Giáo phái truyền giáo phục hưng là gì năm 2024

Ngày 27/5, TP.HCM ghi nhận 25 ca nghi mắc COVID-19 liên quan tới giáo phái truyền giáo Phục Hưng [địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM].

Khu vực gần nơi sinh hoạt của hội thánh truyền giáo Phục hưng bị cơ quan chức năng phong toả khuya 26/5.

Theo tìm hiểu của PV VTC News, ngày 18/10/2006, bà Huỳnh Thị Thu Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường 3, quận Gò Vấp xét đơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo của điểm nhóm hội thánh truyền giáo Phục Hưng do ông Phương Văn Tân đại diện và bà Võ Mai Xuân phụ trách.

Sau khi xét đơn, UBND phường 3, quận Gò Vấp đã cấp giấy chứng nhận cho cơ sở này sinh hoạt.

Tên cơ sở là Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, thuộc tổ chức hệ phái Tin Lành độc lập, phạm vi sinh hoạt tại nhà riêng. Số lượng người tham gia sinh hoạt 60 người.

Nội dung sinh hoạt tôn giáo gồm cầu nguyện, học hỏi kinh thánh thông công, cúng các ngày lễ tết, phục sinh, giáng sinh, thương khó. Lịch sinh hoạt từ thứ 2 - thứ 7 hàng tuần.

Hiện 5 người trong gia đình mục sư giáo phái Phục Hưng đều dương tính với SARS-CoV-2 và dẫn tới nhiều ca F1.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định ổ dịch này có thể kéo dài qua 2 chu kỳ, lây cho các thành viên của nhóm. Dự kiến tối nay hoặc sáng mai [28/5] sẽ có kết quả giải mã gen để truy nguồn gốc.

Sáng 27.5, lãnh đạo Ban Tôn giáo TP.HCM cho biết việc đăng ký điểm sinh hoạt tôn giáo theo chỉ thị và quy định của Chính phủ. Và hiện TP.HCM có 145 điểm, chủ yếu là các hệ phái Tin lành. Các điểm sinh hoạt có ở hầu hết các quận huyện, chỉ có 2 quận không có điểm sinh hoạt là Q.7 và Q.11.

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng liên quan chuỗi ca Covid-19 sinh hoạt thế nào?

Về hoạt động của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, theo quy định, giấy phép sẽ do UBND cấp xã cấp. Đối với điểm ở trên đường Nguyễn Văn Công, UBND P.3 [Q.Gò Vấp] đã cấp phép cho nhóm này hoạt động từ năm 2006, số lượng đăng ký trước đây là 60 người đến nay giảm còn 28 người. Địa chỉ đăng ký sinh hoạt vào năm 2006 là 205/2 đường số 1 [P.3, Q.Gò Vấp].

Giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt của nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, sinh hoạt tại hẻm 415 Nguyễn Văn Công

Đại diện Ban Tôn giáo TP.HCM cho biết từ đầu tháng 5.2021 đến nay, Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại điểm trên hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần, số lượng người tham gia là 20 người.

Sáng cùng ngày [27.5], qua trao đổi, bà Võ Xuân Loan, người phụ trách điểm sinh hoạt tôn giáo trên, cho biết sau khi có chỉ đạo của UBND TP.HCM thì không tuyên truyền đạo bên ngoài nữa, mục sư Phương Văn Tân cũng không tiếp cận tín đồ nước ngoài.

Lãnh đạo Ban Tôn giáo TP.HCM đề nghị UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức nhắc nhở các điểm, nhóm sinh hoạt tôn giáo tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19 của TP.HCM. Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo TP.HCM đề xuất tạm ngưng toàn bộ hoạt động tôn giáo.

TP.HCM sẽ cấm tập trung đông người, dừng hoạt động tôn giáo để chống Covid-19

25 ca dương tính Covid-19 liên quan chuỗi lây nhiễm ở nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng

Như Thanh Niên đã đưa tin, từ chiều tối ngày 26.5 đến sáng ngày 27.5, TP.HCM liên tục phát hiện các ca nghi nhiễm Covid-19 liên quan đến giáo phái tại hẻm 415 Nguyễn Văn Công [P.3, Q.Gò Vấp] trong đó 3 ca đã khẳng định dương tính.

Lúc 9 giờ 40 phút ngày 27.5. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM [HCDC] thông báo, TP.HCM vừa ghi nhận thêm 12 trường hợp nghi nhiễm liên quan đến giáo phái sinh hoạt tôn giáo tại hẻm 415 Nguyễn Văn Công, P.3, Q.Gò Vấp. Như vậy, số ca nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 liên quan đến nhóm truyền giáo của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại hẻm 415 Nguyễn Văn Công [P.3, Q.Gò Vấp] đã lên tới 25 trường hợp.

Sáng 27/5, ông Nguyễn Duy Tân, Trưởng Ban Tôn giáo [Sở Nội vụ TP HCM] cho biết việc sinh hoạt của Hội thánh Truyền giáo Phục hưng - nơi vừa phát hiện chùm lây nhiễm Covid-19 - được cấp phép hoạt động. Trên địa bàn TP HCM có 145 điểm, nhóm sinh hoạt giống như hội thánh này [nhiều hệ phái khác nhau, hoạt động độc lập], nơi đông nhất 200 người.

Về hoạt động của giáo phái này, mục sư Phan Quang Thiệu, Tổng thư ký Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam [miền Nam] nói "giáo phái Truyền giáo Phục hưng không nằm trong bất chức tổ chức nào của Hội thánh".

Cơ quan chức năng phong tỏa hẻm Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, lối vào nơi sinh hoạt của Hội tháng Truyền giáo Phục hưng, rạng sáng 27/5. Ảnh: Đình Văn

Theo "Giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt Đạo Tin Lành" do UBND phường 3, quận Gò Vấp cấp hồi tháng 10/2006, người đứng tên đại diện Hội thánh Truyền giáo Phục hưng là ông Phương Văn Tân, người phụ trách và được ủy quyền thay thế là bà Võ Xuân Loan.

Số người tham gia được cho phép là 60 với các nội dung sinh hoạt tôn giáo gồm: cầu nguyện, thờ phụng, học kinh thánh, thông công, cúng các ngày lễ, phục sinh, Giáng sinh, thương khó. Hội thánh cầu nguyện và học kinh thánh từ thứ hai đến thứ bảy; cầu nguyện, thờ phụng vào buổi sáng và tối chủ nhật hàng tuần.

Ông Tân cho biết, sau thời gian sinh hoạt, số thành viên giảm dần, hiện còn 28 người. Từ đầu tháng 5 đến nay, nhóm đã sinh hoạt 4 đợt vào các ngày 2/5, 9/5, 16/5 và 23/5. Bốn đợt này có 20 người tham gia, đúng quy định giãn cách của thành phố nhưng trong một địa điểm sinh hoạt chật chội.

Theo ông Tân, mục sư đại diện Hội thánh truyền giáo Phục hưng cho biết từ khi có công văn về phòng, chống dịch của UBND TP HCM, mục sư không đi truyền giáo bên ngoài, không tiếp cận người nước ngoài cũng như tín đồ nước ngoài. Do vậy đến nay chưa xác định được nguồn lây nhiễm ban đầu.

Cơ quan chức năng phong tỏa khách sạn 5 sao Sheraton [quận 1] vì đầu bếp ở đây nằm trong nhóm người dương tính liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng. Ảnh: Hữu Khoa

Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM trưa nay, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết, qua quá trình điều tra truy vết, đã ghi nhận 25 ca dương tính liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, trong đó có 4 người trong gia đình mục sư.

"Những tín đồ này hội họp trong môi trường chật hẹp nên hầu như những người tham gia sinh hoạt đều dương tính hết", ông Bỉnh nói nhận định "ổ dịch này đã xuất hiện và lây lan từ trước, có thể đã qua hai chu kỳ lây, mầm bệnh cũng đang lây lan trong cộng đồng".

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM [HCDC] đã xác định 403 người tiếp xúc ổ dịch hội truyền giáo. Trong đó 67 F1 ghi nhận 23 mẫu xét nghiệm âm tính nCoV, 44 chờ kết quả; 336 F2 ghi nhận 326 mẫu xét nghiệm âm tính, 10 chờ kết quả.

HCDC đánh giá đây là một chuỗi lây nhiễm đang diễn tiến, phát hiện được nhờ các trường hợp có triệu chứng bệnh đi khám tại bệnh viện. Mầm bệnh có thể đã lây lan trong cộng đồng nên việc tổ chức truy vết, tầm soát phải thần tốc, hiệu quả.

Là một trong số các ca bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới với triệu chứng ho, khó thở, trả lời qua điện thoại, nam thanh niên 27 tuổi, thành viên hội thánh cho biết, thường tham gia học lễ tại ngôi nhà ba tầng trong hẻm 415 đường Nguyễn Văn Công. "Tuần trước tôi có đến đọc kinh cùng nhiều tín hữu. Thông thường, mọi người sẽ hẹn nhau qua các nhóm chat để dự lễ", anh này cho hay.

Đang cách ly ở huyện Củ Chi, một phụ nữ 38 tuổi cho biết đã sinh hoạt Hội thánh truyền giáo Phục hưng hơn chục năm. Sáng chủ nhật 16/5, bà cùng gần 30 người khác cầu nguyện tại điểm sinh hoạt. Theo bà, vào các ngày trong tuần, tín hữu sẽ học lễ, cầu nguyện, chủ nhật sẽ làm lễ chính, mỗi buổi thường kéo dài 3 tiếng.

Đào Truyền Giáo Phục hưng là gì?

3. Nguồn gốc của Giáo hội Truyền giáo Phục hưng. Năm 1990 Revival Missionary Church bắt đầu hoạt động và đến nay đã hơn 32 năm. Tổ chức này không theo tôn giáo nào nhưng vẫn hoạt động theo tôn giáo chính là đạo Tin lành.

Tại sao lại gọi là thời kỳ phục hưng?

Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1855, khái niệm “phục hưng” mang ý nghĩa phục hồi, hồi sinh những giá trị quý giá của văn hóa Hi - La cổ đại sau thời trung cổ bị lãng quên và phát triển nền văn hóa mới chống lại thần học trung cổ.

Chủ Đề