phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam

Chương 6: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng

Chương 7: Hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng, chống tham nhũng

Chương 8: Phòng ngừa tham nhũng

Chương 9: Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Chương 10: Thu hồi tài sản tham nhũng

Chương 11: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng

Chương 12: Vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và xã hội trong phòng, chống tham nhũng

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình Lýluận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng được biên soạn giới thiệu tới người họcđối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học và nhận thức về tham nhũng. Các vấn đề về pháp luật và kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham nhũng. Vấn đề phòng chống tham nhũng trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng chống tham nhũng. Hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng chống tham nhũng. Vấn đề phòng ngừa, phát hiện, xử lý và thu hồi tài sản tham nhũng. Hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và xã hội trong phòng chống tham nhũng/

Cuốn giáo trìnhlà học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy pháp luật về phòng chống tham nhũng dành chohọc viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Lýluận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng".

Luật Minh Khuê chia sẻ một số nội dung về thu hồi tài sản tham nhũng để bạn đọc tham khảo:

Thu hồi tài sản là biện pháp được ghi nhận tại Chương V Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 (UNCAC). Đây là biện pháp hữu hiệu đã và đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Thủ tục thu hồi tài sản

Hầu hết các thủ tục pháp lý thu hồi tài sản dựa trên các cuộc điều tra tài chính. Đó là quá trình truy tìm tài sản, các khoản thu nhập và chi tiêu củangười phạm tội. Mặc dù mỗi trường hợp thu hồi tài sản là duy nhất và có hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên, quá trình này thường bao gồm 05 giai đoạn: Thu thập thông tin, bằng chứng và truy tìm tài sản; bảo quản tài sản; thủ tục Tòa án; thi hành các lệnh; trả lại tài sản). Trong đó, 03 giai đoạn đầu chính là quá trình điều tra, truy tố và xét xử đối với chủ thể có hành vi tham nhũng, cụ thể như sau:

Thu thập thông tin, bằng chứng và truy tìm tài sản:Giai đoạn này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ điều tra để thu thập thông tin, bằng chứng và truy vết tài sản cần phải thu hồi. Theo hướng dẫn tại “Cẩm nang thu hồi tài sản”, nếu là vụ kiện dân sự, cán bộ thực thi pháp luật, Điều tra viên tư nhân hoặc các bên quan tâm khác tiến hành thu thập chứng cứ và truy tìm tài sản dưới sự giám sát hoặc hợp tác chặt chẽ của các Công tố viên hay Thẩm phán điều tra. Việc thu thập này có thể từ thông tin đã công khai và thông tin tình báo từ các cơ quan thực thi pháp luật hoặc từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan chính phủ. Bên cạnh đó, các cán bộ thực thi pháp luật có thể sử dụng biện pháp điều tra đặc biệt khi được Công tố viên hoặc Thẩm phán cho phép như giám sát điện tử, lệnh khám xét và tạm giữ, lệnh yêu cầu cung cấp thông tin hay lệnh giám sát tài khoản); một số biện pháp khác không cần sự cho phép (ví dụ như giám sát thể chất, thông tin từ các nguồn công cộng, hỏi nhân chứng). Các Điều tra viên tư nhân không có thẩm quyền như các cán bộ thực thi pháp luật, tuy nhiên họ có thể sử dụng các nguồn thông tin công khai và đề nghị Toà án ban hành lệnh dân sự (như lệnh yêu cầu cung cấp thông tin, rà soát hồ sơ tại chỗ, điều trần trước khi lập hồ sơ, hay báo cáo chuyên gia).

Bảo quản tài sản:Trong giai đoạn này, số tiền thu được và các công cụ bị tịch thu trong giai đoạn trước sẽ được bảo quản để tránh tiêu tán, di chuyển hoặc tiêu hủy và để phục vụ cho mục đích thu hồi cũng như chứng minhhành vitham nhũngtrong giai đoạn kế tiếp. Đối với những nước có nền tài phán theo hệ thống dân luật, Công tố viên, Thẩm phán điều tra hoặc các cơ quan thực thi pháp luật có thẩm quyền ban hành lệnh phong tỏa hay tạm giữ tài sản nhằm mục đích tịch thu, còn ở các nước có nền tài phán khác thì cần phải có uỷ quyền tư pháp.

Thủ tục Tòa án:Tố tụng tại Toà án có thể liên quan đến tịch thu hình sự hoặc tịch thu không dựa trên phán quyết của Toà án. Thu hồi tài sản sẽ đạt được thông qua việc ban hành các lệnh tịch thu, bồi thường; tiền bồi thường thiệt hại hoặc phạt tiền, tịch thu có thể dựa trên tài sản hoặc dựa trên giá trị. Các hệ thống tịch thu dựa trên tài sản (còn được gọi là các hệ thống “tài sản bẩn”) cho phép tịch thu những tài sản được cho là do phạm tội mà có hoặc là công cụ phạm tội, đòi hỏi phải có mối liên hệ giữa tài sản và tội phạm (đòi hỏi này khó chứng minh trong trường hợp tài sản đã được tẩy rửa, bị biến đổi hoặc chuyển đổi nhằm che đậy, ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp). Các hệ thống dựa trên giá trị (còn được gọi là các hệ thống “lợi ích”) cho phép quyết định giá trị của những lợi ích có được từ hành vi phạm tội và tịch thu phần tài sản có thể là tài sản sạch có giá trị tương ứng.

Cách thức thu hồi tài sản

Mỗi quốc gia có những cách thức thu hồi tài sản tham nhũng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung hiện nay có 04 phương thức phổ biến, bao gồm: (1) Thu hồi tài sản thông qua hình thức kết án; (2) Thu hồi tài sản không qua hình thức kết tội; (3) Thu hồi tài sản thông qua thủ tục hành chính và (4) Thu hồi tài sản thông qua thủ tục dân sự.

Thu hồi tài sản thông qua hình thức kết án: Đây là biện pháp thu hồi tài sản phổ biến nhất và được hầu hết các quốc gia sử dụng, theo đó để thu hồi tài sản tham nhũng thì Cơ quan thực thi pháp luật sẽ bám sát một vụ án hình sự và việc thu hồi sẽ được tiến hành sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Biện pháp này thường được thực hiện thông qua 04 bước là điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Yêu cầu của biện pháp này là các cơ quan thực thi pháp luật phải thu thập chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội tham nhũng, truy tìm và bảo quản tài sản. Sau khi có đủ bằng chứng để chứng minh một người đã thực hiện tội phạm tham nhũng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành truy tố, tùy vào pháp luật của mỗi nước mà nội dung của bản án, quyết định của Tòa án có thể bao gồm phần tịch thu tài sản, hoặc sau khi bị kết án, Tòa có thể ra lệnh tịch thu tài sản. Tài sản bị tịch thu bao gồm các công cụ, số tiền thu được và các lợi ích khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội phạm.

Ưu điểm của biện pháp này là sự công nhận của xã hội về bản chất tội phạm của tham nhũng và trách nhiệm giải trình của thủ phạm. Đồng thời các hình phạt như phạt tù, phạt tiền và tịch thu tài sản vừa có tác dụng trừng trị người thực hiện hành vi tham nhũng lại vừa có tác dụng răn đe đối với những người có khả năng phạm tội tham nhũng.

Thu hồi tài sản không qua hình thức kết tội: Hạn chế của biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng thông qua kết án là có thể tồn tại những rào cản đáng kể cản trở việc kết án hình sự và tịch thu tài sản, chẳng hạn như: Không đủ bằng chứng, thiếu thời hạn (thời hiệu) hay có thể do thủ phạm đã chết, bỏ trốn, được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được tuyên trắng án do không đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội tham nhũng. Thậm chí có thể xảy ra trường hợp, trong cùng một vụ việc, cơ quan tài phán của nước này xem là tội phạm còn cơ quan tài phán của nước khác lại không xem là tội phạm dẫn đến không thể thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ngoài. Ngoài ra, biện pháp này chỉ thu hồi được tài sản có nguồn gốc hoặc sử dụng để phạm tội, còn đối với những tài sản thuộc các bên thứ ba không thể được thu hồi bằng hình thức kết án. Do đó, biện pháp thu hồi tài sản không qua hình thức kết tội có thể giúp khắc phục nhược điểm của biện pháp thu hồi tài sản thông qua hình thức kết án.

...